Chia sẻ

Tre Làng

Điểm tin lề trái số 74: Điểm mặt nhân sự của phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong”


Chào các bạn. Đây là chương trình Điểm tin Lề trái số 74, soạn vào ngày Chủ nhật, 08/12/2019. Chúng tôi sẽ điểm lại những chủ đề nổi bật của dư luận lề trái trong 2 tuần vừa qua, và chỉ ra những sự thật thú vị về chúng mà các bạn chưa chú ý.

Chủ đề số 1:

Ăn mừng cùng Hong Kong, sau đó thì sao?

Cuối tháng 11, đầu tháng 12/2019, giới chống đối đã tiếp tục tận dụng việc đưa tin, bình luận về đợt biểu tình ở Hong Kong để đưa không khí cách mạng đường phố đến Việt Nam. Họ chủ yếu khai thác 3 chủ đề – là việc phe đối lập dân chủ chiến thắng phe thân Bắc Kinh trong cuộc bầu cử cấp quận ở Hong Kong hôm 24/11, việc Donald Trump ký Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong hôm 27/11, và phong trào chụp ảnh “Việt Nam đứng cùng Hong Kong” rộ lên trong nửa cuối tháng 11.

Về chủ đề đầu tiên, ngày 24/11, khoảng 70% dân số Hong Kong đã đi bỏ phiếu trong đợt bầu cử cấp quận, vốn là tiền đề cho bầu cử hội đồng lập pháp thành phố vào năm 2020. Số cử tri này đã giúp phe đối lập dân chủ chiến thắng ở 17 trong số 18 quận và chiếm hơn 80% số ghế được bầu, thành tựu lớn nhất mà họ đạt được từ khi Hong Kong được bàn giao về cho Trung Quốc hồi năm 1997. Theo VOA, chiến thắng này mở ra cho họ 4 cơ hội: (1) tăng ngân quỹ cho đảng nhờ tiền lương của những người trúng cử; (2) tạo uy tín cho đảng nhờ những dự án có lợi cho người dân địa phương; (3) giành thêm 6 ghế trên tổng số 70 ghế trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp thành phố vào năm 2020; (4) giành thêm 117 ghế đại cử tri trên tổng số 1200 đại cử tri được bỏ phiếu bầu Đặc khu Trưởng, khiến tổng số ghế mà phe đối lập nắm giữ tăng lên 500 ghế. Dù chiến thắng này không đủ để phe đối lập đưa được người của mình lên làm Đặc khu Trưởng, nó tạo cho họ nhiều thuận lợi, và tiếp sức cho đợt biểu tình mà họ phát động. Vì vậy, người biểu tình Hong Kong đã đổ ra đường ăn mừng sau thắng lợi trong cuộc bầu cử.

Về chủ đề thứ hai, ngày 27/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong. Đây được xem là kết quả từ cuộc vận động của người biểu tình Hong Kong và các thế lực quốc tế ủng hộ họ. Đạo luật này có 3 điểm chính:

Thứ nhất, Mỹ sẽ giám sát Hong Kong để đảm bảo thành phố này có đủ tự chủ để được hưởng “quy chế giao thương đặc biệt” – theo đó Hong Kong không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt hoặc thuế quan mà Mỹ áp vào Trung Quốc đại lục.

Thứ hai, Đạo luật ngăn chính quyền Mỹ từ chối cấp visa cho những người là đối tượng của các vụ bắt giam “có động cơ chính trị”. Chẳng hạn, những người Hong Kong bị bắt giam vì tham gia biểu tình vẫn có thể được cấp visa vào Mỹ.

Thứ ba, Đạo luật có thể trừng phạt những người có các hành vi được cho là làm suy yếu sự tự chủ của Hong Kong.

Đáp lại sự kiện này, người biểu tình Hong Kong tiếp tục xuống đường trong lễ Tạ Ơn, vẫy cờ Mỹ và giơ ảnh Donald Trump để bày tỏ lòng biết ơn nước Mỹ.



Trong khi đó, Trung Quốc đáp trả bằng cách ngừng xem xét đơn xin thăm Hong Kong của tàu và máy bay quân sự Mỹ; đồng thời ban bố lệnh trừng phạt không rõ nội dung với một số tổ chức nhân quyền của Mỹ như Human Rights Watch, Freedom House, National Endowment for Democracy, National Democratic Institute for International Affairs và International Republican Institute.

Ngoài ra, phe đối lập Hong Kong cũng chuẩn bị cho một đợt biểu tình mới, với cao điểm là cuộc biểu tình ngày 08/12, được phát động bởi chính Mặt trận Nhân quyền (nhóm khởi xướng biểu tình hồi tháng 06/2019).

Nhân các diễn biến trên, giới chống đối ở Việt Nam đã tiếp tục dựa vào 2 giả định – là (1) họ ở cùng phe với đối lập Hong Kong trong cuộc chiến giữa “dân chủ” và “độc tài”, và (2) Việt Nam ở cùng phe với Hong Kong trong cuộc chiến chống Trung Quốc để giành độc lập” – để đưa ra 3 thông điệp tuyên truyền.

Thứ nhất, họ viết rằng cuộc biểu tình ngày 24/11 là một cuộc “trưng cầu dân ý”, cho thấy người dân Hong Kong đang chống Bắc Kinh, ủng hộ đối lập, bất kể các thiệt hại từ biểu tình. Họ lấy kết quả này để biện minh cho các hành vi bạo động, phá hoại của người biểu tình Hong Kong, theo kiểu “mục đích biện minh cho phương tiện”. Tiếp đó, họ ám chỉ rằng nếu người biểu tình Hong Kong là bên chính nghĩa, bên sắp thắng, thì họ cũng vậy.

Thứ hai, họ tận dụng vụ Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong để ca ngợi nước Mỹ, và tiên đoán rằng Trung Quốc sắp sụp đổ. Riêng những người ủng hộ Donald Trump và Đảng Cộng Hòa còn tận dụng đạo luật để ca ngợi phong thái, công đức của ông Trump.

Thứ ba, họ kêu gọi đưa ảnh hưởng của cách mạng đường phố Hong Kong đến phần còn lại của vùng văn hóa Đông Á, bao gồm Trung Quốc và Việt Nam. Chẳng hạn, Nguyễn Quang A viết rằng đây là một “cuộc chiến đấu dài và gian khổ”, trong đó cái đích là “Hong Kong hóa Đại lục”. Nhân Hòa (RFA) kêu gọi thanh niên Việt Nam xuống đường đòi độc lập, đòi quyền bày tỏ chính kiến như thanh niên Hong Kong; bắt đầu bằng việc biểu tình chống “15 văn kiện bí mật Nguyễn Phú Trọng đã ký với với Tập Cận Bình cách đây 2 năm”.

(“15 văn kiện” này liên quan đến một tin đồn do Đỗ Ngà tung ra, sẽ đề cập đến ở phần dưới)

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 4 ý kiến.

Thứ nhất, việc phe đối lập chiến thắng trong cuộc bầu cử cấp quận nên được xem như một lối thoát cho cuộc xung đột ở Hong Kong. Nó cho phép các bên liên quan giải quyết mâu thuẫn bằng các cơ chế chính trị, pháp luật hiện hành, thay vì bằng vũ lực. Tuy nhiên, chiến thắng này cũng đặt phe đối lập trước một thử thách mới, khi nhiều gương mặt trúng cử của họ là những thanh niên trẻ, thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản trị so với phe thân Bắc Kinh. Nếu sau nhiệm kỳ tới, các dự án của phe đối lập không giải quyết được những vấn đề của xã hội Hong Kong, bao gồm tình trạng suy thoái kinh tế do biểu tình, bạo động, thì Hong Kong sẽ trở lại với trật tự cũ.

Thứ hai, qua lượng cờ Mỹ xuất hiện trong các cuộc biểu tình ở Hong Kong, có thể thấy Hong Kong không có khả năng tồn tại như một quốc gia độc lập, theo cách mà nhiều người biểu tình mong muốn.

Thứ ba, phong trào biểu tình ở Hong Kong chỉ có tính chính đáng nếu người biểu tình đấu tranh để làm chủ vận mệnh của họ. Nếu họ đấu tranh để “Hong Kong hóa đại lục” như lời ông Quang A, hoặc “Hong Kong hóa Việt Nam” như ý muốn của Nhân Hòa, thì họ đã đi ra ngoài ranh giới chính đáng. Độ chính đáng của họ càng thấp khi chính hệ thống quốc tế của phương Tây, và hầu hết các cuộc cách mạng đường phố do phương Tây tạo ra, đang rơi vào khủng hoảng.

Thứ tư, khi giới dân chửi đang hô hào “Thoát Trung”, có lẽ họ không nên trông chờ quá nhiều vào các diễn biến ở Hong Kong và Trung Quốc.

Chủ đề số 2:

Ai là admin fanpage “Phong Trào Dù Vàng - Hồng Kông”?
Đêm 12/11/2019, khi người biểu tình chiếm và cố thủ trong 5 trường đại học ở Hong Kong, nhóm người chiếm Đại học Trung văn đã đăng một lời “kêu cứu” quốc tế lên Internet. Thông điệp này đã được fanpage “Phong Trào Dù Vàng - Hồng Kông” dịch sang tiếng Việt, và được một số nhân vật giải trí (như Phan Anh, Văn Mai Hương, Thái Thùy Linh, Mỹ Lệ, Nguyễn Sỹ Luân, Kyo York, Dưa Leo) lan truyền, tạo ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội.

Tận dụng tình hình dư luận, Ngày 18/11, NXB Tự Do kêu gọi độc giả viết bài, làm thơ, chụp ảnh… để ca ngợi người biểu tình và chửi cảnh sát Hong Kong, để tập hợp thành cuốn sách “Hong Kong – Máu và Tình yêu”. Tiếp đó, một số thành viên Green Trees đã chụp ảnh với áo đen, khẩu trang đen và biểu ngữ “Stand with Hong Kong” ở Hà Nội hôm 19/11, trong khi Ngô Oanh Phương (nhóm “đánh BOT”) mang ô vàng và biểu ngữ đến chụp ảnh trước cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM hôm 20/11. Vì cả NXB Tự Do, Green Trees lẫn Ngô Oanh Phương đều chịu ảnh hưởng của Phạm Đoan Trang, có thể cả 3 hoạt động vừa nêu đều nằm trong kế hoạch biên soạn cuốn sách “Hong Kong – Máu và Tình yêu” của Trang.

Sau khi Phạm Đoan Trang nổ phát súng hiệu lệnh, đã có 3 nhóm người tích cực đóng góp cho phong trào chụp ảnh “Đứng cùng Hong Kong”. Họ gồm fanpage “Phong trào Dù vàng – Hong Kong”, nhóm Võ Hồng Ly (chịu ảnh hưởng của Việt Tân), và nhóm “Tuổi trẻ Yêu nước” – cả 3 đều khai thác chủ đề Hong Kong từ trước.

Trước tiên, hãy nhìn lại hoạt động của fanpage “Phong trào Dù vàng – Hong Kong”.

Fanpage “Phong trào Dù vàng – Hong Kong” được quản lý bởi một nhóm admin. Trong đó, admin công khai kiêm người sáng lập trang là Ann Đỗ - một người Công giáo từng sống tại Tp.HCM, nay đã chuyển đến Melbourne, Australia

Qua tìm hiểu, được biết trước năm 2014, Ann Đỗ là một kỹ sư tốt nghiệp tại Khoa Cơ khí, ĐH Bách khoa Tp.HCM, và từng sang Hong Kong học tập, làm việc. Vì lý do này, Ann thường xuyên theo dõi phong trào biểu tình “Occupy Central” ở Hong Kong, và có thiện cảm với phong trào ngay từ khi nó khởi phát vào tháng 09/2014. Cuối năm 2014, Ann Đỗ cùng 2 chị em Amy Nguyễn và Jade Nguyễn tạo thành một nhóm fan tạm gọi là “Hội Ủng hộ Dù vàng”. Họ dịch các phát biểu, bài viết, tin tức của người biểu tình Hong Kong, rồi đăng chúng lên Facebook và tag lẫn nhau để cộng đồng cùng đọc:


Ngày 03/01/2015, nhóm này lập fanpage “Phong trào Dù vàng – Hong Kong” để quảng bá bài vở.

Trong những năm tiếp theo, Ann Đỗ tiếp tục theo đuổi mối quan tâm của mình đối với chính trị. Chẳng hiện, ngoài việc viết, dịch bài trên Facebook, Ann cũng nói chuyện về chủ đề này với sinh viên, soạn một thư kêu gọi ngăn chặn Trung Quốc trên Biển Đông để vận động chính giới Mỹ vào năm 2015, và ủng hộ phong trào tự ứng cử Quốc hội, phong trào “Cách mạng Cá” năm 2016.




Khi phong trào biểu tình ở Hong Kong bùng phát trở lại, dưới danh nghĩa “phản đối Dự luật Dẫn độ” vào tháng 06/2019, fanpage “Phong trào Dù vàng – Hong Kong” trở thành cánh cổng quan trọng nhất để chuyển bài vở, hình ảnh, clip của người biểu tình Hong Kong đến cộng đồng mạng Việt Nam. Nhiều bộ phận khác của phong trào hưởng ứng Hong Kong tại Việt Nam – bao gồm các trang thuộc hệ thống của Việt Tân như fanpage Việt Tân, Võ Hồng Ly, Antichicom… – sử dụng lại bài vở và hình ảnh của họ. Vào giữa tháng 6, nhân sự của fanpage này bao gồm ít nhất 5 người – là các nick Ann Đỗ, Amy Nguyễn, Jade Nguyễn, Huỳnh Phương (Ông Tám Bà Tám), Huzi (cựu du học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh):


Ngày 14/09/2019, nhóm này lập thêm group “Hội Ủng Hộ Dân Chủ Hồng Kông”, để làm nơi sinh hoạt, trao đổi, đóng góp, kết nối của độc giả. Hiện group có 14.220 thành viên, và có một số admin trẻ ẩn danh. Một số admin trẻ (như nick Alexander Bùi) và quần chúng ẩn danh (như các nick Đậu Đậu, Mei Ho) đã tham gia dịch bài cho group và fanpage.

Đêm 20/11, trong group “Hội Ủng Hộ Dân Chủ Hồng Kông”, nick Nguyễn Han kêu gọi các thành viên khác “biểu tình lên tiếng ủng hộ Hong Kong” dưới hình thức đeo khẩu trang, giơ biểu ngữ và chụp ảnh. Sau khi nhận ảnh gửi, Nguyễn Han xóa bài đăng và xóa nick ảo để hủy dấu vết:


Vì hầu hết ảnh chụp được đăng trên fanpage “Phong trào Dù vàng – Hong Kong” ngay trong ngày 21/11, chỉ một số ảnh nữa được đăng rải rác trong khoảng từ ngày 22 đến 24, nhiều khả năng Nguyễn Han có liên hệ với nhóm admin của fanpage và group:


Khác với bộ ảnh “Đứng cùng Hong Kong” của Green Trees, No-U Hà Nội hay nhóm Võ Hồng Ly, bộ ảnh của fanpage “Phong trào Dù vàng – Hong Kong” tập hợp nhiều quần chúng trẻ, mới, chưa lộ diện nhiều trong phong trào. Đáng tiếc, do hiểu biết có hạn, nhiều bạn trẻ đã chụp hình với biểu ngữ sai chính tả:




Điểm dở nhất của fanpage “Phong trào Dù vàng – Hong Kong” có lẽ là tính hai mặt của họ. Họ vừa ca ngợi sự ôn hòa, bất bạo động của người biểu tình Hong Kong, vừa kêu gọi thông cảm cho các anh hùng bạo động tuyến đầu, và tỏ vẻ hả hê trước những clip quay cảnh đoàn biểu tình hành hung người khác chính kiến. Họ vừa chửi Cộng sản vô học, khen người biểu tình có học, vừa tạo ra một cuộc “biểu tình trên mạng” của những thanh thiếu niên ham mê chửi bới và viết sai chính tả tiếng Anh. Chính nghĩa của họ rất đơn giản: “địch” luôn sai và đáng khinh bỉ, “ta” luôn đúng và đáng cảm thông.

Dù fanpage này đăng khá nhiều khẩu hiệu về bất bạo động và tình yêu, nếu không tự đặt ra giới hạn cho mình, họ sẽ chỉ là một khối tức tối được sơn màu hường phấn.

Chủ đề số 3:

Đảng Việt Tân đang “Đứng cùng Hong Kong” như thế nào?

Trong phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong”, rộ lên 4 tháng cuối năm 2019, nhóm Võ Hồng Ly là một nhóm tham gia khá nhiệt tình. Hãy cùng điểm lại hoạt động của họ.

Võ Hồng Ly hiện là nhân viên Tổng Lãnh sự quán Pháp tại Tp.HCM, và là đảng viên Việt Tân.

Năm 2016, Ly và em trai làm hướng dẫn viên tại phòng tập leo núi Vertical Academy, do một người Pháp thành lập ở Tp.HCM vào năm 2015. Vì vậy, từ thời điểm này, trang Facebook của Ly đã thu hút sự chú ý của nhiều người Pháp sống tại Việt Nam, cũng như của các Việt kiều cờ vàng tại Pháp:


Đầu năm 2017, sau khi thất bại trong việc tổ chức một cuộc biểu tình đông người để phản đối nhà máy thép gây ô nhiễm của tập đoàn Formosa, Dân Làm Báo kêu gọi áp dụng chiến thuật “biểu tình du kích – đánh rồi chạy”. Theo đó, từng nhóm không quá 5 người sẽ mang biểu ngữ gấp gọn đến các địa điểm công cộng, căng biểu ngữ ra để chụp ảnh, rồi rút nhanh về để đăng ảnh lên Facebook. Võ Hồng Ly nổi tiếng từ thời điểm này, nhờ liên tục đăng các bức ảnh “biểu tình một mình”:


Từ đó đến nay, Võ Hồng Ly dùng lại chiến thuật “biểu tình du kích” cho nhiều sự vụ - như biểu tình vì cây xanh, biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu Kinh tế… Trong các hoạt động này, Ly thường đi cùng Trần Bang, Lê Bảo Nhi, Nguyễn Peng, Nguyễn Thị Bích Ngà, Nguyễn Thanh Loan…

Từ khi phong trào biểu tình ở Hong Kong bùng phát trở lại, dưới danh nghĩa “phản đối Dự luật Dẫn độ” vào tháng 06/2019, Võ Hồng Ly đã liên tục đăng tin tức, bài viết về các diễn biến của Hong Kong lên trang cá nhân của mình. Ngoài ra, nhóm Võ Hồng Ly cũng tiếp tục áp dụng chiến thuật “biểu tình du kích” để khai thác vụ việc.

Cụ thể, sau khi thăm Nguyễn Đặng Minh Mẫn (đảng viên Việt Tân) vào ngày 31/08/2019, nhóm Võ Hồng Ly, Trần Bang, Lê Bảo Nhi… dừng xe ven đường để chụp ảnh với các biểu ngữ “Stand with Hong Kong”, “Democracy for Hong Kong”. Vào thời điểm này, họ chưa có áo phông in khẩu hiệu ủng hộ Hong Kong:


Ngày 07/10, Võ Hồng Ly và Trần Bang tiếp tục “biểu tình du kích” với Nguyễn Tiến Trung và Nghe Thanh Bui. Lần này, họ mặc áo phông ủng hộ Hong Kong màu trắng:




Ngày 24/11, sau lời kêu gọi của nhóm Phạm Đoan Trang và lời kêu gọi trong group “Hội Ủng Hộ Dân Chủ Hồng Kông”; Võ Hồng Ly, Trần Bang, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Tiến Trung đã cùng đứng chụp hình. Lần này, họ mặc mẫu áo màu đen có khẩu hiệu “Hong Kong Strong – From Vietnam With Love”.



Qua 2 ảnh chụp màn hình trên, có thể thấy Võ Hồng Ly và Trần Bang cùng đăng bộ ảnh giống hệt nhau vào lúc 14h38’ ngày 24/11.

Ngoài ra, Võ Hồng Ly đeo vòng tay tương tự như trong ảnh biểu tình ngày 11/06/2018:


Địa điểm biểu tình lần này giống địa điểm biểu tình mà Ly chọn hôm 11/10/2017:



Một trang ủng hộ Nhà nước cho biết bức ảnh trên được chụp ở bờ kè đối diện quán café của nhà thơ, nhà từ thiện Chiêu Anh Nguyễn, một người cũng thường xuyên hiện diện trong các nhóm chống đối ở Tp.HCM:


Ngoài Võ Hồng Ly, một loạt các trang truyền thông trực thuộc đảng Việt Tân – như fanpage Việt Tân, fanpage Antichicom (của nhóm Zombie Nguyễn ở Nhật) – cũng thường xuyên tổ chức biểu tình ủng hộ Hong Kong, và liên tục khai thác các diễn biến ở Hong Kong để tuyên truyền. Bên cạnh đó, nhóm Trần Kiều Ngọc (cũng chịu ảnh hưởng của Việt Tân) đã chọn đợt biểu tình ở Hong Kong làm chủ đề của “Đại hội Giới trẻ Thế giới vì Nhân quyền lần 2”, mà họ tổ chức ở Nhật vào ngày 12/04/2020, và mời Joshua Wong đến dự.

Những tình tiết này cho thấy Việt Tân rất quan tâm đến chủ đề Hong Kong, và có thể sẽ khai thác nó một cách lâu dài trong thời gian tới.

“Biểu tình du kích” là một chiến thuật rất thông minh. Nó cho phép người ta đầu tư rất ít ngoài đời thật, mà lại gặt hái rất nhiều trên không gian ảo. Chẳng hạn, qua ảnh chụp team Võ Hồng Ly biểu tình cạnh ô tô, biểu tình mà đội nguyên mũ bảo hiểm, biểu tình gần quán café của đồng đội…; có thể thấy cô chỉ giơ biểu ngữ khoảng 1 phút ở nơi hoang vắng để chụp ảnh, trước khi nhảy lên xe rồi chạy vì sợ công an. Nhưng khi ảnh được đăng lên không gian ảo, người ta sẽ tôn cô thành anh thư của thời đại, một mình đơn độc đối đầu với guồng máy.

Bonus bức ảnh hại mắt của Ho Thai, bạn Võ Hồng Ly:


Chủ đề số 4:

Làm thế nào để được phát tiền khi “Đứng cùng Hong Kong”?

Hãy liên hệ với nhóm “Tuổi trẻ Yêu nước” – tổ chức nổi tiếng nhờ những gương mặt cute nhất làng dân chửi như Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên. Họ đang hỗ trợ phong trào “Việt Nam đứng cùng Hong Kong” theo 2 cách, là trao thưởng và in áo.

Về cách thứ nhất, Trần Vũ Anh Bình (thành viên “Tuổi trẻ Yêu nước”) đã trao thưởng cho Lê Hoàng và Dao Thu mỗi người 1 triệu VNĐ trong tháng 10, và thưởng Nghe Thanh Bui 1 triệu VNĐ vào tháng 11, để cổ vũ việc họ mặc áo, giơ biểu ngữ ủng hộ Hong Kong:




Về cách thứ hai, có bằng chứng cho thấy một thành viên khác của nhóm này, là Đinh Nguyên Kha, đã bán mẫu áo trắng mà nhóm Võ Hồng Ly mặc hôm 07/10/2019.

Cụ thể, trong group “Hội Ủng Hộ Dân Chủ Hồng Kông” hôm 08/10, nick Bác Lê (người Việt từng xuất khẩu lao động tại Nhật, có liên hệ với nhóm Zombie Nguyễn tại Nhật) đã quảng bá một mẫu áo ủng hộ Hong Kong. Dù người bán áo đã xóa post của mình, link mà Lê chia sẻ cho thấy người này có ID 100029316392373, tức ID của Facebook Đinh Nguyên Kha:


Ngày 19/10, Đinh Nguyên Kha tiếp tục bán mẫu áo đen mà nhóm Võ Hồng Ly mặc ngày 24/11. Đây là mẫu áo có khẩu hiệu tiếng Anh, khác với mẫu áo có khẩu hiệu tiếng Trung mà Lê Hoàng mặc trước đó:



Ngày 17/11, Đinh Nguyên Kha hỏi chỗ download ảnh biểu tình có độ phân giải cao, để phục vụ việc thiết kế và in ấn:


Ngoài ra, có khả năng Trần Vũ Anh Bình là người chuyển áo cho nhóm Võ Hồng Ly, Trần Bang mặc. Chẳng hạn, sau khi Kha bán mẫu áo đen vào ngày 19/10, và Bình mặc nó vào ngày 22/10:


Thì khi gặp Bình ngày 23/10, Trần Bang lần đầu mặc áo đen để chụp ảnh:


Ngoài ra, vì Bình mặc liền một lúc 3 mẫu áo hiếm gặp để chụp ảnh tại nhà riêng hôm 16/10, nhiều khả năng Bình nằm trong đường dây phân phối áo:


Nhưng tại sao 3 người trung niên mặc áo ủng hộ Hong Kong lại được trao giải “Tuổi trẻ Yêu nước”? Không lẽ “Tuổi trẻ Yêu nước” không cần trẻ, cũng không cần làm những việc liên quan đến Việt Nam?

Đã đến lúc Trần Vũ Anh Bình về hưu, nhường sân chơi cho lớp trẻ, trước khi độ ngáo của anh tiếp tục làm mất uy tín của tổ chức.

Chủ đề số 5:

Phạm Chí Dũng: người phản biện ôn hòa hay kẻ chuyên tung tin đồn nội chính?

Ngày 21/11/2019, Cơ quan An ninh điều tra Công an Tp.HCM đã khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với Phạm Chí Dũng, về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Vì Phạm Chí Dũng là Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, có quan hệ thân thiết với các trí thức trong nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự, và nhiệt tình tham gia chiến dịch ngăn cản EVFTA vì lý do nhân quyền; trong 2 tuần sau sự kiện trên, các tổ chức chống đối thuộc 3 phạm vi vừa nêu đã mở một chiến dịch truyền thông để hỗ trợ, ca ngợi Dũng. Họ làm việc đó qua 3 kênh truyền thông – là các cuộc phỏng vấn của báo nước ngoài, website của các tổ chức, và các trang Facebook, Twitter cá nhân. Việc họ sản xuất một lượng bài lớn, chi phối dư luận chống đối trong 2 tuần, cho thấy giới này dành khá nhiều sự quan tâm cho vụ bắt ông Dũng.

Các bài viết về vụ việc này chủ yếu xoay quanh 4 vấn đề - là (1) lý lịch của ông Dũng, (2) lý do khiến ông Dũng bị bắt, (3) chứng minh ông Dũng vô tội, và (4) kêu gọi nước ngoài bảo vệ ông Dũng. Các thông điệp nổi bật mà họ dùng được thể hiện trong bảng sau:



Qua các thông điệp vừa nêu, có thể thấy ngoài việc bảo vệ Phạm Chí Dũng, mỗi nhóm người trong chiến dịch tuyên truyền này lại theo đuổi một mối quan tâm riêng.

Cụ thể, Hội Nhà báo Độc lập sợ công an mở rộng vụ án, hoặc bắt những cây bút có hoạt động tương tự Dũng. Họ bảo vệ Dũng để bảo vệ bản thân họ.

Lao Động Việt, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, Đoàn kết Thiên Chúa Giáo Năm Châu… muốn tận dụng vụ việc này để ngăn cản EVFTA, hoàn thành mục tiêu mà họ đặt ra từ trước khi Dũng bị bắt.

Diễn đàn Xã hội Dân sự muốn tận dụng vụ việc này để thay đổi quan điểm của cộng đồng về hiến pháp và pháp luật.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.

