Chia sẻ

Tre Làng

Về phát biểu của Blogger Bùi Hoàng Tám

Khoai@

Khi Hà Nội tuyên bố từ ngày 4/4/2020, sẽ xử phạt người ra đường không có lý do chính đáng, anh Bùi Hoàng Tám - Một Blogger Dân Trí mà tôi rất kính trọng - đã có 2 status về vấn đề này. Cả 2 status đều ám chỉ hành động của Hà Nội là độc tài, và không thượng tôn luật pháp.

Thật lạ kỳ, status của anh cũng có màu sắc hệt như của Trương Huy San. Chỉ khác nhau ở chỗ Trương Huy San dám kích động những người kém hiểu biết và những phần tử chống đối chính quyền bằng cách đặt tên cho status của mình là "Hà Nội không phải là một Quốc gia riêng", còn anh Bùi Hoàng Tám thì đặt câu hỏi: "Có hay không tình trạng trên nói một đằng, dưới làm một nẻo? Có hay không tư duy cát cứ?".

Tôi hiểu là anh đang cho rằng anh Chung con và Hà Nội đang tự cho mình là lãnh đạo một Quốc gia riêng, tự cho mình quyền uy và đứng trên các quy định của pháp luật. Anh cũng cho đó là "vô pháp", là "độc tài". Anh kết luận: "Và khi đó, "cái gậy" duy nhất của tầng lớp "thấp cổ, bé họng" để chống lại cường quyền và sự độc tài là luật pháp của dân chúng bị bẻ gẫy" và liên hệ với câu chuyện lịch sử 12 sứ quân để mô tả hậu quả xã hội khi Hà Nội áp dụng quy định này.

Tôi cho rằng, anh Bùi Hoàng Tám không có ý đồ gì xấu với chính quyền, nhưng anh viết về pháp luật mà lại rất cảm tính, bởi lẽ anh chưa đọc và chưa hiểu các quy định của pháp luật.

Bài viết chỉ trích Lãnh đạo Hà Nội của anh Tám dường như bị tách ra khỏi bối cảnh xã hội của Thủ đô vào thời điểm này cho dù có nhắc đến câu chuyện cách ly, phòng chống dịch bệnh của Quảng Nam, Quảng Ninh, nhưng rất mờ nhạt. Nói thế để thấy, bất cứ một quyết định nào của Hà Nội đều có nguyên do từ thực tiễn chứ không xuất phát từ ý thích hay cảm hứng nhất thời của bất cứ ai. Suy cho cùng, quyết định của anh Chung con là làm lợi cho xã hội, cho cộng đồng chứ không làm lợi cho cá nhân anh.

Trong điều kiện hiện nay Hà Nội là địa bàn nóng, có số ca mắc Covid-19 đang tăng nhanh từng ngày, đã có những ca lây nhiễm chéo tại cơ sở y tế và trong cộng đồng. Thậm chí là một trong các bệnh viện lớn đã trở thành ổ dịch nguy hiểm khó lường, đã có hàng trăm cán bộ y tế phải đi cách ly. Dựa trên những số liệu khoa học và tình hình thực tế, Dự báo dịch còn diễn biến phức tạp, có khả năng lây lan trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe người dân và tác động tiêu cực tới kinh tế xã hội của Thủ đô, thì việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và các biện pháp phòng dịch là hết sức cần thiết. Vì vậy, việc ban hành các chế tài, các quy phạm mạnh hơn để quản lý xã hội là điều cực kỳ cấp thiết và đúng đắn trong lúc này. 

Chuyện này hoàn toàn phù hợp với những gì mà các quốc gia trên thế giới đang làm.

Dưới khía cạnh pháp lý, Hà Nội ban hành văn bản trên phù hợp, đúng trình tự, đúng quy định của pháp luật. Xin dẫn chứng cho anh Tám:

- Tại khoản 9, Điều 22, Luật Tổ Chức Chính Quyền Địa Phương quy định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là người đứng đầu Ủy ban nhân dân tỉnh và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Chỉ đạo thực hiện các biện pháp ..... khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành. https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Luat-to-chuc-chinh-quyen-dia-phuong-2015-282380.aspx

- Điều 22, Luật Thủ Đô quy định: Việc xử phạt vi phạm hành chính ở nội thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định sau đây: 

+ Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 02 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, đất đai và xây dựng; 


+ Các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định trong các lĩnh vục quy định tại điểm a khoản này thì cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đó. Mời anh Tám tham khảo link dưới:


Luật số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 về Phòng chống bệnh truyền nhiễm. Tại khoản 7 Điều 8 Luật này cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm; không chấp hành các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Mời anh Tám xem Link: 


- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, chủ tịch UBND xã, phường cũng có thẩm quyền xử phạt các trường hợp này. Vì vậy, với những trường hợp cố tình vi phạm, không thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng trong phòng chống dịch mà Hà Nội đang triển khai là hoàn toàn có đầy đủ cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý. Mời anh Tám đọc:


- Quyết định số 447/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công bố dịch Covid-19.

- Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV AIDS. Tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định này quy định mức phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi "Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan có thẩm quyền". Mời tham khảo link: 

https://moj.gov.vn/…/…/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx… 


Ngoài ra, cơ sở pháp lý cho quy định của Hà Nội không chỉ được dựa trên các văn bản pháp luật nêu trên mà còn dựa vào các quy định của pháp luật về tội phạm về môi trường được quy định từ Điều 235 đến Điều 246 thuộc Chương XIX Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); trong đó tại Điều 240 quy định cụ thể về tội “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”.

- Nghị định 176 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng. Lại mời anh Tám tham khảo link: 


Ngoài ra, các văn bản sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng tiện thể giới thiệu với anh vì nó có giá trị thực tiễn và trong chừng mực nào đó chúng ta phải chấp hành:


- Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19

- Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. 

- Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao: Ban hành văn bản hướng dẫn xử lý tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19

- Toà án Nhân dân Tối cao cũng ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ Luật hình sự có liên quan đến các hành vi vi phạm trong phòng chống dịch truyền nhiễm và sử dụng mạng internet liên quan đến phòng, chống bệnh dịch Cô-vít 19.

Thưa anh Bùi Hoàng Tám, những viện dẫn cụ thể về cơ sỏ pháp lý cho quy định của Hà Nội về xử phạt những người ra đường mà không có việc cần thiết như vậy đã đủ chưa?

Thưa anh, thời điểm này là thời điểm rất cần sự đồng thuận của tất cả mọi người vào việc phòng chống dịch bệnh. Lúc này không phải là thời điểm thích hợp để bắt bẻ câu chữ văn bản để đục nước béo cò hay phục vụ các âm mưu bẩn tưởi nào đó đâu.

7 nhận xét:

  1. Ngoài các qui định về pháp luật cho phép anh Chung Hà nội được qui định xử phạt như anh Khoai đã nêu thì còn một trách nhiệm rất nặng nề mà anh Chung còn phải chịu trước Nhân dân cả nước, cộng đồng Quốc tế ấy là nơi anh Chung quản lý là Thủ đô, nơi có các cơ quan đầu não của cả nước, bộ mặt Quốc gia và đặc biệt còn 2 ổ dịch đang diễn ra mà chưa lường hết được là từ Bệnh viện Bạch Mai ( và Công ty Trường Sinh) và bệnh nhân số 237 nữa, chắc anh HT cũng có biết. Hiện nay câu trả lời về 2 ổ dịch này là chưa yên tâm, vậy nên anh Chung Hà Nội sử dụng các biện pháp đó cũng là hợp lý thôi, đó là phép "Tát ao bắt cá" của anh Chung để tìm ra và hạn chế 2 ổ dịch trên đó, chúng ta nên ủng hộ anh Chung thôi hà, khỏi tranh luận nhiều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như bạn

      Xóa
  2. Nguyễn Văn20:41 5/4/20

    Chẳng cần phải viện dẫn những văn bản pháp luật làm gì. "Ngộ biến" thì phải "tòng quyền". Hà Nội là thủ đô, nơi đặt các cơ quan đầu não của cả nước, tổng hành dinh mà "vỡ trận" thì hậu quả khôn lường. Ủng hộ các biện pháp quyết liệt mà chính quyền thành phố Hà Nội đang áp dụng. Mạnh hơn nữa cũng OK.
    Nhìn sang nước "dân chủ" Philippines kìa, tổng thống Rodrigo Duterte vừa cho phép bắn hạ những người có hành vi chống đối các biện pháp chống dịch của chính phủ đấy.
    Mấy thằng bại não mở mắt ra mà nhìn, vểnh tai chó lên mà nghe rồi ngậm mõm ngang mõm dọc lại.

    Trả lờiXóa
  3. Lúc này cần sự đồng thuận của tất cả mọi người trong việc phòng chống dịch chứ không phải là việc đi bẻ câu chữ như a đâu, a Tâm ạ

    Trả lờiXóa
  4. nếu nước ta không kịp thời trong phòng chống dịch, không quyết liệt trong chỉ đạo và thực hiện thì thử nhìn gương các nước khác mà xem, hậu quả khôn lường biết nhường nào. MỸ là nước sáng lập ra WHO mà bây giờ là nước có nhiều người nhiễm nhất thế giới đó thôi. CHo dù y tế có hiện đại nhân lực nhiều bao nhiêu nhưng cách tốt nhất là không cho bệnh dịch lây lan.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. các văn bản hướng dân chỉ thị 16 đã có người dân đã nắm được chỉ thị của thủ tướng chính phủ, đây là vì vấn đề dịch bệnh mà phải khân trương ra chỉ thị 16 để tránh lây lan chéo khiến tình hình dịch bệnh thêm phức tạp. Những người nhận thức kém hoặc cố tình nhận thức sai như Bùi Hoàng Tam thì chỉ muốn lợi cho mình chứ không nghĩ cho toàn xã hội

      Xóa
  5. Quyết định của ông Chung là đúng đắn, biện pháp đó để tăng cường ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh mà thôi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog