(PLVN) - Chiều 2/3, bác sỹ Rafi Kot gửi lời xin lỗi chân thành đến Bộ Y Tế về những thông tin trong bài “What Israel Can Learn From Vietnam on How to Beat the Coronavirus” đăng trên báo Haaretz của Israel ngày 28/2/2020.
Bài báo có đoạn đề cập bác sĩ Rafi Kot - người đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam - có tham gia tư vấn cho Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Được biết, Bộ Y tế ngay sau đó phủ nhận thông tin này, đồng thời khẳng định chỉ tham vấn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Dự phòng và kiểm soát dịch bệnh của Hoa Kỳ (US CDC). Đây là hai tổ chức có hơn 120 chuyên gia làm việc tại Việt Nam từ nhiều năm, thường xuyên và liên tục phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19.
Liên quan đến việc bài báo đưa thông tin sai lệch, bác sĩ Kot đã báo cáo giải trình gửi đến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ Y tế.
Ông viết:"Bài phỏng vấn được thực hiện qua điện thoại bằng tiếng Do Thái và Israel về Việt Nam (trong điều kiện đường truyền không được ổn định). Dẫn đến việc tiếp nhận thông tin không chính xác, một vài thông tin trong nội dung đã được đăng tải".
Bài báo đưa thông tin sai lệch (ảnh: VTC)
Ông khẳng định những thông tin sai trong bài phỏng vấn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Ông đã liên lạc với nhà báo thực hiện bài phỏng vấn và yêu cầu điều chỉnh vào ngày 1/3.
Bác sỹ Kot cũng khẳng định chưa bao giờ phát biểu mình tham gia tư vấn cho các cơ quan chức năng tại Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Bác sỹ Kot cũng bày tỏ sự tôn trọng và đánh giá cao các phương án phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế, ông nói tuyệt đối chưa làm ngược lại với chỉ đạo của cơ quan ban ngành hoặc ra bất cứ quyết định nào trong công tác phòng chống dịch. Và ông cũng cho rằng các quốc gia khác nên học hỏi cách Việt Nam phòng chống dịch Covid-19.
"Bộ Y tế đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch và tôi tin chắc rằng không chỉ Việt Nam mà các nước khác nên học hỏi cách Việt Nam phòng chống dịch Corona và có kết quả mà Việt Nam đã đạt được", ông viết.
Hiện tại, toàn bộ nội dung sai lệch trong bài báo đã được chỉnh sửa, loại bỏ.
Lợi dụng việc dịch bệnh diễn biến phức tạp thì đã có rất nhiều đối tượng xấu lợi dụng để đăng tải các thông tin thất thiệt, bóp méo sự thật đăng tải lên các trang thông tin mạng xã hội nhằm gây hoang mang cho người dân, âm mưu vu khống, chống đối Đảng và Nhà nước. Trước tình hình thông tin như vậy mọi người nên cẩn trọng trong việc tiếp nhận thông tin tránh bị các đối tượng xấu lừa gạt, dắt mũi.
Trả lờiXóaTrong rừng thông tin trên mạng xã hội hiện nay, độc giả cần tỉnh táo sáng suốt trong việc tìm đọc những thông tin chính thống,tìm hiểu kĩ nguồn tin, tránh để bị những kẻ xấu lợi dụng thành đối tượng trung gian phát tán các thông tin sai lệch, bị bóp méo sự thật, từ đó gây mất an toàn trong xã hội.
Trả lờiXóaCuối cùng thì ông bác sĩ KOt đã lên tiếng xin lỗi và giải thích về "sự cố" truyền đạt thông tin không rõ ràng dẫn đến hiểu lầm trong vài ngày qua về việc có sự khẳng định rằng bác sĩ Rafi Kot - người đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam - có tham gia tư vấn cho Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Mọi người khi tiếp nhận thông tin cũng nên nhìn tổng quan, nhiều chiều để tránh bị "sự cố" như vậy nhé.
Trả lờiXóaNhư vậy đã tìm ra nguyên nhân gây nên hiểu lầm giữa cư dân mạng Việt Nam và vị bác sĩ ở một đất nước xa xôi. Điều đó cho thấy vai trò của báo chí và những mặt trái của ngành này. Nếu như các nhà báo đưa tin một cách nóng vội thì có thể dẫn đến những thông tin sai, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người khác.
Trả lờiXóaThế mới nói bây giờ truyền thông thật đáng sợ, chưa biết thực hư như thế nào đã buông lơi bịa đặt, gây ra hiểu lầm. Mong mọi người sẽ chú ý hơn trong việc tiếp nhận các thông tin, hãy vào để các trang chính thống dể biết tin tức chính xác
Trả lờiXóaMột bác sỹ người Israel đã phát biểu như thế là vì có lý do của nó cả. Ông ta cho rằng nền y tế Việt Nam hết sức chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh và ông còn nói thêm rằng thế giới nên học tập các phòng chống dịch bệnh từ nước VIệt Nam. Nếu không có nền y học hiện đại cộng thêm sự nhiệt tình của đội ngữ Y bác sỹ thì Việt Nam không thể chống dịch thành công được
Trả lờiXóaKhông có công thì không thể kể công được; Việt Nam cần các tổ chức có uy tín trong phòng, chống dịch bệnh để tham vấn; chứ không hề nhờ cá nhân người nào tư vấn cả; nên nhớ rất nhiều nước trên thế giới đánh giá rất cao Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch bệnh covid 19; thậm chí WHO còn đề nghị các nước nên học tập Việt nam kia mà. Dù sao thì cũng chính thức xin lỗi rồi.
Trả lờiXóa