Thứ nhất, Phạm Chí Dũng không hề viết báo một cách chính xác, ôn hòa, trên tinh thần xây dựng, như mô tả của các thành viên Hội Nhà báo Độc lập. Ngược lại, hầu hết các bài viết của ông Dũng khá võ đoán, nặng về cảm tính, mang khuynh hướng “thuyết âm mưu”. Chẳng hạn, ông từng viết rằng một “phe cánh” trong chính quyền đã phát động cuộc biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu Kinh tế hôm 10/06/2018, vì giới dân chửi không hề biết đến sự kiện này:

Trong thực tế, một fanpage dân chửi, là Đô thành Sài Gòn, đã kêu gọi biểu tình vào ngày 10/06/2018 sau khi hỏi ý kiến các độc giả. Nhiều nhóm dân chửi khác đã đăng lại lời kêu gọi này và tranh cãi xem có nên hưởng ứng không, chỉ riêng ông Dũng không biết. Dũng không chuyển thông tin một cách trung thực đến độc giả, ông bịa ra các giả thuyết giật gân để bù đắp sự thiếu thông tin của mình. Cũng trong năm 2018, ông Dũng viết rằng Trương Minh Tuấn cùng “phe” với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nên sẽ không bị truy tố trong vụ AVG; trong khi diễn biến thực tế sau đó đã phủ nhận những gì ông viết.

Thứ hai, nhiều bài viết của ông Dũng chứa nội dung kêu gọi lật đổ Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, không thể nói rằng ông chỉ “phản biện ôn hòa trên tinh thần xây dựng”, hoặc chỉ viết bài mang tính “xúc phạm Nhà nước”, như những người biện hộ cho ông đang viết. Với hành vi này, ông Dũng hoàn toàn có thể bị truy tố về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, thay vì chỉ phải đối mặt với một vụ kiện dân sự.


Thứ ba, lý lịch của ông Dũng không giúp các bài viết của ông đáng tin hơn, cũng không giúp ông nằm ngoài tầm với của pháp luật. Việc ông Dũng vừa chống chế độ, vừa dựa dẫm vào vị trí của gia đình mình trong chế độ, sẽ khiến những lý tưởng dân chủ, bình đẳng mà ông hô hào mất đi tính thuyết phục.

Chủ đề số 6:

Các chuyên gia phương Tây và Việt Nam nhận định tích cực về Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019

Ngày 25/11/2019, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019, với 2 nét mới nổi bật so với Sách trắng 2009.

Thứ nhất, chính sách quốc phòng “3 Không” của Việt Nam đã được bổ sung thêm một điểm mới, để trở thành “4 Không”. Cụ thể, ngoài việc (1) Không tham gia liên minh quân sự; (2) Không liên kết với nước này để chống nước kia; (3) Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; Việt Nam còn chủ trương (4) Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Thứ hai, Sách trắng để ngỏ một khả năng, theo đó nếu tình hình thực tế đòi hỏi, thì Việt Nam có thể cân nhắc thiết lập quan hệ quân sự với một nước khác để bảo vệ Tổ quốc.

Trong 1 tuần sau thời điểm đó, dư luận phi chính thống trên Internet đã có những quan điểm trái chiều về những nét mới trong chính sách quốc phòng của Việt Nam. Đài BBC, giới chuyên gia Mỹ và giới chuyên gia Việt Nam nhìn chung chấp nhận chính sách này; trong khi Diễn đàn Xã hội Dân sự chưa có phản ứng rõ ràng; còn giới chống đối cực đoan đẩy mạnh tung tin đồn để công kích chính sách.

Cụ thể, từ ngày 26 đến 28/11, BBC tiếng Anh và tiếng Việt đã phỏng vấn một loạt các chuyên gia người Anh, Mỹ và Việt Nam về chủ đề này. Những người được phỏng vấn nhìn chung tỏ thái độ chấp nhận Sách trắng 2019.

Cụ thể, về thái độ của BBC, Bill Hayton (nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế, ký giả BBC) cho rằng Sách trắng Quốc phòng 2019 có 2 điểm tự mâu thuẫn. Thứ nhất, việc “Không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” mâu thuẫn với một thực tế rằng Việt Nam có quân đội, và lúc nào đó sẽ phải sử dụng. Thứ hai, việc “Không liên minh quân sự với nước nào” mâu thuẫn với việc Việt Nam sẽ cân nhắc thiết lập quan hệ quân sự với các nước khác khi tình hình đòi hỏi. Hayton cho rằng 2 điểm mâu thuẫn trên “có lẽ là kết quả của sự thỏa hiệp chính trị trong nội bộ lãnh đạo” Việt Nam. Chúng cũng thể hiện rằng Việt Nam vừa muốn giữ các nguyên tắc không đổi về việc đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ ngoại giao trên tinh thần tôn trọng hòa bình; vừa muốn đưa ra lời cảnh báo với Trung Quốc.

Về thái độ của giới chuyên gia Mỹ, Jake Sulivan (cựu cố vấn an ninh quốc gia thời Obama) nhận xét rằng thay vì liên minh quân sự với Mỹ theo cách của Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước tương tự; Việt Nam sẽ chỉ hợp tác với Mỹ vì những lợi ích chung của hai bên – như đảm bảo tự do hàng hải, an ninh hàng hải trên Biển Đông, và giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp. Những hình thức hợp tác này là đáng khuyến khích, vì đem lại lợi ích cho Mỹ và cho khu vực.

Về thái độ của giới chuyên gia người Việt, Vũ Quang Việt (cựu Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc) nhận xét rằng đằng nào Mỹ cũng không muốn liên minh quân sự với Việt Nam, vì 2 lý do.

Thứ nhất, nguyên tắc của khối liên minh quân sự quy định rằng nếu một nước trong khối bị tấn công, thì các nước khác trong khối có trách nhiệm đáp lại như thể chính mình bị tấn công, mà không cần thông qua Quốc hội. Trong khi đó, Mỹ không gắn bó với Việt Nam đến mức xem một đòn tấn công vào Việt Nam là một đòn tấn công vào nước Mỹ.

Thứ hai, Mỹ sẽ không hứng thú với việc liên minh với Việt Nam, trong bối cảnh chính quyền Trump đang giảm liên minh quân sự và rút quân ở khắp nơi, tới mức đòi NATO, Hàn Quốc trả tiền cho quân đội Mỹ.

Vì vậy, việc Việt Nam không liên minh quân sự với các nước là đúng, phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, trong trường hợp bị tấn công, Việt Nam nên sẵn sàng hợp tác với các nước có cùng mục đích bảo vệ an ninh, hòa bình trên Biển Đông; việc hợp tác này khác với liên minh quân sự.

Trong khi đó, Hà Hoàng Hợp (nhà nghiên cứu thuộc Viện ISEAS) diễn giải điểm Không thứ tư, mới bổ sung vào Sách trắng như sau:

“Không đe dọa sử dụng vũ lực thì chỉ có người khỏe hơn mới áp dụng. Bên yếu hơn mà dùng điều kiện đó thì không thích hợp. Chắc là người ta [Việt Nam] sẽ lý giải rằng ngôn ngữ đó áp dụng cho trường hợp là người ta không đánh trước”.

Các bình luận trên cho thấy Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 được xây dựng một cách thông minh, thận trọng, phù hợp với cả tình hình thực tế lẫn nguyên tắc không nhân nhượng trên vấn đề độc lập, chủ quyền. Qua thái độ của giới chuyên gia phương Tây, có thể thấy Mỹ hài lòng và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ của chính sách quốc phòng nêu trong Sách trắng.

Chủ đề số 7:

“Mật ước Thành Đô”: nguy cơ mất nước… không có thật

Giới chuyên gia phương Tây nhận định khá tích cực về Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019. Nhưng các nhà dân chửi Việt Nam thì không.

Từ tháng 07/2019, Diễn đàn Xã hội Dân sự đã liên tục tận dụng sự kiện Tư Chính để đòi thay đổi chính sách đối ngoại của Việt Nam. Sau khi Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 được công bố, các website của họ có đăng lại một số bài viết công kích, nhưng bản thân Diễn đàn và các nhân vật quan trọng trong đó chưa có phát ngôn chính thức.

Trong khi đó, giới chống đối cực đoan tung tin đồn rằng qua nội dung Sách trắng, cùng các diễn biến mới liên quan đến Dự luật Đặc khu Kinh tế và dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có thể thấy Nhà nước Việt Nam đang chuẩn bị “dâng nước” cho Trung Quốc.

Cụ thể, Đặng Xương Hùng (cựu lãnh sự Việt Nam ở Thụy Sĩ, có liên hệ với Việt Tân) viết rằng Sách trắng “4 Không” và những động thái “hồi sinh” Dự luật Đặc khu Kinh tế cho thấy việc Chính phủ Việt Nam ký Mật ước Thành Đô, dâng nước cho Trung Quốc vào năm 2020 là có thật.

Đáng tiếc, Đặng Xương Hùng không biết rằng “Mật ước Thành Đô” chỉ là một tin đồn giật gân để câu view, đã bị chính tác giả của nó phủ nhận từ 9 năm trước.

Cụ thể, ngày 03/09/1990, tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc, một hội nghị thượng đỉnh Việt – Trung đã được tổ chức để bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước và 2 Đảng Cộng sản. Theo hồi ký của cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ, thì kết quả của hội nghị được ghi lại trong một “Biên bản tóm tắt” gồm 8 điểm, trong đó có 7 điểm xoay quanh vấn đề Campuchia, 1 điểm còn lại chủ yếu nhắc lại lập trường cũ Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cho đến nay, cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều chưa công bố nội dung của “Biên bản tóm tắt” này.

Nhân cơ hội đó, ngày 30/11/2010, blog Kami tung tin đồn rằng theo một bức điện mật của cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ mà tổ chức Wikileaks vừa công bố, thì “Biên bản tóm tắt” sau Hội nghị Thành Đô chứa đoạn sau:

“…Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc…”


Vài ngày sau, chủ blog Kami thừa nhận trên Facebook rằng ông đã tung tin giả, và tổ chức Wikileaks không hề đưa ra “bức điện mật” có nội dung đó:



Tuy nhiên, đầu tháng 05/2014, đúng lúc Trung Quốc vừa đưa dàn khoan dầu HD-981 vào vùng biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam, một số website tiếng Việt đã đăng lại nguyên văn bản tin giả của Kami, đồng thời nói rằng đó là tin của Hoàn cầu Thời báo và Tân Hoa Xã. Tin tức giả này đã tạo ra một loạt các phản ứng hỗn loạn trong dư luận chính trị Việt Nam. Chẳng hạn, ngày 20/07/2014, Thiếu tướng Lê Duy Mật, nguyên phó tư lệnh- tham mưu trưởng Quân khu 2 và tư lệnh mặt trận 1979-1984 (Hà Giang), đã gửi kiến nghị đề nghị các lãnh đạo Đảng công khai kết quả của Hội nghị Thành đô. Ngày 28/07/2014, ông Mật cùng 60 Đảng viên lão thành khác viết một thư ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó họ đòi Đảng từ bỏ đường lối xây dựng Chủ nghĩa Xã hội để “chuyển sang đường lối dân tộc và dân chủ”; đồng thời có các động thái “thoát Trung” như công khai kết quả của Hội nghị Thành Đô, sẵn sàng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, sẵn sàng liên minh với các quốc gia khác để chống Trung Quốc… Ngày 02/09/2014, 20 cựu sĩ quan cao cấp trong quân đội, bao gồm ông Mật, tiếp tục gửi một kiến nghị lên Chủ tịch nước và Thủ tướng để đòi công khai kết quả của Hội nghị Thành Đô.

Đáp lại, đầu tháng 10/2014, Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát hành một tài liệu tuyên truyền nội bộ, phân phát đến các Đảng viên, cán bộ trong các cơ sở Đảng, để bác bỏ tin đồn về kết quả Hội nghị Thành đô. Văn bản có đoạn: “Trong hội đàm, trao đổi không hề có vấn đề phía Trung Quốc gây sức ép với ta về nhân sự, không hề có cái gọi là sự thỏa thuận rằng: “Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc, giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020…” Đây là một luận điệu bịa đặt với ý đồ kích động, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân”.

Tiếc rằng khi đó Đặng Xương Hùng đã đi tị nạn, nên không biết.

Chủ đề số 8:

“15 văn kiện hợp tác Việt – Trung” có bất thường không?

Cuối tháng 11, đầu tháng 12/2019, dư luận phi chính thống ở Việt Nam đã lo lắng về nguy cơ an ninh quốc phòng từ 3 sự kiện – là việc Sách trắng Quốc phòng 2019 theo đuổi chính sách “4 Không”, việc Quốc hội thông qua một số điều luật được xem là nhằm hồi sinh Dự luật Đặc khu Kinh tế, và việc Bộ Giao thông Vận tải lập quy hoạch chi tiết cho dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Nhân đó, Đỗ Ngà đã tung tin rằng “15 văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc”, mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký với Tổng Bí thư Tập Cận Bình vào năm 2017, đã cho thấy “lộ trình bán nước” của Đảng Cộng sản Việt Nam. “15 văn kiện” vừa nêu có nhan đề như ảnh dưới (chụp từ một bài trên báo Dân Trí năm 2017):


Đỗ Ngà diễn giải 5 văn kiện trong số đó như sau:

Hai bài viết của Đặng Xương Hùng và Đỗ Ngà có khá nhiều lượt Like, Share. Hưởng ứng bài viết của Đỗ Ngà, Nhân Hòa (RFA) đã kêu gọi thanh niên Việt Nam xuống đường đòi độc lập, đòi quyền bày tỏ chính kiến như thanh niên Hong Kong; bắt đầu bằng việc biểu tình chống “15 văn kiện bí mật”.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 nhận xét.

Thứ nhất, nếu thường xuyên theo dõi thời sự Việt Nam, độc giả sẽ hiểu rằng 15 văn kiện mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký năm 2017 thực ra chỉ là những văn kiện ngoại giao thông lệ, không thể hiện một thay đổi đặc biệt nào. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc hợp tác để đào tạo cán bộ cấp cao đã có từ thế kỷ trước, chứ không phải bây giờ mới có. Việt Nam không chỉ ký “Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng” với Trung Quốc, mà còn ký với nhiều nước khác như Mỹ, Pháp, Úc, Nhật. Tương tự, Việt Nam không chỉ ký “Kế hoạch hợp tác Du lịch” với Trung Quốc, mà còn ký với Nga, với ASEAN, và với nhóm 3 nước Lào-Campuchia-Myanmar.

Thứ hai, Đỗ Ngà không chứng minh được tính chất “bán nước” của từng văn kiện, do không biết nội dung. Thay vào đó, Ngà chỉ gán 5 văn kiện của năm 2017 với 5 diễn biến thời sự gần đây, rồi giả định rằng cả văn kiện lẫn diễn biến thời sự đều nằm trong một âm mưu “bán nước”. Đáng tiếc, nếu tinh ý, độc giả sẽ nhận thấy một số văn kiện năm 2017 không hề khớp với cáo buộc của Đỗ Ngà.

Cụ thể, khi gán ghép “Bản ghi nhớ về việc hợp tác làm phim truyền hình” năm 2017 với chuyện “đường lưỡi bò” xuất hiện trong phim “Điệp vụ Biển Đỏ” và “Adominable”, Ngà quên mất rằng phim truyền hình khác phim điện ảnh, và phim “Adominable” đã bị Việt Nam cấm chiếu.

Khi viết rằng chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có mục đích “diệt phe cánh đối địch, để tạo chỗ trống cho những người tập huấn từ Trung Quốc trám vào”, Ngà quên mất rằng những người từng bị cho là “thuộc phe Nguyễn Phú Trọng” như Trương Minh Tuấn, hoặc “thân Trung Quốc” như Hoàng Trung Hải, cũng đã hoặc đang vào tầm ngắm trong chiến dịch này.

Nếu trong tương lai, Chính phủ ngưng dự án xây dựng đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, thì bài viết của Đỗ Ngà không còn điểm nào đáng tin cậy.

Chủ đề số 9:
Việc người nước ngoài được miễn thị thực khi vào các khu kinh tế ven biển có đe dọa an ninh quốc gia không?

Ngày 25/11/2019, Quốc hội Việt Nam đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung ‘Luật Nhập cảnh xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam’, với 2 thay đổi quan trọng.

Thứ nhất, lần đầu tiên người nước ngoài đến Việt Nam có thể đổi hạng thị thực (visa status) và gia hạn thời gian ở Việt Nam mà không phải bay ra ngoài. Việc này được áp dụng cho 3 trường hợp – là (1) nhà đầu tư hoặc đại diện đầu tư; (2) công dân nước ngoài có quan hệ thân nhân (cha, mẹ, vợ, chồng, con) với người Việt Nam; và (3) người nước ngoài được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc.”

Thứ hai, mở rộng diện miễn thị thực với những người nước ngoài “vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định, khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam”.

Cuối tháng 11, đầu tháng 12, dư luận phi chính thống đã đồng loạt nhận định rằng động thái trên là một nỗ lực “hồi sinh Dự luật Đặc khu Kinh tế”, sau khi Dự luật này bị hoãn vô thời hạn vì bị phản đối trong mùa hè năm 2018.

Để chứng minh nhận định này, Nguyễn Trang Nhung chỉ ra rằng Chính phủ Việt Nam vẫn tiến hành một loạt các hoạt động liên quan đến Dự luật Đặc khu Kinh tế sau khi Quốc hội hoãn luật. Chúng bao gồm Hội thảo quốc tế “Chính sách tài chính phát triển đặc khu kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” (tháng 11/2018); việc Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư chỉnh lý Dự luật theo hướng xây dựng một luật chung, và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị (tháng 04/2019); và việc Chính phủ thành lập Ban Quản lý khu kinh tế Vân Đồn (ngày 20/11/2019).

Trên cơ sở đó, trong 2 tuần qua, giới chống đối đã tiếp tục tung tin đồn rằng Chính phủ Việt Nam đang dùng các khu kinh tế ven biển để “dâng nước cho Trung Quốc”. Chẳng hạn, Nguyễn Ngọc Chu viết rằng chỉ khách Trung Quốc mới đến Vân Đồn mà không đến lục địa Việt Nam, các quy định mới sẽ biến Vân Đồn và Phú Quốc “thành đặc khu cho người Trung Quốc”. Đỗ Ngà viết rằng các khu kinh tế ven biển sẽ trở thành cánh cổng đưa người Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Như đã đề cập, các tin đồn về chủ đề này còn được trộn lẫn với tin đồn về Sách trắng Quốc phòng 2019 và dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.

Thứ nhất, không thể nói rằng các khu kinh tế ven biển sẽ trở thành cánh cổng đưa người Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Bởi những quy định mới ghi rõ: người nước ngoài chỉ được miễn thị thực tại các khu kinh tế ven biển “có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền”; và “không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam”.

