Bài chép về từ trang Google.tienlang
Chuyện nóng mùa Covid- CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA UBND TP HÀ NỘI LÊN TIẾNG BÓC MẼ BÀI BÁO SAI SỰ THẬT CỦA BÁO THANH NIÊN
Lời dẫn: Lúc 16:27 - 17/04/2020 báo Thanh niên đăng bài “Giọt nước mắt phía sau những “cây ATM gạo”, link đây:
Chỉ cần đọc lướt qua đã thấy thông tin trong bài là sai sự thật, là xuyên tạc bịa đặt nhằm bôi nhọ chính quyền và nhân dân Thủ đô nói chung. Từ ngày 17/4 đến nay, cư dân mạng vô cùng bức xúc về bài báo này. Bác Tre Làng đã đăng 2 bài về vụ này, trong đó có bài KỀN KỀN KHÓC!
Vừa mới đây, lúc 11:17 ngày 20/4/2020, báo Kinh tế đô thị- Cơ quan ngôn luận của UBND TP Hà Nội đã lên tiếng phản bác thông tin xuyên tạc của báo Thanh niên. Google.tienlang trân trọng giới thiệu.
********
Thông tin người dân “chạy ăn từng bữa” trong mùa dịch là không chính xác
VÂN NHI 20-04-2020 11:17
Kinhtedothi – Vừa qua, một số tờ báo đưa thông tin về những mảnh đời, số phận tại Hà Nội bỗng nhiên rơi vào cảnh “chạy ăn từng bữa” do quyết định giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 gây bức xúc trong dư luận. Song, thực tế, những trường hợp đó đều đã được chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và các nhà hảo tâm hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết để đảm bảo cuộc sống hàng ngày.
Chuyện không chỉ bây giờ
Sau khi bài viết: “Giọt nước mắt phía sau những “cây ATM gạo” phản ánh nỗi cơ cực, vất vả của người dân đến nhận gạo miễn phí được đăng tải trên báo Thanh Niên Online ngày 17/4, chính quyền các địa phương nơi có những nhân vật được phản ánh trong bài viết đã có thông tin làm rõ về vấn đề này. Đồng thời khẳng định, tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”… không phải bây giờ mới diễn ra mà đã được thực hiện từ nhiều năm trước.
Phường Cổ Nhuế 2 trao quà hỗ trợ cho gia đình bà Nguyễn Thị Ngọ ngày 7/4/2020.
Cụ thể, đối với trường hợp của bà Nguyễn Thị Ngọ, tổ dân phố Trù 1, lãnh đạo phường Cổ Nhuế 2 cho biết, trước đây, gia đình bà Ngọ thuộc hộ nghèo của phường. Năm 2015, được sự giúp đỡ của 2 nhà hảo tâm và Hội liên hiệp Phụ nữ phường đã tiến hành sửa chữa nhà cho gia đình bà Ngọ với số tiền là 65 triệu đồng. Năm 2018, phường Cổ Nhuế 2 đã kêu gọi được một nhà hảo tâm giúp đỡ mỗi tháng 1 triệu đồng với tổng số tiền là 12 triệu đồng. Chưa hết, trong các dịp lễ tết, gia đình bà Ngọ và các hộ nghèo, cận nghèo khác trên địa bàn đều được chính quyền địa phương quan tâm, thăm hỏi, tặng quà hỗ trợ đầy đủ… Nhờ đó, cuối năm 2019, thực hiện chủ trương rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo giai đoạn 2016 – 2020, gia đình bà Ngọ được đưa ra khỏi hộ nghèo có một thành viên đang trong độ tuổi lao động.
Liên quan đến trường hợp của bà Ngọ, lãnh đạo phường Cổ Nhuế 2 cho biết, trong thời gian phòng chống dịch Covid 19, xét thấy gia đình bà Ngọ vẫn còn khó khăn nên phường đã đề xuất Câu lạc bộ thiện nguyện Cổ Nhuế tặng quà cho gia đình bà Ngọ như các gia đình chính sách, mỗi hộ 10kg gạo. Tiếp đó, ngày 19/4, tổ công tác của phường Cổ Nhuế 2 đã xuống tặng quà hỗ trợ lần 2 cho gia đình bà Ngọ gồm 10kg, 1 thùng mỳ tôm, nước mắm, dầu ăn, bột canh. Cũng trong ngày, UBND phường Cổ Nhuế 2 đã tặng cho gia đình bà Ngọ 20kg gạo và 500.000 đồng…
Nhà của bà Đàm Thị Thịnh.
