Gavin Wheeldon
Gavin Wheeldon là chuyên gia người Anh về thương mại điện tử. Wheeldon từ London đến Hà Nội vào lúc 5h sáng ngày 14/3 trên chuyến bay VN0054. Từ bên trong khu cách ly tại Sơn Tây, anh đã có bài viết về những trải nghiệm đầu tiên ở đây cho Southeast Asia Globe. Đây là bài viết khác của Wheeldon dành riêng cho Zing.vn.
***
Hoàng hôn vừa buông xuống chưa lâu trong khu cách ly, tôi nhìn ra khoảng sân rộng có rất nhiều người mới đến. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có nhiều người thế này.
Tôi cứ nghĩ những người mới đến phải cảm thấy căng thẳng vì lo ngại dịch bệnh. Có lẽ họ có cùng nỗi sợ như tôi?
Những ngày trong khu cách ly đã nhắc nhở tôi rằng tôi cần phải chiến đấu để đạt được những gì mình muốn.
Điều đó nhắc nhở tôi rằng mọi người ở đây được đoàn kết lại bởi cùng một lý do. Ở đây, quốc tịch và hoàn cảnh sống không còn quan trọng nữa. Mọi người đều suy nghĩ tích cực, giúp đỡ lẫn nhau.
Tôi nhìn chằm chằm vào màn đêm sương mù yên bình và suy ngẫm về trải nghiệm của bản thân trong khu cách ly. Tôi đã không biết trước ở đây sẽ như thế nào, điều kiện vật chất ra sao. Nếu cuộc sống ở đây khó khăn, thì cứ để vậy thôi.
Tôi đến Việt Nam để bắt đầu một cuộc sống mới. Những ngày trong khu cách ly đã nhắc nhở tôi rằng tôi cần phải chiến đấu để đạt được những gì mình muốn. Nếu cuộc sống không thử thách, làm sao chúng ta biết được mình kiên cường đến đâu?
“ĐẶC QUYỀN" NGUY HIỂM
Cuộc sống ở khu cách ly không hề khó khăn. Bộ đội làm việc không biết mệt mỏi. Họ không về nhà, không thăm gia đình. Họ cống hiến trọn vẹn ở tiền tuyến của cuộc chiến chống lại bệnh dịch chết người – dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (Covid-19).
Theo dõi các nhóm trên Facebook, tôi nhận thấy trong vài tuần qua, Việt Nam đã đối phó với Covid-19 một cách rất quy củ. Tôi rất tôn trọng các quyết sách và hành động của chính phủ Việt Nam trước cuộc khủng hoảng. Nhanh chóng, quyết đoán và hiệu quả.
Có lẽ người Anh chúng tôi tự cho rằng mình có quá nhiều đặc quyền. Chúng tôi không muốn nhịp sống thường ngày bị đảo lộn.
Trong giây phút đó, tôi bỗng chợt nhận ra đất nước của mình - Vương quốc Anh - chưa đạt được mức sẵn sàng như vậy.
Anh không có khu cách ly như Việt Nam. Giới chức không tiến hành xét nghiệm hàng loạt. Chính quyền cũng không cho khử trùng khu vực công cộng. Nhiều bệnh nhân ở Anh không được điều trị. Chính quyền cũng không cô lập hoặc đóng cửa trường học và quán bar.
Trên tin tức, khuyến cáo từ chính phủ dành cho người dân Anh là không đeo khẩu trang, tiếp tục đi du lịch đến các quốc gia khác và chỉ đơn giản là hãy ở nhà nếu người dân bị ốm. Mới đây, việc đề xuất chính sách “miễn dịch bầy đàn" gây ra nhiều tranh cãi.
Có lẽ người Anh chúng tôi tự cho rằng mình có quá nhiều đặc quyền. Chúng tôi không muốn nhịp sống thường ngày bị đảo lộn. Chúng tôi muốn một liều thuốc tiên. “Miễn dịch bầy đàn” đáp ứng đúng những gì mà chúng tôi muốn, rằng vấn đề sẽ được giải quyết chỉ sau một đêm.
Cho đến khi tôi viết những dòng này, dường như chính phủ Anh đã nhận ra sai lầm của họ do sự phản đối dữ dội của công chúng và rút lại lựa chọn “miễn dịch bầy đàn”. Thay vào đó, họ đang cân nhắc kế hoạch cho tất cả người dân trên 70 tuổi tự cách ly.
KHÔNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH LÀ XÚC PHẠM
Luồng suy nghĩ của tôi bị ngắt quãng vì có vài người Việt Nam bắt chuyện, hỏi tôi nghĩ thế nào về những sự kiện gần đây. Tự rót cho mình một cốc nước, tôi lắng nghe những gì họ nói. Họ đã đọc bài viết của tôi trước đó trên Southeast Asia Globe và cảm kích vì những phản ánh tích cực trên cương vị là một người nước ngoài.
Họ hỏi tôi về bài báo gần đây trích dẫn một cặp vợ chồng lớn tuổi người Anh phàn nàn về tình trạng trong khu cách ly. Nhưng đến thời điểm tôi đọc được bài báo đó, hầu hết quan điểm tiêu cực đã bị lược bỏ. Có lẽ những ý kiến đó hơi quá đáng.
Tôi nghĩ một mặt, hai người họ đã dành dụm để đi du lịch và điều này phá hỏng chuyến đi. Nhưng mặt khác, có thể họ đã không cẩn trọng khi phát ngôn trong lúc tức giận. Người Anh thường có xu hướng hay phàn nàn.
Khi một quốc gia đang thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để bảo vệ người dân, không tuân thủ quy định là một sự xúc phạm.
Quan điểm của tôi rất đơn giản: Khi làm khách ở một đất nước khác, bạn nên tôn trọng luật pháp và văn hóa địa phương. Khi một quốc gia đang thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt và kỹ lưỡng như vậy để bảo vệ người dân, việc không tuân thủ quy định là một sự xúc phạm.
Ví dụ về quy định đeo khẩu trang. Khẩu trang không thể bảo vệ bạn 100%, nhưng đeo khẩu trang là để bảo vệ những người xung quanh nếu bạn bị nhiễm bệnh. Bạn có thể bị nhiễm Covid-19, nhưng người khác có thể tránh được điều đó.
Khi tôi tiếp tục trò chuyện với những người bạn Việt Nam, họ cũng kể cho tôi nghe câu chuyện về những người nước ngoài đến từ một quốc gia khác, những người có hành vi coi thường Việt Nam và chỉ trích điều kiện sống trong khu cách ly. Dù có rất nhiều điều muốn nói về vấn đề này, tôi cho rằng họ chỉ là số ít và không đại diện cho cả một quốc gia.
Tôi nhận ra rằng người Việt Nam sẽ luôn quyết liệt bảo vệ hình ảnh đất nước mình. Điều này thật đáng ngưỡng mộ, nhưng đôi khi sự phẫn nộ đối với một nhóm nhỏ lại biến thành làn sóng chỉ trích đối với cả một quốc gia.
Một khía cạnh khác là người dân từ các quốc gia giàu có như tôi thường ngây thơ, không ý thức được rằng mình đang sống trong điều kiện xa xỉ đến thế nào và tự cho mình có rất nhiều đặc quyền.
Điều này đôi khi dẫn đến việc chúng tôi hành xử khệnh khạng mà quên đi một nguyên tắc bất di bất dịch: Nếu bị nghi nhiễm một căn bệnh chết người như Covid-19, bạn đương nhiên trở thành mối đe dọa cho cộng đồng.
Đôi khi, điều kiện vật chất trong khu cách ly có thể không được như mong đợi. Thế nhưng, ưu tiên hàng đầu là sự an toàn của hàng nghìn người, chứ không phải điều kiện sống tạm thời cho một nhóm cần cách ly.
Khu cách ly có thể khiến bạn bức bối, nhưng đây là điều cần thiết. Tôi đến đây với niềm tin mãnh liệt rằng mình có thể trở về nhà và đã được cứu mạng. Tôi sẵn sàng ngủ trên sàn bê tông lạnh lẽo nếu tôi bắt buộc phải làm thế.
SẼ KHÔNG AI ĐƠN ĐỘC
Cuộc trò chuyện với những người bạn Việt Nam dần đi đến hồi kết và chúng tôi tạm biệt nhau. Tôi ra ngoài chụp một vài bức ảnh và gọi điện cho người thân. Bất chấp đám đông đang ngày một lớn dần và những mối nguy hiểm ẩn mình trong đó, tôi vẫn kiên định với suy nghĩ chúng tôi ở đây cùng nhau chiến đấu.
Tôi mong muốn có một cuộc sống mới bên ngoài khu cách ly. Nhưng hiện tại, tôi phải ở lại đây để bảo vệ sự an toàn của người khác.
Tôi dần quen với nhịp sống thường ngày trong khu cách ly, không còn gì lạ lẫm nữa. Một số người tỏ ra buồn chán, số khác đang tận hưởng thời gian suy ngẫm. Khi số người trong khu cách ly tăng lên, có thể ban quản lý sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn vì có nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Tôi từng chứng kiến cuộc cãi vã của một cặp vợ chồng có con nhỏ trong phòng cách ly, bởi một cặp đôi khác cũng cần sử dụng phòng. Trong tương lai, nhiều vấn đề tương tự có thể phát sinh nhưng hiện tại, tình hình ở đây vẫn ổn, chúng tôi vẫn đoàn kết.
Từ những trải nghiệm của tôi ở Việt Nam, tôi thấy mình yêu nơi này. Tôi yêu con người Việt Nam với bản tính chu đáo, vị tha và sự hy sinh của họ cho gia đình. Tôi yêu phong cảnh, văn hóa và sự tôn trọng mà người Việt dành cho mình nếu tôi cũng tôn trọng họ.
Tôi đã đính hôn với một phụ nữ Việt Nam xinh đẹp, người có khả năng thấu hiểu sự khắc nghiệt của cuộc sống. Cuối cùng, tôi hy vọng một ngày nào đó tôi sẽ được Việt Nam cấp quốc tịch kép và trở thành một phần của đất nước này. Mỗi khi đến Việt Nam, tôi đều có cảm giác như trở về nhà.
Tôi mong muốn có một cuộc sống mới bên ngoài khu cách ly. Nhưng hiện tại, tôi phải ở lại đây để bảo vệ sự an toàn của người khác. Tôi có thể lên tiếng và thấy mình cần chia sẻ trải nghiệm của bản thân trong những ngày này.
Trải nghiệm trong khu cách ly dạy cho tôi rằng mối đe dọa từ dịch bệnh là rất thật.
Trải nghiệm trong khu cách ly dạy cho tôi rằng mối đe dọa từ dịch bệnh là rất thật. Tôi cảm thấy sợ hãi khi bị kiểm tra ở sân bay vì biết đâu mình có thể vô tình trở thành người nhiễm bệnh.
Thật đáng sợ khi phải vào khu cách ly và nói với những người thân yêu rằng mình không thể gặp họ, trong khi họ đang chờ đón ở sân bay. Đó là nỗi sợ hãi không biết số phận mình sẽ đi về đâu.
Thế nhưng, tôi tự nhủ mình đã lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn của trại trẻ mồ côi và dành cả đời để chiến đấu với nỗi sợ hãi. Tôi từng kinh qua những trải nghiệm kinh hoàng không thể kể xiết để có thể sống sót đến ngày hôm nay. Tôi đã chiến đấu để đạt được thành công cho mình và vì vậy, tôi sẽ vượt qua được hai tuần cách ly.
Sớm thôi, ở đây sẽ có 700 người. Và không ai đơn độc.
Từ những dòng tâm sự trên cho thấy việc bị cách li hông hề đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ. Sống trong khu cách li cho chúng ta đã hiểu ra nhiều hơn về cuộc sống, gần gũi với mọi người hơn và không những thế còn giúp kiể soát được dịch bệnh. Việc nước Anh và các nước phương Tây thực hiện chính sách "Miễn dịch Cộng đồng" và tự cho mình cái quyền tự do dân chủ quá cao thì hãy nhìn vào kết quả và thấy được quốc gia nào đang kiểm soát dịch tốt hơn. Việc bị cách li và tôn trọng quy địn của một quốc gia theo tôi là k hề vi phạm đến quyền tự do con người mà chỉ đang bảo vệ tốt nhất cho quốc gia của mình mà thôi!
Trả lờiXóađiểm khác nhau giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội nó thể hiện ở tính thần đoàn kết ,tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau mà không vì một lợi ích vật chất nào cả. Các bạn người Anh sang Việt nam cũng được đối đãi như người Việt Nam bởi vì chúng tôi không có gì ngoài tình thương không có lợi ích cá nhân khi mà cả nhân loại đang gặp nguy hiểm
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như bạn
Xóa