Thứ hai, chính sách ở các khu kinh tế ven biển được áp dụng với người nước ngoài thuộc mọi quốc tịch. Nếu giới dân chửi lưu vong sợ các khu kinh tế ven biển bị biến thành “đặc khu của người Trung Quốc”, việc đơn giản nhất mà họ có thể làm là về đầu tư, hoặc góp sức đưa các nhà đầu tư phương Tây đến các khu kinh tế ven biển.

Thứ ba, trong trường hợp giới dân chửi muốn phê phán Dự luật Đặc khu Kinh tế, họ cần dùng các lập luận có tính khoa học, thay vì dựa vào tâm lý thù ghét người Trung Quốc.

Chủ đề số 10:

Nhà dân túy Phạm Đoan Trang đánh đồng mình với tri thức và nghệ thuật

Trong năm 2019, các nhóm chống đối có liên hệ với Phạm Đoan Trang đã phát triển khá mạnh. Chẳng hạn, NXB Tự Do đã xây dựng được đường dây quyên tiền để in, phát miễn phí các cuốn sách chống chế độ, sau đó đưa người mua sách vào hệ thống đào tạo của VOICE; trong khi Green Trees đã ra mắt một bộ phim tài liệu về “Cách mạng Cá” năm 2016. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cơ quan công an đã gây nhiều áp lực lên các nhóm hoạt động này. Chẳng hạn, theo lời Đoan Trang và các thành viên khác, công an đã mời gần 100 người mua sách của NXB Tự Do lên đồn làm việc, tạm giữ một số người giao sách, khiến một số mắt xích quan trọng trong đường dây phân phối sách phải bỏ trốn. Khi Phó An My (cố vấn của “ban nhạc Green Trees” từ năm 2016) tổ chức một đêm nhạc về chủ đề ô nhiễm môi trường tại Nhà Hát lớn Hà Nội, trong đó Green Trees có ảnh hưởng về mặt nội dung; công an cũng ngăn nhóm này xuất hiện trong đêm nhạc để gây thanh thế.


Cuối tháng 11, đầu tháng 12/2019, NXB Tự Do và Green Trees đã phản ứng với các diễn biến trên bằng 4 hoạt động.

Thứ nhất, họ tìm cách hỗ trợ những người giao sách đang lẩn trốn pháp luật. Chẳng hạn, sau 3 giờ kêu gọi, Nguyễn Phương đã quyên được 30 triệu VNĐ để giúp một người giao sách bỏ trốn, tên Vũ Huy Hoàng, trả chi phí phẫu thuật cho con.

Thứ hai, Phạm Đoan Trang tiếp tục viết các bài hướng dẫn người mua sách cách ứng phó với công an. Hướng dẫn bao gồm việc không cho công an khám nhà nếu không có giấy của Viện Kiểm sát, khóa nick Facebook và giấu điện thoại di động, giấu kỹ sách, không nhận tài khoản Facebook nào là của mình, không nhận rằng đã liên lạc với NXB Tự Do để mua sách…

Thứ ba, họ tuyên truyền rằng Chính phủ Việt Nam đã vi phạm quyền tự do thông tin, tự do xuất bản khi ngăn cản việc đọc, viết sách. Họ cũng vận động hai tổ chức Human Rights Watch và Amnesty International ra một thông cáo chung theo hướng này về vụ việc của họ.

Thứ tư, nhân việc công an can thiệp vào hoạt động của NXB Tự Do và Phó An My, họ tuyên truyền rằng họ là người yêu thích, truyền bá tri thức và cái đẹp có tính hàn lâm, và Chính phủ Việt Nam ngăn cản họ vì sợ tri thức, sợ cái đẹp:



Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.

Thứ nhất, cần lưu ý rằng đường dây in, phân phối sách của Đoan Trang có hoạt động không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Họ in nhiều cuốn sách có nội dung tuyên truyền chống chế độ, hoặc hướng dẫn làm cách mạng đường phố để lật đổ chế độ. Những người đặt mua sách còn được đưa vào các khóa huấn luyện lật đổ của tổ chức VOICE. Vì vậy, những người tham gia đường dây này có dấu hiệu vi phạm Điều 10 Luật Xuất bản và Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Việc những người giao sách, mua sách bị công an triệu tập để điều tra về những vấn đề vừa nêu là bình thường, nằm trong giới hạn thực thi pháp luật.

Thứ hai, nhóm Phạm Đoan Trang không nên tự đánh đồng mình với tri thức và cái đẹp có tính hàn lâm.

Nói đến tri thức, cần nhớ rằng chính Đoan Trang là người theo đuổi chủ trương “Dân chủ trước – Dân trí sau”, khác với chủ trương “Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh” của nhóm trí thức thân ông Chu Hảo. Chính Trang là người mở chiến dịch đấu tố cánh trí thức thân Chu Hảo khi ông Hảo ngã ngựa, mất Quỹ Phan Chu Trinh hồi đầu năm 2019; từ đó giành thị phần xuất bản sách chính trị của Quỹ Phan Chu Trinh cho NXB Tự Do. Trong khi đó, về mặt trình độ, Đoan Trang mới chỉ là một tác giả chuyên tổng hợp kiến thức từ các sách chính trị vỡ lòng của phương Tây; còn một số người trong nhóm Chu Hảo, như ông Nguyễn Quang A, đã là nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực bao gồm chính trị.

Nói đến cái đẹp, cần nhớ rằng Phó An My là gương mặt hàn lâm duy nhất trong nhóm Phạm Đoan Trang. Trong số còn lại, Trang là người mơ ước được xách đàn đi hát bar, còn Thịnh Nguyễn và Đặng Vũ Lượng đã gắn bó với cái danh “nghệ sĩ đường phố”.

Và năm 2018, khi kế hoạch xây nhà hát giao hưởng ở khu đô thị mới Thủ Thiêm thu hút sự chú ý của dư luận, phong trào dân chửi sắp nhận Trang làm minh chủ đã phản ứng như sau:





Trước đây, các nhà dân chửi căm ghét tri thức và nghệ thuật, vì đó là hai lăng kính giúp người dân nhìn mâu thuẫn xã hội một cách điềm tĩnh, đa chiều. Giờ đây, họ chuyển sang nhân danh tri thức và nghệ thuật, vì muốn biến hai lăng kính này thành công cụ phóng đại mâu thuẫn xã hội. Đáng tiếc, họ đang cố khoác một tấm áo quá rộng. Khi sự việc lắng lại, dư luận sẽ thấy câu nói “Một người hàn lâm, cả họ được nhờ” mô tả khá đúng mối quan hệ giữa Phó An My và nhóm Phạm Đoan Trang.

Link tư liệu (xếp theo trình tự thời gian):

* Diễn biến liên quan đến đợt bầu cử cấp quận ở Hong Kong hôm 24/11/2019:

_ “Bầu cử Hội đồng quận ở Hong Kong - phe dân chủ chiến thắng” – Báo Sạch (trang FB), 25/11/2019, 07:02

facebook.com/baochisach/photos/a.100322217999624/154976432534202/?type=3&__tn__=-R

_ “Những tranh cãi kiểu như cho dù có 1 triệu người Hong Kong xuống đường biểu tình thì vẫn không thể hiện được ý chí của toàn thể nhân dân đảo này, hay đại đa số người dân vẫn ủng hộ Bắc Kinh... là những câu hỏi cắc cớ và đánh đố. Nhưng cuộc bầu cử địa phương ngày hôm qua của Hong Kong có lẽ đã là câu trả lời thoả đáng nhất…” – Lê Nguyễn Duy Hậu (FB cá nhân), 25/11/2019, 11:33

facebook.com/lenguyenduyhau/posts/10157815926589532

_ “Phe dân chủ thắng lớn trong bầu cử, Hong Kong sẽ có gì thay đổi?” – Ngọc Lễ (VOA), 26/11/2019

voatiengviet.com/a/phe-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-th%E1%BA%AFng-l%E1%BB%9Bn-trong-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-hong-kong-s%E1%BA%BD-c%C3%B3-g%C3%AC-thay-%C4%91%E1%BB%95i-/5181257.html

_ “Bầu cử Hong Kong: TQ lặng im, Carrie Lam không nhượng bộ” – BBC, 27/11/2019

bbc.com/vietnamese/world-50568994

* Diễn biến liên quan đến Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong:

_ “Tổng thống Trump ký luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong” – BBC, 28/11/2019

Trích: “…Hoa Kỳ sẽ giám sát Hong Kong để đảm bảo thành phố này nó đủ tự chủ để được hưởng qui chế giao thương đặc biệt. Qui chế giao dịch thương mại đặc biệt của Hong Kong có nghĩa là Hong Kong không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt hoặc thuế quan của Hoa Kỳ áp vào Trung Quốc đại lục. Dự luật cũng nói rằng Hoa Kỳ nên cho phép cư dân Hong Kong được cấp visa vào Hoa Kỳ, ngay cả khi họ đã bị bắt vì là tham gia biểu tình bất bạo động…”.

bbc.com/vietnamese/world-50582238

_ “Người biểu tình Hong Kong biết ơn Mỹ và chuẩn bị xuống đường” – BBC, 29/11/2019

bbc.com/vietnamese/world-50597055

_ “Trung Quốc không cho tàu Mỹ thăm Hong Kong” – BBC, 02/12/2019

bbc.com/vietnamese/world-50607891

* Bình luận về đợt bầu cử cấp quận ở Hong Kong hôm 24/11/2019:

