Chia sẻ

Tre Làng

Đừng để mất bò mới lo làm chuồng

by An Chiến

Tin từ báo Hà Tĩnh cho hay: "Theo xác minh bước đầu, tại giáo xứ Nghĩa Yên (thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ), tối 4/4 có hơn 500 người tham gia cầu nguyện trong nhà thờ; sáng nay, khoảng 200 người vẫn tiếp tục hoạt động này.

Tương tự, tại giáo xứ Thọ Ninh (xã Liên Minh, huyện Đức Thọ), tối 4/4, có khoảng 150 người, sáng nay (5/4) có khoảng 200 người. 







Hình ảnh giáo dân đi lễ các nhà thờ ở Đức Thọ vào tối 4/4/2020. Nguồn: facebook 

Sáng nay (5/4), trên địa bàn xã Khánh Vĩnh Yên (xã Yên Lộc cũ) thuộc huyện Can Lộc, linh mục Nguyễn Xuân Hóa - quản xứ Tràng Đình vẫn coi thường kỷ cương phép nước, rung chuông làm lễ với sự tham gia của hơn 300 giáo dân". 

Được biết các hoạt động cầu nguyện được nói đến nằm trong chương trình thực hiện THÔNG BÁO KHẨN VỀ THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN TRONG THỜI GIAN ĐẠI DỊCH của Hội đồng Giám mục Việt Nam (xem thêm: https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/thong-bao-khan-ve-thanh-le-cau-nguyen-trong-thoi-gian-dai-dich-39553) và THÔNG BÁO VỀ VIỆC CỬ HÀNH NGÀY TOÀN QUỐC CẦU NGUYỆN CHO DỊCH BỆNH SỚM CHẤM DỨT 04.04.2020 của UỶ BAN PHỤNG TỰ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/thong-bao-ve-viec-cu-hanh-ngay-toan-quoc-cau-nguyen-cho-dich-benh-som-cham-dut-39556). 

Tuy nhiên điều đáng nói là Thông báo của Ủy ban Phụng tự đưa ra những khuyến cáo, cụ thể, tại Thông báo của Hội đồng Giám mục Việt Nam có ghi: "1. Tại các giáo phận, ngày cầu nguyện được bắt đầu từ Thánh lễ, trực tuyến hoặc cử hành riêng tư, chiều thứ Sáu 03.04.2020;

2. Trong các Thánh lễ từ chiều thứ Sáu, dù không có giáo dân tham dự hoặc có giáo dân tham dự trực tuyến, vị chủ tế sẽ đọc bản văn của “THÁNH LỄ TRONG THỜI GIAN ĐẠI DỊCH”, với: 

- Lễ phục Tím, 

- Đọc Kinh Tiền tụng Thương khó I, 

- Đọc “Lời nguyện trên dân chúng” trong phần Nghi thức Kết lễ, sau Lời Nguyện Hiệp Lễ và lời chào chúc “Chúa ở cùng anh chị em” trước khi ban phép lành;". 

Theo đó, Ủy ban này đã khuyến cáo việc cử hành các thánh lễ theo hình thức trực tuyến hoặc cử hành riêng tư, nghĩa là hạn chế người tham gia. Vậy nhưng, bất chấp những quy định đó, các Giáo xứ nêu tên đã tụ tập khá đông người để tổ chức các thánh lễ bất chấp Chỉ thị số 16 của thủ tướng Chính phủ về phòng dịch Covid19 đã quy định hết sức cụ thể: "Đó là thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ từ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng". 

Với những hành động đi ngược lại Chỉ thị số 16, hướng dẫn của Ủy ban Phụng sự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, các Giáo xứ này đã ngang nhiên đi ngược lại chủ trương, coi thường chính mạng sống của giáo dân trước nguy cơ lây nhiễm cao từ cộng đồng. Thiết nghĩ đây là hành động cần xử lý nghiêm để đảm bảo kỷ cương, phép nước. Đồng thời, Hội đồng Giám mục Việt Nam cần có những hình thức nhắc nhở, xử lý nghiêm khắc đối với cố tình thực hiện trái quy định của các Giáo xứ thuộc Giáo phận này. 

Tại Giáo phận Hà Tĩnh, qua tìm hiểu, ngày 27 tháng 03 năm 2020, Gp Hà Tĩnh đã có THÔNG BÁO về các lưu ý trong phụng vụ để phòng tránh dịch bệnh COVID-19 với các nội dung cụ thể như sau: "1. Các cha dâng thánh lễ hằng ngày, kể cả Chúa Nhật, lễ trọng với một số rất ít người tham dự và bắt buộc phải đeo khẩu trang.

2. Hủy bỏ các chương trình Ngắm các sự Thương khó Chúa, các việc đạo đức có tập trung đông người. Khuyến khích làm các việc lành này trong nội bộ gia đình mỗi người. 

3. Lễ Dầu sẽ chuyển về sáng thứ Năm Tuần Thánh, các cha không về tham dự lễ này. 

4. Áp dụng Nghi thức Phụng vụ Tuần Thánh rút gọn (xin xem tài liệu đính kèm của Ban Phụng vụ trong Phụ lục II). 

5. Chương trình truyền hình trực tiếp các thánh lễ và nghi thức trong Tuần Thánh, Lễ Phục Sinh (xin xem Phụ lục I). 

6. Những lưu ý này được áp dụng trên toàn Giáo phận kể từ thứ Bảy, ngày 28/3/2020 cho đến khi có thông báo mới" (Nguồn: http://giaophanhatinh.com/giao-phan-ha-tinh-thong-bao-ve-nhung-luu-y-trong-phung-vu-de-phong-tranh-dich-benh-covid-19-10014). 

Bản thông báo do Giám mục Nguyễn Thái Hợp ký, ban hành. 

Và như thế có thể hiểu đây chính là nguồn cơn của vấn đề, là lí do tại sao bất chấp khuyến cáo, nội dung của chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, một số Gx thuộc Giáo phận Hà Tĩnh vẫn tổ chức các thánh lễ có đông người tham dự. Hóa ra, các Gx này ưu tiên thực hiện theo lời của chủ chăn Giáo phận thay vì chung tay ứng phó với Covid19 đang có những diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay. Và người sai đầu tiên phải là chủ chăn Giáo phận Hà Tĩnh, Giám mục Nguyễn Thái Hợp và những linh mục như Trần Đình Lai, Nguyễn Xuân Hóa chẳng qua cũng chỉ là người thực hiện, tay sai mà thôi. 

Vậy nên, sau chuyện này, khi được báo chí phản ánh, dư luận đã kỳ vọng sự xử lý của Giám mục Nguyễn Thái Hợp đối với số Linh mục này như cái cách ông Chủ tịch UBND tỉnh này có quyết định xử lý đối với ông Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Song điều đó sẽ chẳng thể nào xảy ra bởi như trên đã khẳng định, chứng minh, chính Giám mục Nguyễn Thái Hợp mới là người chủ trương. Lẽ nào ông ta lại đi xử lý chính mình... 

Và trong khi khó có thể mong chờ những động thái tích cực từ chính Giáo hội, thì lúc này đã đến lúc chính quyền, cơ quan hữu quan nên mạnh tay, quyết liệt để xử lý nghiêm những hành động thế này. Đừng để đến lúc "mất bò mới lo làm chuồng" thì e là mọi sự đã quá muộn màng và khó cứu vãn! 

An Chiến

11 nhận xét:

  1. Không thể ngồi đây mong chờ cái sự tự giác của những kẻ vô ý thức như thế này nữa vì đâu đó bên trong bọn chúng vẫn đang tiềm ẩn những nguy cơ lây bệnh khiến cho dịch bệnh bùng phát, vậy nên đã đến lúc cần chính quyền và cơ quan chức năng vào cuộc và có những biện pháp mạnh tay , quyết liệt xử lý nghiêm các trường hợp như này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như bạn

      Xóa
  2. Biết rầng với những người dân theo đạo thì hành động cầu nguyện này rất có ý nghĩa với họ nhưng hiện thực để nói thì chắc chắn nó không thể có tác dụng một cách thực tế như là những việc làm thực tế mà đất nước ta phải làm phải cố gắng để đẩy lùi dịch, trong đó có việc không nên tụ tập đông người. Vậy mà giáo mục nơi đây vẫn cố chấp chống đối chính quyền để làm như vậy..

    Trả lờiXóa
  3. Rõ ràng biết vì đã được phổ biến nhưng tại sao giám mục này vẫn có những quyết định đi ngược với chỉ thị 16 của Chính phủ, hướng dẫn của Ủy ban Phụng sự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam? Phải chăng đây là biểu hiện của sự chống đối chính quyền, ngông cuồng, đang quá lợi dụng những ưu ái mà chính quyền đối với tôn giáo để thực hiện những việc đi ngược lại với chính sách của Đảng và Nhà nước

    Trả lờiXóa
  4. Vẫn biết sinh hoạt tôn giáo là nhu cầu tinh thần của giáo dân nhưng giữa mùa đại dịch cần có hình thức tổ chức sinh hoạt phù hợp và hơn hết phải tuân thủ những khuyến cáo chung của xã hội.
    http://www.danquyen.net/2020/04/to-chuc-giao-dan-tap-trung-lam-le-giua.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có làm gì đi chăng nữa cũng phải chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh

      Xóa
  5. Đây là các hành vi thách thức pháp luật, chống lại cuộc chiến chống dịch của toàn xã hội của giáo xứ Nghĩa Yên, giáo phận Hà Tĩnh. Linh mục, giáo dân cũng là công dân Việt Nam và cần phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật, sự cố gắng của toàn xã hội không thể bị phá hoại bởi những kẻ thiếu ý thức lợi dụng tôn giáo này. Cơ quan chức năng và Cộng đồng Công giáo nên nhanh chóng vào cuộc để xử lý ngăn chặn các hoạt động đe dọa tới sức khỏe của toàn xã hội này.

    Trả lờiXóa
  6. Những hành động đi ngược lại chỉ thị và hướng dẫn của chính phủ vừa thể hiện cái sự coi thường pháp luật của linh mục giáo xứ nơi đây còn thể hiện sự coi thường dịch bênh, coi thường tính mạng của tất cả những giáo dân khi đã kêu gọi và tạo điều kiện cho tụ tập đám đông như vậy, thử dặt câu hỏi nếu chẳng may có ai nhiễm bệnh thì không hiểu hậu quả để lại sẽ lớn đến mức nào nữa?

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh21:22 6/4/20

    Những NGOẠI KIỀU này không nghe/hiểu được tiếng Việt đâu. Chính phủ không nên cấm họ tụ tập làm gì, cứ để họ tự do nhóm họp, ta chỉ cần đóng các chốt ra vào xóm đạo là ổn.

    Trả lờiXóa
  8. Cha xứ là người phải vì con chiên trước rồi mới vì mình sau bởi vì cha xứ là người được chúa ủy thác cho để dẫn dắt con chiên đi theo đúng đường đạo giáo. Trong tình trạng covid 19 đang diễn biến phức tạp như vậy mà vẫn tổ chức lễ phục sinh cho con chiên tham dự, lỡ mà có nguwof mang bệnh đến thì chẳng phải sẽ ảnh hưởng đến tập thế người trong lê hội đó hay sao

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói rất đúng, các trường hợp sai phạm như thế này phải bị xử lý nghiêm khắc

      Xóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog