Lần đầu tiên tôi biết có một quán bar lại được gắn tên với Đức Phật ở Việt Nam: quán Buddha Bar & Grill (địa chỉ tại số 7 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM.
Ngày 21-3, trên Fanpage của Trung tâm Tin tức VTV24 đăng tải thông tin quán bar Buddha (địa chỉ tại số 7 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2) có diễn ra buổi tiệc St. Patrick’s Day. Bệnh nhân số 91 (phi công người Anh của hãng hàng không Vietnam Airlines) đã từng đến tham gia buổi tiệc này.
Tôi đọc xong, bỗng giật mình. Cái giật mình không phải bởi có thêm một ca nhiễm Covid-19 mới, mà giật mình vì tên gọi của quán: Buddha bar (Phật bar). Lần đầu tiên tôi biết có một quán bar lại được gắn tên với Đức Phật ở Việt Nam.
Vội vàng vào Facebook gõ thông tin, và không khó để tìm được trang Fanpage của quán này với tên gọi đầy đủ là: “Buddha Bar & Grill”. Ở phần thông tin tự giới thiệu có chia sẻ: Đây là một trong những quán bar và nhà hàng nổi tiếng nhất ở Thảo Điền trong 15 năm qua với các không gian phục vụ gặp gỡ, vui chơi, ăn uống như xem thể thao, chơi bi-a, nhạc sống…
Và những hình ảnh được đăng tải theo dạng nhật ký sự kiện, hoạt động của quán trên Fanpage này theo từng tháng, đủ để thấy đây là một điểm ăn chơi tầm cỡ giữa đất Sài Gòn dành cho giới trẻ thượng lưu – đặc biệt là người nước ngoài.
Kinh doanh quán bar không phải là một loại hình bị cản cấm ở Việt Nam, và tất cả chúng ta cũng không quan tâm về những gì diễn ra trong không gian đó. Điều đáng bàn ở đây là việc sử dụng tên gọi – một hình tượng tâm linh lớn là Đức Phật – người đại diện cho sự giác ngộ, thiền định, trí huệ, từ bi… cho một không gian xập xình ăn chơi nhảy múa liệu có phù hợp ở Việt Nam?
Theo thông tin tìm hiểu qua google thì ở nước ngoài cũng có một chuỗi nhà hàng, quán bar, spar mang tên Buddha Bar, có mặt tại thủ đô và thành phố của nhiều nước như Pari, Luân Đôn, Du-bai, Manila,… Như vậy không khó để nhận ra Buddha Bar & Grill Sài Gòn chính là sản phẩm ngoại lai du nhập từ những bèo bọt của văn hóa xứ người và đầu óc kinh tế thị trường chạy theo lợi nhuận.
Văn hóa phương Tây khác với nhiều với văn hóa truyền thống, đạo đức của Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy nên, việc bắt chước nước ngoài, đặt tên Buddha Bar ở về Việt Nam – một đất nước có tới 60% dân số là tín đồ theo đạo Phật (theo thống kê mới nhất của GHPGVN), liệu có phù hợp? Nó thể hiện một sự thách thức, tự do phóng túng quá trớn, vì đồng tiền mà gạt những giá trị đạo đức, truyền thống sang một bên của những người chủ quán này tại Sài Gòn..
Lang thang trong kho ảnh trên Fanpage của Buddha Bar & Grill, dễ dàng bắt gặp những tranh ảnh về Đức Phật được trang trí, trưng bày ở nhiều góc không gian khác nhau. Và 15 năm qua, Phật ở đó chiêm ngưỡng, “chịu tra tấn” trước những hình ảnh lố lăng, chướng tai gai mắt được phô bày hàng ngày, hàng giờ tại Buddha Bar & Grill, trên đất Sài Gòn.
Cuộc sống không có đúng – sai, mà chỉ là sự phù hợp hay chưa phù hợp. Một thứ có thể được coi là mốt, là sang, là đẹp ở xứ người nhưng chưa hẳn đã đẹp và phù hợp với nước ta.
Tôi nhớ khi sang Thái Lan, có bắt gặp tấm biển quảng cáo khổ lớn trên phố với nội dung:“Buddha is not for decoration, respect is common sense” nghĩa là Phật không phải để trang trí mà là điều cần được tôn trọng ở mọi nơi.
Rất mong các cơ quan văn hóa, ban ngành liên quan của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ sớm xem xét, lên tiếng về việc tên tuổi và hình ảnh của Đức Phật được sử dụng cho quán Buddha Bar & Grill (tại địa chỉ tại số 7 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2) để không gây bất bình trong cộng đồng Phật tử Việt Nam, trả lại sự tôn nghiêm cho hình tượng Đức Phật.
LƯƠNG ĐÌNH KHOA [Trúc Pháp Đăng]
Bài số 2 viết theo đặt hàng VTC News: https://vtc.vn/…/quan-an-choi-can-bo-ten-duc-phat-keo-ganh-…
Chủ quán Buddha Bar lúc đăng ký kinh doanh lấy tên khác.Điều này xét theo luật đã sai, xét về lòng người tín ngưỡng càng sai bởi mang tên là Phật(buddha) thì tại sao lại có màng nhảy nhót từng tưng từng tưng, ôm nhau hun chóc chóc để rồi thành một ổ dịch Covid 19 gây lan chết chóc ?!
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaKinh doanh quán bar không phải là một loại hình bị cản cấm ở Việt Nam, và tất cả chúng ta cũng không quan tâm về những gì diễn ra trong không gian đó. Điều đáng bàn ở đây là việc sử dụng tên gọi – một hình tượng tâm linh lớn là Đức Phật – người đại diện cho sự giác ngộ, thiền định, trí huệ, từ bi… cho một không gian xập xình ăn chơi nhảy múa liệu có phù hợp ở Việt Nam
Kinh doanh cũng phải có tâm chứ, đâu phải thích là làm được
Xóa