_ “…Cuộc chiến đấu còn dài và rất gian khổ nhưng rất khích lệ. HỒNG KÔNG HOÁ ĐẠI LỤC phải là đích.” – Nguyễn Quang A (FB cá nhân), 25/11/2019, 04:26

facebook.com/a.nguyenquang.16/posts/2617850615109631

_ “Bầu cử Hồng Kông: Tiếng thét trong phòng phiếu” – Từ Thức (BVN), 26/11/2019

boxitvn.net/bai/66910

_ “SỰ IM LẶNG LONG TRỜI LỞ ĐẤT” – Vũ Kim Hạnh (FB cá nhân), 25/11/2019, 14:05

facebook.com/vu.k.hanh.52/posts/10158111732046122

* Bài viết kêu gọi người Việt Nam biểu tình như Hong Kong:

_ “Người Việt nên “soi” dân Hồng Kông ở điểm nào?” – Nhân Hòa (RFA), 03/12/2019

rfa.org/vietnamese/news/blog/what-should-vietnamese-people-look-at-hongkong-12032019112529.html

* Danh sách admin của fanpage “Phong trào Dù vàng – Hong Kong”:

_ Ann Đỗ:

facebook.com/100005789375280

_ Amy Anh Nguyễn:

facebook.com/100001598078247

_ Jade Nguyễn:

facebook.com/100002394040821

_ Huỳnh Phương:

facebook.com/100009362124052

_ Huzi:

facebook.com/1039753840

_ Alexader Bùi:

facebook.com/100003112221046

* Hoạt động “Đứng cùng Hong Kong” của nhóm “Phong trào Dù vàng – Hong Kong”:

_ “Mấy hôm trước xảy ra sự vụ đập phá của chính cư dân mạng XH Hong Kong phản đối nghị định mới 23- hạn chế tự do internet ở HK, kiểu như mọi thông tin phải được lọc trước khi đưa tới người dùng. Cộng với tin sau này sẽ giới hạn môn "nghiên cứu tự do", ép học môn đạo đức để thêm yêu "mẫu quốc", và thái độ makeno của chính quyền là giọt nước làm tràn ly. Đã khiến hàng trăm người kéo đến trụ sở cơ quan lập pháp HK phản đối và đập phá…” – Amy Nguyen, 22/11/2014

Amy comment với Ann Đỗ: “Hay tụi mình tự nhận là Tổng Phó của hội ủng hộ Dù đi.”

facebook.com/amy.anhnguyen/posts/795816523814943

_ “…Tôi dịch lại những phát biểu của các bạn SVHK trong phiên điều trần hôm qua trước những cáo buộc và lên án về sự thất bại của bất bạo động, về sự thất bại của cuộc leo thang chiếm đóng tòa nhà chính quyền Đặc Khu để thấy rõ hơn sự giáo dục và tư cách của thanh niên nước bạn với nước ta nó xa như thế nào. So với con người ta lũ trẻ trâu (thật sự) như thằng ĐMA chỉ đáng... (tui phải ráng bình tĩnh, bất bạo động như lũ trẻ con nhà người ta...)…” – Amy Nguyen, 02/12/2014

Ann Đỗ comment: “stt này Amy Anh Nguyen dịch nhé Những Ngôi Sao Biếc hehehe. Thanks Amy Anh Nguyen”.

Người được tag gồm Kim Cúc Ngô Thị, Phuong-Thao Bui, Luu B. Nguyen, Lê Như, Ann Đỗ, Jade Nguyen, Mi Ly. Trong đó Kim Cúc Ngô Thị là phóng viên báo Thanh Niên, Mi Ly là phóng viên báo Tuổi Trẻ.

facebook.com/photo.php?fbid=801209433275652&set=a.235005733229361&type=3

_ “Đeo đuổi mấy bạn trẻ HK hơn 2 tháng nay, y như đuổi theo giấc mơ ấy. Nhìn lại mình cũng có nhièu bạn trẻ nhiệt huyết đây nè…” – Amy Nguyen, 04/12/2014

facebook.com/photo.php?fbid=802376123158983&set=a.235005733229361&type=3

_ “Từ ngày đầu phong trào Dù cho đến khi chấm dứt, lúc nào người biểu tình có mặt tại hiện trường nói riêng, dân HK và những ai theo dõi phong trào khắp thế giới nói chung đều thấy Alex ăn mặc rất bình thường, chủ yếu là T-shirt và quần jean,...” – Amy Nguyen, 30/12/2014

facebook.com/photo.php?fbid=819461624783766&set=a.235005733229361&type=3

_ “Post tin Hồng Kông mà cũng có đứa vào dọa, vui vl :v Ad page cũng ngầu: ''Sợ gì, cả đám im miệng mà mỗi ngày cũng 25 người chết vì TNGT, 300 người chết vì ung thư. Quan trọng sống dzui không chứ không cần sống quá lâu''” – Ann Đỗ, 16/06/2019

Tag: Huỳnh Phương, Jade Nguyen, Amy Nguyen, 胡如意.

facebook.com/anndocrazy/posts/1039754936227476

_ “Cảnh giác với chiêu trò kích động từ cuộc biểu tình ở Hong Kong” – Ngonco.net, 22/06/2019

ngonco.net/canh-giac-voi-chieu-tro-kich-dong-tu-cuoc-bieu-tinh-o-hong-kong.html

_ “Vietnam stands with Hongkong #StandwithHK” – Phong Trào Dù Vàng - Hồng Kông (trang FB), 21/11/2019, 13:25

facebook.com/pg/phongtraoduvanghongkong/photos/?tab=album&album_id=2477602702513409&ref=page_internal



* Hoạt động “Đứng cùng Hong Kong” của nhóm Võ Hồng Ly:

_ “…Hình 1 và 2 là những hàng cây cổ thụ lâu năm xanh rợp bóng trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1 sắp bị chặt...” – Võ Hồng Ly, 09/07/2017

(Võ Hồng Ly “biểu tình du kích” trước quán của Chiêu Anh Nguyễn)

facebook.com/hongly.vo.35/posts/10155496347109520

_ “Cô ấy là một thuyền nhân tí hon” – Chiêu Anh Nguyễn, 14/08/2019

(Chiêu Anh Nguyễn viết về Nguyễn Đặng Minh Mẫn)

facebook.com/chieuanhnguyen78/posts/10212383754143849

_ “…Từ Việt nam, anh chị em chúng tôi hiểu sự độc tài và hướng tới tự do, chúng tôi muốn gửi thông điệp cùng ủng hộ Hồng Kông” – Hung Tran, 31/08/2019

facebook.com/permalink.php?story_fbid=669424180233492&id=100014977470263

_ “Sài Gòn, Việt Nam support Democracy for #HONGKONG Stand With Hồng Kong!” – Trần Bang, 07/10/2019

facebook.com/bang.tran.378/posts/2408285165893765

_ “Democracy for HongKong! Democracy for Vietnam!” – Nghe Thanh Bui, 07/10/2019

facebook.com/hoangbakhanh999/posts/10215568234666487

_ Trần Bang, Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn Vũ Bình mặc áo ủng hộ Hong Kong, 23/10/2019

facebook.com/bang.tran.378/posts/2441640255891589

_ Ảnh Trần Bang mặc áo ủng hộ Hong Kong, 22/11/2019

facebook.com/photo.php?fbid=2507031102685837&set=picfp.100001369149213&type=3&size=960%2C720

_ Trần Bang, Võ Hồng Ly, Phạm Minh Mẫn, Nguyễn Tiến Trung chụp ảnh ủng hộ Hong Kong, 24/11/2019

facebook.com/bang.tran.378/posts/2512036298851984

_ “…Quán cafe Chiêu sách là nơi tụ tập thường xuyên của đám chống cộng trong nước . Bức hình bịt khẩu trang này chúng chụp ngay khu vực bờ kè Hoàng Sa đối điện quán cafe Chiêu Sách…” – Trương Ngọc Quỳnh Như (FB cá nhân), 25/11/2019, 22:25

facebook.com/permalink.php?story_fbid=484794405478806&id=100018447521093



* Hoạt động “Đứng cùng Hong Kong” của nhóm “Tuổi trẻ Yêu nước”:

_ “Sự thật về cái gọi là nhóm Tuổi trẻ Yêu nước” – Hoàng Anh Biên (Nhân Dân), 23/05/2013

nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/20402102-.html

_ “Góc chia sẻ Bạn nào muốn mua áo ủng hộ Hongkong-Vietnam thì vào link dưới nhé. 90k/áo, toàn bộ số tiền để ủng hộ TNLT. Mình thấy hay nên chia sẻ chứ không phải người bán. facebook.com/100029316392373/posts/213268416327037” – Bác Lê (group Hội Ủng hộ Dân chủ Hong Kong), 08/10/2019, 14:07

Post bán áo đã bị xóa, nhưng nick đăng nó là của Đinh Nguyên Kha.

facebook.com/groups/500089374090858/permalink/516264459140016/

_ “Nói chung Tuổi Trẻ Yêu Nước Quốc Nội rất là Dzào Có , nhưng tháng này TVAB bị đau bao tử cấp nên quyết định : (…) Vậy là chỉ còn lại ứng cử viên Giá Sáng “ Tuổi Già Yêu Tổ Quốc Nghe Bui “ hiên ngang bước lên bục nhận giải Patriotic Youth 1 triiiiiiiiiiiiiệu đ” – Trần Vũ Anh Bình, 08/10/2019

facebook.com/permalink.php?story_fbid=483868925537106&id=100017420077364

_ “Giăng Bẫy theo cách của bạn” – Trần Vũ Anh Bình, 16/10/2019

facebook.com/permalink.php?story_fbid=489340054989993&id=100017420077364

_ “STAND WITH HONGKONG” – Trần Vũ Anh Bình, 22/10/2019

facebook.com/permalink.php?story_fbid=493688497888482&id=100017420077364



* Về vụ bắt Phạm Chí Dũng:

_ “Việt Nam bắt và khởi tố hình sự ông Phạm Chí Dũng” – BBC, 21/11/2019

bbc.com/vietnamese/vietnam-50503041

_ “THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM” – 22/11/2019

boxitvn.net/bai/66872

_ “TUYÊN BỐ VỀ VIỆC BẮT GIAM VÀ KHỞI TỐ TIẾN SỸ PHẠM CHÍ DŨNG” – Diễn đàn Xã hội Dân sự & anh em, 22/11/2019

boxitvn.net/bai/66874

_ “Phản ứng dư luận sau khi cây bút Phạm Chí Dũng bị bắt” – BBC, 22/11/2019

bbc.com/vietnamese/vietnam-50506885

_ “Công an bắt giam TS Phạm Chí Dũng vì có hành động "công khai vi phạm pháp luật và rất nguy hiểm"” – RFA, 21/11/2019

rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/president-of-ijavn-arrested-11212019082129.html

_ “Nghị viên kêu gọi EU ngừng phê chuẩn hiệp định thương mại với Việt Nam vì nhân quyền” – VOA, 26/11/2019

voatiengviet.com/a/nghi-vien-keu-goi-eu-ngung-phe-chuan-hiep-dinh-thuong-mai-voi-vn-vi-nhan-quyen/5181815.html

_ “TIẾN SĨ PHẠM CHÍ DŨNG BỊ BẮT NHƯ THẾ NÀO?” – Nguyễn Tường Thụy (VNTB), 26/11/2019, 18:52

facebook.com/ijavn.org/posts/1184976528365694

_ “Tại sao lại là nhà báo Phạm Chí Dũng?” – Chi Mai (VNTB), 28/11/2019

boxitvn.net/bai/66966

_ “VN: Ứng xử của chính quyền với giới phản biện có nên xem lại?” – BBC, 30/11/2019

bbc.com/vietnamese/vietnam-50615979

_ “Video Phạm Chí Dũng kêu gọi hoãn EVFTA được trình chiếu tại Châu Âu” – VOA, 03/12/2019

voatiengviet.com/a/video-pham-chi-dung/5191023.html

_ “Hội nghị 'Nhân quyền và Tự do Mậu dịch Liên Âu-Việt Nam'” – RFA, 03/12/2019

rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/evfta-ipa-12032019132939.html

_ “Nếu sống, Trâm cũng sẽ như Dũng” – Diễm Thi (VNTB), 03/12/2019

boxitvn.net/bai/67048



* Thái độ chấp nhận của đài BBC, giới chuyên gia Mỹ và giới chuyên gia Việt Nam trước Sách trắng 2019:

_ “Không có đối thoại Mỹ - Việt về quan hệ 'đồng minh quân sự' thời điểm này” – BBC, 26/11/2019

bbc.com/vietnamese/vietnam-50562434

_ “Đặt vấn đề liên minh quân sự Việt - Mỹ lúc này là bất khả thi” – BBC, 27/11/2019

bbc.com/vietnamese/media-50566413

_ “Sách trắng Quốc phòng 2019 của VN 'cảnh báo Trung Quốc'” – Quốc Phương (BBC), 29/11/2019

bbc.com/vietnamese/vietnam-50600455



* Phản ứng của giới chống đối cực đoan trước Sách trắng 2019:

_ “Thành Đô – Đặc khu – Sách trắng Quốc phòng” – Đặng Xương Hùng (FB cá nhân), 28/11/2019, 04:16

facebook.com/dang.xuonghung/posts/10218181693127290

_ “LẬT TẨY ÂM MƯU TRONG 15 VĂN KIỆN BÍ MẬT” – Đỗ Ngà (FB cá nhân), 29/11/2019, 17:52

facebook.com/vannga.do.568/posts/147810199887182



* Về việc người nước ngoài được miễn thị thực khi vào các khu kinh tế ven biển:

_ “Vào khu kinh tế biển 'cách biệt đất liền VN' miễn visa?” – BBC, 26/11/2019

bbc.com/vietnamese/vietnam-50560654

_ “ĐẶC KHU KHÔNG MANG TÊN ĐẶC KHU DÀNH CHO NGƯỜI TRUNG QUỐC” – Nguyễn Ngọc Chu (FB cá nhân), 26/11/2019, 06:43

facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/1807296046070484

_ “Hai động thái mới của chính quyền: Một cách hiện thực hóa dự luật đặc khu” – Nguyễn Trang Nhung (RFA), 27/11/ 2019, 07:40

rfavietnam.com/node/5823

_ “Thành Đô – Đặc khu – Sách trắng Quốc phòng” – Đặng Xương Hùng (FB cá nhân), 28/11/2019, 04:16

facebook.com/dang.xuonghung/posts/10218181693127290



* Hoạt động hỗ trợ các thành viên NXB Tự Do đang bỏ trốn:

_ “Điều ít người hình dung được là chính trong những ngày này, công an càng ra sức theo dõi, quấy rối, sách nhiễu vợ anh Vũ Huy Hoàng hơn, nhằm gây sức ép buộc anh phải “đầu thú” vì hành vi... giao sách!...” – Phạm Đoan Trang (FB cá nhân), 26/11/2019, 18:22

facebook.com/pham.doan.trang/posts/10158073659778322



* Các bài viện dẫn quyền tự do thông tin, tự do xuất bản để bênh vực NXB Tự Do:

_ “HRW, Ân xá Quốc tế yêu cầu Việt Nam thôi trấn áp nhà xuất bản độc lập” – VOA, 29/11/2019

voatiengviet.com/a/hrw-axqt-yeu-cau-vn-thoi-tran-ap-nxb-doc-lap/5186306.html

_ “KHUYẾN CÁO CÁC ĐỘC GIẢ CỦA NXB TỰ DO” – Phạm Đoan Trang (FB cá nhân), 29/11/2019, 10:17

facebook.com/pham.doan.trang/posts/10158081533453322

_ “…1. Ban Tuyên giáo - những tên quan lại và công chức mà cả đời không viết nổi một bài báo đúng chuẩn - có tư cách chỉ đạo báo chí “đưa tin vụ này”, “làm đậm vụ kia”, “nêu bật quan điểm nọ”, “hạn chế đề tài đó”, “tuyệt đối tránh chủ đề ấy”... không? 2. Công an - một băng đảng mafia đỏ, bị nhồi sọ đến đặc cả não - có tư cách huấn thị bạn rằng cuốn sách này, tác phẩm kia là “tài liệu phản động, xấu độc, không được đọc” không? Có quyền tịch thu sách của bạn không? Có quyền cấm bạn mua sách không?...” – Phạm Đoan Trang (FB cá nhân), 30/11/2019, 08:33

facebook.com/pham.doan.trang/posts/10158084207998322

_ “…Chúng tôi viết thư này để bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến AI và HRW vì đã ra Tuyên bố chung ký ngày 27/11/2019, yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt ngay lập tức mọi hành vi đàn áp Nhà xuất bản Tự Do…” – NXB Tự Do, 01/12/2019

facebook.com/NhaxuatbanTuDo/photos/a.644385439273734/1041440396234901/?type=3&__tn__=-R

_ “Nhà báo Phạm Đoan Trang "Chúng tôi muốn khẳng định viết và đọc sách là quyền không thể bị cưỡng đoạt"” – Tuấn Khanh phỏng vấn Đoan Trang, 01/12/2019

rfa.org/vietnamese/news/blog/interview-pham-doan-trang-12012019190802.html



* Các bài gán NXB Tự Do và Green Trees với tri thức và cái đẹp:

_ “…Có người comment là: “Đầu tiên cô này xuất bản cuốn sách cẩm nang đấu tranh bất bạo động, kế tiếp là cuốn cẩm nang nuôi tù. Thật tuyệt vời”. (…) nếu hiểu như DLV là “đọc sách, hiểu biết xong rồi đi tù”, thì cũng là một cách chê bai cuốn sách mà lại như chửi vào mặt chế độ: Có cái xứ nào mà đọc sách phải đi tù như Việt sản không?” – Phạm Đoan Trang (FB cá nhân), 25/11/2019, 11:43

facebook.com/pham.doan.trang/posts/10158070235058322

_ “TỈNH” – Green Trees (trang FB), 25/11/2019, 13:51

facebook.com/greentreesVN/videos/2494029894038596/?v=2494029894038596

1 nhận xét:

  1. Trước đây, các nhà dân chửi căm ghét tri thức và nghệ thuật, vì đó là hai lăng kính giúp người dân nhìn mâu thuẫn xã hội một cách điềm tĩnh, đa chiều. Giờ đây, họ chuyển sang nhân danh tri thức và nghệ thuật, vì muốn biến hai lăng kính này thành công cụ phóng đại mâu thuẫn xã hội. Đáng tiếc, họ đang cố khoác một tấm áo quá rộng. Khi sự việc lắng lại, dư luận sẽ thấy câu nói “Một người hàn lâm, cả họ được nhờ” mô tả khá đúng mối quan hệ giữa Phó An My và nhóm Phạm Đoan Trang.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog