Chia sẻ

Tre Làng

Về "nhà văn" Vũ Khắc Tiệp

Khoai@

Đúng là thời thế tạo anh hùng. Đại dịch Covid-19 đã cướp đi hàng vạn mạng sống trên trái đất, và cho đến hôm nay nó vẫn để lại những nỗi đau, nỗi sợ hãi cho nhân loại, để lại những chia rẽ sâu sắc giữa những phần khác nhau của thế giới và thậm chí ngay trong lòng của các thể chế chính trị. Nhưng Đại dịch Covid cũng sản sinh ra nhiều anh hùng, một trong số đó là Nhà văn Vũ Khắc Tiệp. Từ một ông bầu xô, chỉ sau vài ngày Mất Trinh, tù túng, "Vọng thất", bất lực trong khu cách ly, cảm thương và đau đáu với số phận của con người và thời cuộc, Vũ Khắc Tiệp đã trở mình và vụt sáng thành một Nhà văn nổi tiếng của dòng văn học hiện thực. 

Nhà văn Vũ Khắc Tiệp (1983 -20..) tên thật là Vũ Khắc Tiệp. Ông sinh ra và lớn lên ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, một vùng đất nổi tiếng với những áng thơ văn bất hủ của các đại văn hào. Ngạc nhiên thay, gia đình ông dù không có truyền thống showbiz nồng nàn nhưng ông lại trưởng thành trong hào quang trắng sáng của Ngọc Trinh. 

Ngày nay, chúng ta biết đến Vũ Khắc Tiệp với bút danh: "Bầu Tiệp" hay "Ly Cách" và "Thánh Nhọ".

Trong thời đại dịch, khi các nhà văn khác đang ngái ngủ hoặc còn đang mãi tìm nơi trú ẩn thì Vũ Khắc Tiệp nổi lên như hiện thân của một cây bút tiên phong. Ai đó đã đúng khi mộc mạc viết rằng: Vũ Khắc Tiệp "là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ". 

Rõ ràng, văn không đi với sĩ thì chỉ có vứt và sĩ nếu đã đi kèm với văn thì dứt khoát sẽ nổi.

Vẻ đẹp văn chương, dấu ấn về phong cách nghệ thuật của Vũ Khắc Tiệp được thể hiện trên những kiệt tác văn chương và công trình đậm tính thời sự như "Từ nước Ý đến khu cách ly", "Nhật ký cách ly" (Tháng 2/2020), "Khi đời không còn Trinh" (3/2020), "57 ngày không thể quên" (4/2020) ...

Có người còn phát hiện, ông không chỉ là một nghệ sĩ, một nhà văn mà còn là một nhà sư phạm, nhà giáo dục. Minh chứng cho điều này, là các tác phẩm như: "Cách ly - Từ lý luận đến thực tiễn" (Tháng 3/2020), "Mẹo nhỏ bỏ túi trong trại cách ly" (Cuối tháng 3/2020), "Cách ly và 69 câu hỏi thường gặp" (Tháng 4/2020), đặc biệt là 2 bộ Giáo trình đồ sộ có tên "Cách ly Đại cương" (Cuối tháng 3/2020) và "Giáo trình Cách ly nâng cao" (Đầu tháng 4/2020). Những công trình đồ sộ vĩ đại ấy của ông khiến cho nhiều nhà giáo cả đời cống hiến trong ngành sư phạm không khỏi ghen tỵ.

Không chỉ thế, các tác phẩm của Vũ Khắc Tiệp còn được biết đến là một trong những bộ sách mang đậm dấu ấn "cẩm nang y văn". Sách của ông là sự hòa trộn trào phúng mà hiện thực để giúp con người thoát khỏi những nỗi đau trần thế. Nổi lên là 2 tác phẩm: "Cách ngủ ngon mà không cần máy lạnh ở trại cách ly" (Tháng 2/2020) và "Giảm căng thẳng trong trại cách ly" (Tháng 3/2020). 

