Báo Los Angeles Times (Mỹ) cuối tuần trước có bài xã luận tựa đề “Điều mà virus Corona vẫn chưa thể ngăn lại đó là hoạt động xây dựng lực lượng (trái phép) của Bắc Kinh ở biển Đông”. Bài viết xuất hiện sau khi tàu hải cảnh Trung Quốc (TQ) đâm chìm một tàu cá của Việt Nam ở Hoàng Sa vào đầu tháng 4, đã bị Việt Nam kịch liệt phản đối, yêu cầu TQ bồi thường.
Gây áp lực biển Đông trong mùa dịch
Ngay cả khi Chủ tịch TQ Tập Cận Bình phát động “cuộc chiến tranh toàn dân” chống đại dịch COVID-19 thì ở một mặt trận khác, các tàu chiến của TQ vẫn bận rộn: Duy trì chiến dịch gây áp lực lên biển Đông, nơi TQ tiếp tục xây dựng lực lượng quân sự, dự báo trước một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Ở biển Đông, các tàu hải cảnh TQ cùng với đội dân quân biển (tàu cá có vũ trang) tiếp tục quấy rối các tàu cá, tàu quân sự và các hoạt động khai thác kinh tế hợp pháp của các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Trong khi tại vùng biển này, yêu sách đường chín đoạn của TQ với tham vọng “nuốt gần trọn vẹn biển Đông” không được bất kỳ quốc gia nào đồng ý.
Theo Los Angeles Times, tháng trước hải quân TQ tiến hành cuộc tập trận với một hạm đội tàu ngầm, chiến đấu cơ và các tàu tên lửa tấn công nhanh. Cuộc tập trận diễn ra khi một tàu sân bay của Mỹ đang cách xa Guam (một cứ điểm quan trọng của chiến lược quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương) hàng ngàn dặm. Lực lượng hải quân Mỹ trên tàu, bao gồm thuyền trưởng đều dương tính COVID-19.
Cuối tháng 3, hãng thông tấn của TQ Tân Hoa xã cho biết chính quyền Bắc Kinh đã đưa vào hoạt động hai trạm nghiên cứu trên đá Subi và đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Mặc dù TQ gọi đó là các trạm nghiên cứu các vấn đề môi trường biển nhưng giới quan sát cho rằng Bắc Kinh có thể biến chúng thành tiền đồn thăm dò dầu khí và các loại tài nguyên quý hiếm.
Đầu tháng 4, tàu hải cảnh TQ đâm tàu cá Việt Nam. Các động thái diễn ra khi TQ vẫn đang tiếp tục chiến đấu chống COVID-19 nhưng đáng chú ý hơn là các nước khác còn bận rộn hơn khi đại dịch bùng phát. Điển hình, cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines dự kiến vào tháng 5 đã bị hủy vì COVID-19. Các chuyến thăm của tàu sân bay và các hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi sự lan rộng của đại dịch.
Các tàu hải cảnh Trung Quốc bị cáo buộc tham gia hoạt động đe dọa, bắt nạt tàu thuyền các nước khác ở biển Đông. Ảnh minh họa: XINHUA
Suy giảm uy tín và vị thế
Chính quyền Trump chỉ trích TQ lợi dụng dịch bằng cách một mặt tỏ ra giúp đỡ các nước chống dịch nhưng cùng lúc triển khai quân đội siết chặt vòng vây các thực thể TQ chiếm đóng trái phép ở biển Đông, gia tăng áp lực và sự bắt nạt bất chấp quy định luật pháp quốc tế và yêu sách chính đáng của nước khác.
Bên cạnh đó, Collin Koh, chuyên gia từ Chương trình An ninh hàng hải, ĐH Nanyang, nhận định trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng phức tạp, một số quốc gia Đông Nam Á có thể hoan nghênh sự giúp đỡ từ TQ nhưng chính phủ các nước này cũng nhận thức được ý đồ của Bắc Kinh là tiếp tục gia tăng áp lực trên biển khi các nước đang bận rộn chống dịch. Nói cách khác, không có chuyện TQ giúp đỡ chống dịch thì có thể đổi bằng ảnh hưởng trên biển, mô típ ngoại giao theo kiểu đánh đổi, mua chuộc mà Bắc Kinh ưa chuộng.
Không có sự tạm ngừng hay giảm thiểu các hoạt động của TQ ở biển Đông. Dường như điều đó là cách hành xử như thường lệ của quân đội TQ lẫn các lực lượng hải cảnh của nước này.
COLLIN KOH, H Nanyang, Singapore
“Chắc chắn rằng (các hành động của TQ ở biển Đông) sẽ có những ảnh hưởng lên niềm tin và cách nhìn nhận của chính phủ các nước đối với những ý định của Bắc Kinh. TQ sẽ phải có những nước cờ rất thận trọng nếu không muốn thấy những thành quả “ngoại giao dịch COVID-19” bị hủy hoại bởi những gì nước này đang làm ở biển Đông” - chuyên gia Collin Koh nhận định.
Sau khi tàu hải cảnh TQ đâm chìm tàu cá Việt Nam, phía Mỹ và Philippines đã không ngừng chỉ trích TQ lợi dụng lúc thế giới chống dịch để bắt nạt nước khác ở biển Đông. Bằng những động thái vi phạm luật pháp quốc tế như vậy, TQ đang tự làm suy giảm uy tín và vị thế nước lớn của họ, bất chấp nước này có tham gia các nỗ lực quốc tế nhằm chống dịch trong thời gian qua.
Chống dịch: Mỹ không ngồi yên chờ Trung Quốc thắng
Một số chuyên gia quốc tế lo ngại đại dịch COVID-19 sẽ khiến vị thế Mỹ và TQ hoán đổi, khi “nước Mỹ trên hết” của ông Trump loay hoay rút chân ra khỏi các hoạt động chung của cộng đồng quốc tế; trong khi TQ đang gây ảnh hưởng lên các nước thông qua những chương trình viện trợ, cung cấp vật tư y tế và giúp đỡ hàng trăm quốc gia trên thế giới chống dịch.
Tuy nhiên, hiện Mỹ đã tăng viện trợ, đóng góp một khoản hỗ trợ 274 triệu USD cho các chương trình hỗ trợ sức khỏe và nhân đạo khẩn cấp toàn cầu, trong đó riêng khu vực Đông Nam Á nhận 18 triệu USD. Mỹ cũng bắt đầu tham gia mạnh mẽ các hoạt động nghiên cứu và sản xuất vaccine.
HỒNG VĂN
Giữa lúc cả thế giới đang oằn mình chống giặc dịch bệnh thì chỉ có Trung Quốc vẫn tiếp tục tung ra những chiêu trò dơ bẩn để xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Đây là một hành động phi hữu nghị, vi phạm luật pháp quốc tế nghiêm trọng và đáng bị lên án
Trả lờiXóaBạn nói đúng, không thể tin được ông hàng xóm rất xấu bụng này được
XóaTrung QUốc đúng là thâm đôc khi mà cả thế giới đang gồng mình chống dịch covid 19. vậy mà Trung Quốc lại rắp tâm khiên chiến ở biển đông, những lần tập trận hay cho tàu quân sự đi vào vùng biển của Việt Nam là những hành động khiêu khích gây hấn, gây căng thẳng. Đúng là Thâm như Tàu
Trả lờiXóa