Tương tự, tại phường Quan Hoa – nơi bà Đàm Thị Thịnh, một trong những nhân vật trong bài viết “Giọt nước mắt phía sau những “cây ATM gạo”, lãnh đạo UBND phường Quan Hoa cho biết, trên địa bàn phường không có hộ nghèo (5 trường hợp), tất cả những hộ cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn… đều được chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể và nhà hảo tâm quan hỗ trợ nhằm đảm bảo cuộc sống, đặc biệt là thời điểm dịch Covid-19. Cụ thể, theo thống kê của UBDN phường Quan Hoa, tính đến ngày 17/4, các tổ chức đoàn thể, nhà hảo tâm đã hỗ trợ 268 suất quà trị giá hơn 58 triệu đồng và 1.320kg gạo, 270 thùng mỳ tôm, 203 chai dầu ăn, 203 chai nước mắm và 940 quả trứng… cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn,
Đảm bảo hỗ trợ đúng người, đúng đối tượng
Theo lãnh đạo UBND phường Quan Hoa, việc đảm bảo cuộc sống những hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19. Tuy nhiên, đối với những trường hợp khác thì phải do tổ dân phố và các tổ chức đoàn thể thẩm định, lập danh sách trình lên. Trường hợp của bà Đàm Thị Thịnh là một ví dụ, mặc dù theo phản ánh của các phương tiện thông tin truyền thông thì gia đình bà Thịnh hết sức khó khăn.
Song, hiện tại bà Thịnh đang ở cùng với người cháu nội (SN 2001, đã đi làm), bên cạnh là nhà con trai. Bà Thịnh có nhà 4,5 tầng kiên cố bê tông cốt thép, diện tích mặt sàn khoảng 30m2, tầng 1 phòng khách, bếp, tầng 2 bà cháu ở, tầng 3 cho thuê (từ Tết để không do sinh viên chưa đi học trở lại). Vật dụng trong nhà có đầy đủ ti vi, xe máy, điện thoại, tủ lạnh, bếp từ, điều hòa, bình nóng lạnh, máy giặt... Hiện bà Thịnh sống bằng tiền tiết kiệm do mới bán đất cách đây khoảng 3 năm. Đặc biệt, theo lãnh đạo phường Quan Hoa, trong nhiều đợt họp bình xét của các ban, ngành, đoàn thể khu dân cư đều không đưa hộ bà Thịnh vào diện đề nghị phường hỗ trợ hàng năm cũng như trong dịp dịch Covid-19.
Lực lượng chức năng phường Quan Hoa trao quà hỗ trợ cho gia đình bà Đàm Thị Thịnh sáng 20/4/2020.
Trao đổi với chúng tôi, bà Thịnh cho biết, những năm qua, đặc biệt là trong mùa dịch Covid-19 được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là sự chia sẻ của con cháu gia đình, số tiền tiết kiệm được từ việc bán 60m2 đất nên cuộc sống cũng tạm ổn. Khi được hỏi, cuộc sống đã đầy đủ sao còn phải đi lấy gạo tài trợ, bà Thịnh cho biết: "Tôi thấy hàng xóm đi thì cũng đi thôi, nhưng đi đúng lúc chỗ phát gạo đã nghỉ nên không lấy được."
Trong khi đó, em Nguyễn Hồng Lam Phương (sinh năm 2001), cháu của bà Thịnh cho biết, từ khi có dịch, bà đã tích trữ đầy đồ ăn trong nhà nên không lo thiếu đồ ăn. Cũng theo em Lam Phương, trước khi dịch Covid-19 xảy ra, em làm việc tại một cửa hàng bánh ngọt trên đường Nguyễn Khánh Toàn, song lo ngại về dịch, em đã chủ động xin tạm nghỉ để phòng chống dịch. “Cuộc sống của gia đình em vẫn ổn, bà em còn vừa phụ thêm tiền cho em để mua một chiếc xe máy mới trị giá hơn 32 triệu đồng” – em Lam Phương cho biết.
Như vậy có thể thấy, để đảm bảo cuộc sống của những trường hợp yếu thế, người bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, chính quyền các địa phương và các đoàn thể xã hội, nhà hảo tâm đã có những hỗ trợ rất kịp thời, đầy đủ để đảm bảo cuộc sống của người dân. Điều quan trọng nhất chính là ý thức của người dân trong việc thực hiện solgan của các chương trình từ thiện trong mùa dịch Covid-19: “Nếu khó khăn, cứ lấy một phần. Nếu bạn ổn, xin nhường cho người khác”.
“Trước kia, khi cháu bà Thịnh còn nhỏ, gia đình có khó khăn thật, nhưng từ khi bán đất, xây nhà, có phòng trọ cho thuê… thì cuộc sống đã tốt hơn rất nhiều so với những hộ khác trong khu vực và tổ dân phố, nếu hỗ trợ cho gia đình bà Thịnh có lẽ gần nửa tổ cũng phải được hỗ trợ”. - Ông Phạm Văn Động – Tổ trưởng tổ dân số 9, phường Quan Hoa
Bùi Ngọc Trâm Anh Giới thiệu
Tinh thần "lá lành đùm lá rách" là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Nhưng không hiểu sao trong thời đại ngày nay nó lại bị hiểu sai và thậm chí bị làm méo mó, nghi ngờ vô căn cứ. Những cơ quan chính quyền phải lên tiếng xác nhận để không xảy ra tình trạng thông tin sai lệch đăng tải lên mạng xã hội
Trả lờiXóaBáo chí đã đăng là phải đúng sự thật; cần phải xử lý nghiêm khắc các trường hợp đăng bài không đúng như thế này
XóaĐây là phản hồi của thanhnien.vn : *(Cập nhật ngày 20.4.2020) Sau khi bài viết được đăng tải, bạn đọc có phản hồi về hoàn cảnh bà Đàm Thị Thịnh (76 tuổi, trú quận Cầu Giấy, Hà Nội). Báo Thanh Niên đã xác minh và thấy bà Thịnh không thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo của Hà Nội, nhưng có hoàn cảnh khá đặc biệt: chồng mất, 4 người con trai nghiện ma túy, trong đó 3 người đã mất, 1 người đang đi cai nghiện. Bà Thịnh phải một mình nuôi cháu nội từ bé, bản thân sức khỏe yếu, không có thu nhập thường xuyên ổn định. Bà Thịnh không thuộc diện hộ nghèo nhưng vẫn đến điểm nhận quà từ thiện mùa dịch bởi vì "hãy lấy một phần, nếu bạn khó khăn". Trân trọng cảm ơn những góp ý của bạn đọc!
Trả lờiXóaChẳng nhễ trách nhiệm của người viết báo chỉ dừng ở việc đưa thông tin theo cái cách chủ quan mà họ thấy còn lại thì không cần đính chính xác minh? Đưa thông tin như vậy chẳng khác nào bảo chính quyền không quan tâm nhân dân mà sự thật thì lại không phải như vậy. Những ai thuộc diện chính sách được hỗ trợ thì chắc chắn sẽ đều được hỗ trợ cả thôi
Trả lờiXóaNếu một cá nhân đảm bảo các điều kiện thì chắc chắn sẽ được hỗ trợ, nhưng phải đảm bảo đúng điều đó chứ nếu ai cũng kể khổ , kể khó của mình ra thì ai cũng có cái khổ cả. Mà đất nước chẳng phải là cường quốc, làm gì có điều kiện hỗ trợ cả những người mà họ ít ra vẫn còn đủ ăn trong khi còn rất nhiều người đang chờ cái sự giúp đỡ đó vì họ đã cận kề với cái đói rồi
Trả lờiXóaVấn đề là bài báo đã cố tình lèo lái dư luận để làm ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền TP Hà Nội
XóaBáo thanh niên luôn nổi tiếng với cái trò đăng thông tin không đúng sự thật nên bài báo này cũng chỉ là đúng bản chất bịa đặt thiếu tính chính xác của trang báo này thôi. Có điều là việc đăng sai trong tình hình dịch này thực sự càng gây bức xúc hơn vì nếu ai không rõ thì có thể sẽ hiểu sai cho chính quyền không quan tâm nhân dân, không rõ đây là vô ý hay cố tình của tờ báo này nữa
Trả lờiXóaCần phân biệt rõ những ai được hưởng những chính sách hỗ trợ từ nhà nước, chứ nếu như bản thân mình đã chẳng đóng góp được gì cho nhà nước rồi thì đừng có mà chỉ biết đứng đó "mèo khóc chuột" hộ những người vốn chưa đủ Đk được hỗ trợ. Còn rất nhiều người nghèo hơn đang được chờ những thứ hỗ trợ đấy hơn, ai xứng đáng được nhận thì vẫn sẽ được nhận thôi
Trả lờiXóaNgười mẹ đó (bà Thịnh) đáng trách (có tận 4 người con cùng nghiện nên không chăm lo cho bà và gia đình được) nhưng có thể được nhận hỗ trợ (ví như khó khăn đột xuất là chuyện bình thường trong cuộc sống) và cái nhà báo đưa tin thì phải tìm hiểu kỹ, có tâm chứ chớ có viết theo lối giẻ rách, xiên quằng, xọ sẹo thích thì vứt là không được mà ảnh hưởng đến mọi người và đến chính bản thân tờ báo và quan trọng hơn đó là xã hội nhìn nhận cái tờ báo của tuổi trẻ Việt Nam làm chủ quản chuyên đưa tin giật gân câu khách, mất uy tín.
Trả lờiXóaBạn nói đúng; viết bài phải đúng sự thật và có tâm trong nghề, không thể câu khách kiểu đó được
XóaCác bình luận của độc giả ngày càng chất lượng. Tín hiệu tốt cho Tre làng.
Trả lờiXóaKhông hiểu nỗi mấy tờ báo ngày nay nữa, đã làm báo thì phải viết đúng sự thật chứ, đằng này cứ đua nhau về lượt view, lượt đọc, việc báo thanh niên tưởng chừng cũng là một trang báo uy tín nay lại chưa tìm hiểu kĩ đã vội vàng xuất bản một cái bài bịa đặt xuyên tạc sự thật như vậy được. Không thể chấp nhận nổi
Trả lờiXóaTìm những người nghèo, người bị khó khăn đặc biệt để cộng đồng dân cư hỗ trợ, chia sẻ trong lúc bị hoạn nạn là tốt, nhất là của các báo. Tuy nhiên mọi người, nhất là các tờ báo đừng vì cái riêng của mình mà đưa tin giật gân, câu khách không đúng sự thật dễ gây mất lòng tin của độc giả, như thế rất bất lợi cho chính mình, cho xã hội. Đối với tờ Thanh niên trong vài năm gần đây hình như không chọn lọc PV, nhiều Pv không có Tâm với báo chí, đến BBT trình độ chính trị, nhận thức cũng rất kém nên để xảy ra quá nhiều sai sót rất đáng bị phê phán thậm chí có việc cấp có thẩm quyền nên đóng cửa để chấn chỉnh thì tốt hơn.
Trả lờiXóanhà nước Việt Nam là nhà nước của dân do dân và vì dân, chính vì thế chính quyền không bao giờ quên giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn kể cả lúc bình thường hay trong lúc dịch bệnh, những hỗ trợ đó cứ đến hàng tháng chứ không cần phải phô trương. Tuy nhiên dạo gần đây có một số nhà báo chỉ viết ở một khía cạnh khiến thông tin sai lệnh đi nhiều
Trả lờiXóavẫn là những câu chuyện về việc đánh tráo thông tin của một số anh chị nhà báo. Không hiểu các anh chị tiếp cận thông tin kiểu gì hay là cố tình câu view, câu like mà viết bài một cách hời hợt như thế, toàn đưa thông tin sai đến nhân dân. Nhà nước ta luôn quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà không để ai tụt lại phía sau.
Trả lờiXóaCác báo khi viết và đăng bài phải kiểm chứng; chứ không thể viết ào ào và đăng không kiểm chứng như vậy được
Trả lờiXóa