Ong Bắp Cày
Nhắc đến 30 tháng 4 là đám vong nô hủi quốc và đám cơ hội chính trị trong nước lại cảm thấy tức tối. Chả thế hàng năm cứ đến ngày này, chúng lại sủa nhặng xị ngậu với đủ thứ biện minh cho nỗi điếm nhục của cái gọi "chế độ VNCH".
Thật nực cười khi lác đác đây đó có những kẻ trở cờ phát biểu rằng "Người Mỹ không thua vì tổng số thương vong, người Mỹ bị thiệt hại ít hơn hẳn đối phương" hay "Cuộc chiến tranh này với mục tiêu ngăn chặn làn sóng Cộng sản ở Đông Nam Á đã thành công nên không thể nói là Chính phủ Mỹ thất bại"(!). Trong đám trở cờ ấy có Nguyễn Hữu Vinh, chủ blog Ba Sàm, người âm mưu viết lại lịch sử dân tộc bằng cái gọi là "Việt sử ký". Xem ảnh bên.
Nguyễn Hữu Vinh viết: "Không thể gọi đây là cuộc chiến "Chống ngoại xâm", "Giải phóng miền Nam" hay chiến tranh "Chống Mỹ cứu nước"... bởi vì trước khi Mỹ đưa quân vào miền Nam, đã xảy ra chiến tranh ở 2 miền Nam - Bắc và sau khi Mỹ rút quân thì Nam - Bắc vẫn tiếp tục đánh nhau (vả lại, khi Mỹ đưa quân vào miền Nam thì ở miền Bắc cũng đã có sự hiện diện của của quân Liên Xô và Trung Quốc)".
Nói thẳng ra, Vinh đang tìm cách đặt lại tên cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam bằng cách đánh tráo bản chất của cuộc chiến. Vinh tìm cách biến cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thành cuộc nội chiến Nam Bắc, và xa hơn là tuyên truyền cho luận điệu "miền Bắc xâm lược miền Nam" hay "cưỡng chiếm miền Nam". Bằng cách này, Nguyễn Hữu Vinh đã gột rửa tội lỗi cho Mỹ và chư hầu, đồng thời biến chế độ tay sai ngụy quân, ngụy quyền thành nạn nhân của cuộc chiến.
Cần phải nói rằng, thứ rác rưởi như Nguyễn Hữu Vinh không có tư cách gì để đặt tên cho cuộc chiến vĩ đại của dân tộc. Chính người dân Việt Nam đã đặt tên cho cuộc chiến trước 1975 là cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ, nhằm nói rõ với thế giới cũng như nhắc nhở con cháu về bản chất cuộc chiến. Chỉ những kẻ vong ơn bội nghĩa mới tìm cách lươn lẹo, bóp méo lịch sử, đánh tráo bản chất cuộc chiến nhằm phủ nhận công lao to lớn của đảng, nhà nước và nhân dân trong việc đánh đuổi quân xâm lược mà thôi.
Từ phía bên kia chiến tuyến, trong cuốn hồi ký với tiêu đề "Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam", Robert S.McNamara, từng là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thời kỳ chiến tranh Việt Nam, không chỉ thừa nhận thất bại của Mỹ, coi đó là “một thảm kịch”, mà còn thừa nhận đây là cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ gây ra do những sai lầm về chính trị của nhiều đời tổng thống.
TS Trần Chung Ngọc, là một cựu sĩ quan nguỵ từng là giảng viên Trường sĩ quan Trừ bị Nam Định đã viết: "Ngày 30/4/1975 không chỉ có nghĩa là ngày đất nước thống nhất, chủ quyền trở lại tay người Việt Nam, mà còn là ngày người dân Việt Nam, trừ những kẻ có tâm cảnh phi dân tộc hay tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, bất kể thuộc chính kiến hay phe phái nào, đều có thể hãnh diện ngẩng mặt nhìn thẳng vào mắt kẻ đối thoại, bất kể là họ thuộc lớp người nào, ở địa vị nào, thuộc quốc gia nào. Tôi ở phe thua trận, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như ngày 30/4/1975, đã mang đến cho tôi một niềm hãnh diện được làm một người Việt Nam, một người Việt Nam không "Quốc gia" không Cộng sản, không Nam không Bắc, một người Việt Nam không từ bỏ gốc gác tổ tiên, không từ bỏ lịch sử khi vinh khi nhục của quốc gia, và lẽ dĩ nhiên rất hãnh diện với lịch sử chống xâm lăng của dân tộc. Khía cạnh tích cực nhất của ngày 30/4/75 là trên đất nước không còn cảnh bom đạn, cảnh đồng bào bắn giết nhau, và nhất là đất nước đã vắng bóng quân xâm lược.".
Một kẻ trở cờ nổi tiếng là Bùi Tín (đã chết) sau khi phản bội tổ quốc chạy sang Pháp đã phải viết rằng "Ngày 30/4 không có miền Bắc thắng hay miền Nam bại, chỉ có đế quốc Mỹ là kẻ bại trận và nhân dân Việt Nam là người chiến thắng". Vì phát biểu này nên Bùi Tín bị đám chống cộng hải ngoại rủa xả không thương tiếc.
Để đánh lừa người đọc, trên trang Basam, Nguyễn Hữu Vinh viết: "Ngày 31-3-1973 là ngày mà những người lính Mỹ, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự Mỹ cuối cùng rút khỏi VN. Nhưng từ ngày 31-3-1973 đến 30-4-1975, chiến tranh vẫn còn hiện diện trên mảnh đất Việt Nam. Gọi như các báo trong nước "38 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng", vậy miền Nam "hoàn toàn giải phóng" khỏi tay ai? Không thể "giải phóng" khỏi Mỹ vì lúc đó Mỹ đâu có mặt ở miền Nam mà "giải phóng"?
Khỏi phải nói, đây có lẽ là một trong những phát biểu ngu xuẩn bậc nhất. Thực tế Mỹ chỉ rút quân tượng trưng, số còn lại đã được "dân sự hóa" và vẫn hà hơi tiếp sức cho đám tay sai ngụy quân ngụy quyền ở miền Nam Việt Nam và sử dụng chiêu ngoại giao đa diện để thực hiện ý đồ.
Trong cuốn "Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và Bài học", Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.316 đã viết: "Ngày 3-4-1973, tại San Clemente thuộc bang Caliphoocnia (Mỹ) diễn ra cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Níchxơn và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu. Hai bên đã ra thông cáo chung, trong đó, phía Mỹ tái khẳng định cam kết sẽ tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn và “Mỹ sẽ trả đũa không thương tiếc mọi vi phạm lệnh ngừng bắn”. Điều này có nghĩa là, tháng 3/1973 sau khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, trên danh nghĩa Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, nhưng vẫn hà hơi tiếp sức cho đám tay sai của mình ở Việt Nam và đám tay sai này vẫn là con rối trong tay chính phủ Mỹ, thực hiện ý đồ của chính phủ Mỹ tại Việt Nam.
Trên thực tế, Mỹ và tay sai đã không thực hiện đúng những gì buộc phải ký trong Hiệp định Paris. Thay vì phải phá hủy các căn cứ quân sự của quân đội Mỹ trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam như đã quy định tại Điều 6 của Hiệp định Paris, thì ngược lại, phía Mỹ đã chuyển giao toàn bộ những cơ sở này cho ngụy quân ngụy quyền Sài Gòn. Đối với số lượng máy bay chiến đấu, quân đội Mỹ không chuyển về nước mà phân tán sang các căn cứ quân sự ở Thái Lan nhằm sẵn sàng chi viện cho quân đội Sài Gòn và can thiệp vào miền Nam Việt Nam khi cần thiết. Từ cuối năm 1972 đến đầu năm 1973, phía Mỹ đã chuyển gấp cho quân đội Sài Gòn tổng cộng 700 máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép, bổ sung dự trữ vật tư chiến tranh là 2 triệu tấn và những viện trợ khác trị giá lên tới 2.670 triệu đô la năm 1973.
Ngày 29/3/1973, Bộ Tham mưu quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam làm lễ cuốn cờ. Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam cùng với 2.510 lính Mỹ cuối cùng lặng lẽ ra sân bay Tân Sơn Nhất rời khỏi Việt Nam dưới sự kiểm soát và giám sát của Ủy ban quốc tế và các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ban liên hiệp quân sự 4 bên. Cùng ngày, những người lính Nam Triều Tiên và Philippines cũng lên đường rút về nước. Tuy nhiên: “Thay vì triệt thoái các căn cứ của mình, Mỹ đã trao lại cho Nam Việt Nam trước khi Hiệp định Paris có hiệu lực. Hàng tiếp tế được dán nhãn phi quân sự và được coi là đủ điều kiện để chuyển giao. Đoàn cố vấn quân sự được thay thế bằng tổ chức dân sự 9.000 người, trong đó, rất nhiều người được cho giải ngũ và đưa vào phục vụ chính quyền Việt Nam”.
Như vậy, cái "tổ chức dân sự' kia chính là quân đội Mỹ giả dạng. Thực tế chỉ một nhúm nhỏ lĩnh Mỹ rút khỏi miền Nam, số đông còn lại được "dân sự hóa" hay "cải trang" để đánh lừa dư luận. Đây cũng là chiêu mà Nguyễn Hữu Vinh đang sử dụng lại để đánh lừa người đọc nhằm chứng minh Việt Nam giải phóng đất nước từ tay người Việt Nam chứ không phải từ tay người Mỹ và vì thế cuộc chiến tranh ấy là "Nội chiến".
Bên cạnh đó, Mỹ tiếp tục xúc tiến mạnh mẽ con bài ngoại giao thân thiện với cả Liên Xô và Trung Quốc, khoét sâu vào mâu thuẫn giữa hai cường quốc này để nhằm hạn chế tới mức thấp nhất sự ủng hộ và giúp đỡ của hai nước đối với sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Các hoạt động ngoại giao xảo quyệt của phía Mỹ đã tạo ra những khó khăn và ảnh hưởng nhất định tới cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Trên thực tế, từ năm 1969 trở đi, Liên Xô đã từng bước thực hiện cắt giảm viện trợ cho Việt Nam, đặc biệt là về viện trợ quân sự; Việt Nam đã không nhận thêm được quả tên lửa nào. Cho tới những năm 1974 -1975 thì nguồn viện trợ của hai nước Liên Xô, Trung Quốc dành cho Việt Nam gần như không đáng kể. Nếu như năm 1973, viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam trị giá 248 triệu rúp thì sang năm 1974 đã tụt giảm còn 98 triệu rúp và năm 1975 chỉ còn 76 triệu rúp. Tương tự, viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Việt Nam cũng không ngừng giảm, năm 1973 trị giá 1.415 triệu tê nhưng năm 1974 chỉ còn 452 triệu tệ và năm 1975 là 196 triệu tệ. Tính riêng về vũ khí, trang bị năm 1973, viện trợ hai nước đã giảm 60% so với năm 1972, năm 1974 giảm còn 34% và năm 1975 lại tiếp tục giảm chỉ bằng 11% so với năm 1972.
Tuy nhiên, phía Mỹ và đám tay sai đã không tính hết được rằng, về đường lối đối nội và đối ngoại của Việt Nam những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tỏ ra tương đối độc lập. Việt Nam vẫn tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của đông đảo nhân dân và các quốc gia trên thế giới; không bị chi phối lớn bởi Liên Xô và Trung Quốc; Việt Nam cũng đã tự chủ được hoàn toàn về chiến lược, chiến thuật giải phóng đất nước, làm chủ được kỹ thuật quân sự và quan trọng là vào lúc này toàn thể dân tộc đã nỗ lực dồn sức người sức của thực hiện quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Thực tế, dù có diễn giải cuộc chiến tranh vĩ đại chống quân xâm lược Mỹ thế nào đi nữa thì, "lửa cũng không thể gói được giấy". Cuộc chiến ấy mãi mãi vẫn là cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, giải phóng dân tộc.
Đất nước, con người, dân tộc Việt Nam được như ngày hôm nay là sự khẳng định tính đúng đắn của con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn. Chỉ có những kẻ phản bội, lòng dạ xấu xa, vô trách nhiệm với Tổ quốc, với quê hương, giả nhân, giả nghĩa, những kẻ tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động hoặc những người vì lý do, động cơ cá nhân, đầu óc hẹp hòi, suy nghĩ một cách mù quáng mới cố tình phủ nhận lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sự thật khách quan trong quá trình phát triển của đất nước.
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác, tôi hoàn toàn ủng hộ
XóaNhưng mà Nguyễn Hữu Vinh là thằng nào, làm gì, ở đâu???
Trả lờiXóaCHiến thắng 30/4/1975 đã chấm dứt hoàn toàn 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đập tan haonf toàn mưu đồ của Mỹ - Ngụy, mở ra thời kì thống nhất đất nước. Niềm tự hào ấy đến nay vẫn còn trong mỗi người con Việt Nam. CÓ hòa bình hôm nay là nhờ cha ông đã hy sinh để giữ từng tấc đất của tổ quóc, chúng ta không có quyền xuyên tạc ý nghĩa của sự kiện lịch sử này.
Trả lờiXóaQua những ý kiến mà Vinh nêu ra để ngụy biện cho việc Mỹ xâm lược Việt Nam và việc dân tộc Việt Nam đánh cho Mỹ cút, đánh đổ ngụy quyền Sài gòn, thống nhất đất nước vào Mùa xuân năm 1975 thì thấy rằng Vinh là một thằng Đại Ngu; và có lẽ với những thằng như vầy thì nên coi nó là một thằng có đầu óc, nhân phẩm chỉ là loài chó lợn mà thôi, mà đã là loài chó lợn thì con người không nên tiếp chuyện làm gì để tránh bị dây cứt bẩn vào người.
Trả lờiXóaNhững kẻ bán nước cầu vinh như Nguyễn Hữu Vinh thì sẽ bị người đời nguyền rủa suốt đời
XóaTừ năm 1954 đến nay, các thế lực phản động trong và ngoài nước vẫn luôn vận cớ cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc nội chiến giữa hai miền Nam - Bắc. Tuy nhiên, không nên và không thể xuyên tạc Lịch sử một cách trơ trẽn như thể, bởi vì đó không phải là cuộc nội chiến của người Việt mà là cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Trả lờiXóaGiá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc là không thể phủ định. Vậy mà có kẻ chỉ vì những đồng đô-la được bố thí mà vẫn cố tình xuyên tạc sự thật lịch sử, đổi trắng thay đen, tiếp tay cho các thế lực thù địch, điên cuồng chống phá Cách mạng Việt Nam. Thật nực cười thay cho lũ rận này
Trả lờiXóa