Về phong cách nghệ thuật Vũ Khắc Tiệp, Lương Minh có viết: "Khắc Tiệp có phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Phong cách ấy, trước hết có thể thâu tóm trong mấy chữ tù túng, uẩn ức". 

Cá nhân tôi cho rằng, những ai đọc Tiệp đều có thể tìm thấy sự phóng đãng, phá cách trong ngôn ngữ và đều cảm thấy rất thích thú khi ông đã chỉ lối cho người đọc cách "trèo tường", "vượt ngục" để thoát khỏi "cách ly" về với nơi sáng trắng như Ngọc Trinh.

Cái nhìn của Khắc Tiệp mang tính phát hiện độc đáo đối với thế giới khách quan trong trại cách ly tập trung, tìm thấy cái đẹp trong cuộc sống cách ly, cái đẹp tài hoa, phi thường, cái đẹp ở phương tiện văn hoá, mĩ thuật. Đọc văn của ông những mảng màu đối lập luôn song hành. Lúc ảm đạm như đêm dài mất điện, lúc sáng lòa như sân khấu Milan, và đôi khi nhạc tính nổi lên nhảy múa, quậy tưng như không gian của những đêm hội. Cũng không khó để thấy, bên cạnh chiếc giường sắt cứng queo vô cảm, thô ráp, người đọc vẫn thấy đâu đó những đường cong của mông của vếu, đầy ăm ắp những thây lẩy gọi mời. Bên cạnh những cơm hộp, khẩu trang, người đọc vẫn thấy trước mặt mình những xa hoa bóng bẩy của Martini rosso, những đầm Ý khêu gợi, những Vuiton, Efora kiêu hãnh tót vời...

Người ta hay nói "chủ nghĩa cách ly" của Khắc Tiệp. Thật ra đó là cách sống sáng tạo của riêng ông mà ông gọi là cách ly và viết, để "thay đổi thực đơn cho giác quan".

Quá khứ, hiện tại và tương lai, không gian và thời gian đã liên kết thành tuyến, thành mảng trên trang văn Khắc Tiệp. Nó mang vẻ đẹp thẩm mĩ, đem đến nhiều liên tưởng, ấn tượng kì thú cho người đọc.

Văn Khắc Tiệp rất đời. Những uất ức khi được đưa vào khu cách ly, lối sống ăn chơi trác táng thay bằng lối sống kỷ luật, đầm ấm tình người ở nơi cách ly... được ông kể rất đậm đà, duyên dáng. Có thể nói, ông là bậc thầy về ngôn ngữ cách ly.

Nói đến phong cách nghệ thuật của Vũ Khắc Tiệp là nói đến các tác phẩm nghiên cứu bằng trải nghiệm thực tế, những trang văn xuôi đầy chất đời của một tâm hồn ăn theo nghệ sĩ, của một cây bút "nhờ cách ly mà thành nhà văn".

Vâng, Khắc Tiệp đã đúng khi nói: Tôi phải cảm ơn đại dịch, nhờ đại dịch mà các bạn và chính tôi mới biết mình là ai. Trở thành một nhà văn thực sự không khó.

Và cuối cùng, để nói về Vũ Khắc Tiệp, xin trích một câu của chính ông: "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng cuộc đời mình có sự thay đổi lớn đến thế. Hóa ra việc chuyển mình từ ông bầu sang nhà văn thật sự đơn giản, chỉ cần bị cách ly dài ngày là xong".

10 nhận xét:

  1. Nặc danh14:26 4/4/20

    Đời thường nói"bầu nào trò đó" và trường hợp này lại đúng nữa với Vũ Khắc Tiệp,một người từ chăn dắt các cô người mẫu đồ lót (chứ không phải ông bầu các cuộc thi hoa hậu vốn đòi hỏi cả hai phía đều có trình độ văn hoá nhất định) thành danh từ họ,mà điễn hình là Ngọc Trinh.Không biết ai ảnh hưởng từ ai,hoặc cả hai đều ảnh hưởng lẩn nhau từng lúc mà Khắc Tiệp giống ở Ngọc Trinh ở chỗ là cái miệng hay giật cái đùng lên lọt chọt nói bậy để thiên hạ chửi cái ầm lên (chắc sau đó cười khúc khích nói,"đời vui quá !"),thí dụ việc Tiệp than phiền chỗ cách ly thiếu tiện nghi như một khách sạn giống như Ngọc Trinh nói,"không có tiền thì cạp đất mà ăn à !" tạo sự phẩn nộ trên mạng xã hội vừa qua.Có người nói tại thời gian qua các tay nhà báo,phóng viên lá cải,bồi bút ăn tiền đã đưa cái cặp này lên vút trời cao nên họ tưởng có giá thiệt trong cung bậc xã hội(trong khi sự thật một người chỉ là ông bầu gì đó của các cô mặt đồ lót ,một người thì chỉ đạt danh hiệu ,giải thưởng gì đó khi thi mặt đồ lót --đoạt giải đồ lót cũng đâu có gì khiến tự tin thêm lên,không lẽ đi ra đường cũng mặc đồ lót !).Không có nghề gì xấu nhưng mình phải biết mình là ai và đang ở đâu,thí dụ trong thời loạn dịch covid 19 này, một ngàn người như Ngọc Trinh hay Khắc Tiệp cũng không bằng một bác sĩ,hay một y tá bởi họ có khả năng cứu người và ai cũng cần họ,chứ không có khả năng quậy đùng đùng xã hội bằng những hành vi,thái độ hay lời nói kỳ quái để tạo ra những lời chỉ trích có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc đời của mình !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bình luận rất hay. Tks

      Xóa
    2. Covid 19 đã làm thay đổi rất nhiều; nhưng VKT có thành nhà văn hay không thì phải đợi hồi sau

      Xóa
  2. Nguyễn Văn21:18 4/4/20

    Cái thằng lợn này. Nó muốn nay mai thế giới này lại phát sinh dịch bệnh và con người lại phải tiếp tục bị cách ly nữa sao?
    Dù sao thì "Chiếc áo không làm nên thầy tu", không phí thời gian để xem những "trước tác" của thằng ngáo VKT.

    Trả lờiXóa
  3. Lạ nhỉ, cái anh này mới có mấy chục ngày không nhìn thấy cái xilip nó tung tăng trên ánh đèn sân khấu mà đã chuyển sang "viết văn" được nhỉ, chứng tỏ đầu óc cũng khá đấy, nhưng chắc ai đó mà đọc mấy cuốn sách "anh Trư 83" này viết thì đầu óc cũng phải có khiếu thích nhìn xilip trên sân khấu thôi hà.

    Trả lờiXóa
  4. VKT nên bị cách ly xã hội vĩnh viễn.

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh18:05 6/4/20

    Cái ông viết bài này ngồi ngay ngắn nhận của tui một lạy. Ông là thánh văn chứ không phải thường. Giới thiệu về trước tác của nhà văn lớn quá hay. TuyệtTuyệt

    Trả lờiXóa
  6. Đúng là đại dịch đã làm thay đổi nhiều thứ, từ những cuộc biểu tình bị giải tán ở Pháp, Trung Quốc, những căng thẳng giữa các nước đang dần lắng xuống và ở mỗi con người đều có sự thay đổi nhất đinh, hầu hết mọi người dừng lại và quan tâm nhau nhiều hơn trước cuộc sống xô bồ nơi đô thị. Những người cách ly làm được những điều mới ví dụ như Vũ Khắc Tiệp viết mấy tác phẩm. Tất cả đó là những cái đẹp mà chúng ta nên nhìn nhận trước đại dịch

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh13:38 7/4/20

    " Ông nội " này có viết nổi cuốn sách nào đâu, tác giả muốn " móc lò",chọt hạ bộ nên photoshop , tưởng tượng ra các tác phẩm cho " nhà dăng Tiệp" đó mà !

    Trả lờiXóa
  8. Như vậy là nhờ cách ly mà VKT thành nhà văn rồi đấy; nếu tiếp tục cách ly thì VKT sẽ thành nhà gì nữa đây?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog