Khoai@
Mới đây, một nữ giảng viên Trường ĐH Luật TPHCM gửi đơn kêu cứu ra Bộ GD&ĐT cùng các cơ quan chức năng vì cho rằng mình bị nhà trường "trù dập liên hoàn", buộc thôi việc trái pháp luật. Nữ giảng viên cho rằng, chị bị đuổi việc "chỉ vì ra nước ngoài nghiên cứu đề tài cấp Bộ". Trong khi đó, lãnh đạo trường này cho biết đã sẵn sàng đối mặt tại tòa nếu giảng viên N khởi kiện.
Mới đây, một nữ giảng viên Trường ĐH Luật TPHCM gửi đơn kêu cứu ra Bộ GD&ĐT cùng các cơ quan chức năng vì cho rằng mình bị nhà trường "trù dập liên hoàn", buộc thôi việc trái pháp luật. Nữ giảng viên cho rằng, chị bị đuổi việc "chỉ vì ra nước ngoài nghiên cứu đề tài cấp Bộ". Trong khi đó, lãnh đạo trường này cho biết đã sẵn sàng đối mặt tại tòa nếu giảng viên N khởi kiện.
Theo quyết định của Hội đồng kỷ luật viên chức của Trường ĐH Luật TPHCM, nữ giảng viên thuộc khoa Luật Quốc tế bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc đã vi phạm các điều khoản nghị định 27/2012/NĐCP năm 2012. Quyết định được đưa ra sau khi Hội đồng này bỏ phiếu kín và nhận được đồng thuận 100% của các thành viên.
Vào hôm 18/5, trả lời báo chí về trường hợp này, PGS.TS Trần Hoàng Hải (phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM) cho biết, Hội đồng kỷ luật viên chức đã họp sau khi có kết luận nội dung tố cáo đối với nữ giảng viên này. Nữ giảng viên N cũng có mặt cùng 5 thành viên hội đồng kỷ luật và đại diện Liên đoàn Lao động TP.HCM. Hội đồng kỷ luật đã xem xét và bỏ phiếu kín về kiến nghị buộc thôi việc giảng viên này với 5/5 phiếu, tỉ lệ 100%.
Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TPHCM cho hay: "Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ và tham khảo ý kiến các chuyên gia pháp lý, tôi nhận thấy kiến nghị này chưa đầy đủ, toàn diện nên đã đề nghị xem xét lại toàn bộ vụ việc. Đến nay, sau nhiều lần họp với các bộ phận liên quan của trường, tôi đồng ý mức xử lý kỷ luật buộc thôi việc giảng viên LTAN".
Trước đó, ngày 15/5, Hội đồng kỷ luật viên chức đối với nữ giảng viên N đã họp lại theo đề nghị của Phó hiệu trưởng phụ trách nhà trường, nhưng nữ giảng viên này đã từ chối bằng email. Và sau khi xem xét toàn diện, đánh giá mọi hành vi vi phạm và bỏ phiếu kín, tất cả 5/5 thành viên hội đồng vẫn kiến nghị buộc thôi việc đối với nữ giảng viên này.
Phó trưởng phòng Hành chính Đoàn Xuân Quang khẳng định trường thực hiện đúng về thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật. "Nữ giảng viên N đã từng bỏ chấm thi tốt nghiệp 2 lần với 2 lớp (tháng 10/2018 và tháng 4/2019), nên Hội đồng kiến nghị áp dụng hình thức khiển trách với mỗi vi phạm. Nữ giảng viên này còn nhiều lần không tham dự các cuộc họp (3/6 buổi năm 2019; 5/8 buổi năm 2018). Lý do được giảng viên này báo đều không chính đáng. Ngoài ra, giảng viên này cũng không dự hội nghị công chức, viên chức và người lao động mà không có lý do chính đáng".
Trưởng phòng hành chính Phan Lê Hoàng Toàn nói, việc bà N bỏ họp hơn 50% số buổi họp khoa, không tham dự triệu tập của trường là nghiêm trọng. Tuy nhiên bà N đã không tuân thủ các quy định báo vắng theo quy chế. "Ngoài ra, trong 8 lần họp khoa vắng mặt thì có 4/8 lần là giảng viên này đi nước ngoài không báo với nhà trường, trong khi email báo vắng lại nêu lý do là bận việc gia đình, lý do sức khỏe… Điều này, chứng tỏ bà N không trung thực, ý thức kỷ luật kém. Vì thế, mức độ vi phạm được kết luận là nghiêm trọng".
Trưởng phòng Hành chính cho biết thêm, năm 2018 và 2019, nữ giảng viên N đã có 12 lần đi nước ngoài không xin phép trong thời gian làm việc. Tổng hợp số liệu cho thấy, với số ngày ở nước ngoài tự ý nghỉ việc trong năm 2018 là 48 ngày và năm 2019 là 59 ngày. Áp dụng nghị định 27, vi phạm này sẽ bị kỷ luật hình thức buộc thôi việc.
Liên quan đến quyết định này, nữ giảng viên N cho biết đã nhận được quyết định kỷ luật buộc thôi việc từ nhà trường. Hiện bà đang làm các thủ tục để kiện quyết định này của nhà trường ra tòa. Bà N cho rằng, bà bị nhà trường trù dập vì tố cáo một lãnh đạo nhà trường đạo văn và bà đi nước ngoài là để nghiên cứu khoa học.
Bản thân nữ giảng viên đã làm sai, có hành vi thiếu trách nhiệm đối với chuyên môn của mình thì phải nhận lỗi, chấp nhận quyết định kỷ luật của hội đồng nhà trường vì đó là những lối không thể chấp nhận. Còn lời tố cáo của nữ giảng viên thì phải có sự điều tra cặn kẽ, thậm chí là vào cuộc của cơ quan điều tra
Trả lờiXóaTất cả các cán bộ có sai phạm đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật
Trả lờiXóa