Chia sẻ

Tre Làng

ÂM MƯU DÙNG "TỨ SA" ĐỂ THAY THẾ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ CỦA TRUNG QUỐC

Khoai@

Sau khi "Đường Lưỡi bò" bị tòa trọng tài quốc tế bác bỏ vào năm 2016, Trung Quốc lại bày trò mới với tên gọi "Tứ Sa". Với chiến lược "Tứ Sa", Trung Quốc âm mưu yêu sách vùng biển còn lớn hơn cả khu vực giới hạn trong "đường lưỡi bò". Tất nhiên, dù là Đường lưỡi bò hay Tứ Sa thì đó vẫn là những yêu sách không có cơ sở pháp lý.

Trung Quốc đã công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể mới ở Biển Đông. Ảnh: AFP.

"Tứ Sa" lần đầu được đề cập một cách không chính thức vào tháng 8/2017 bởi Mã Tân Dân, người khi đó là vụ phó Vụ Điều ước và Luật pháp thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong một cuộc họp kín với các quan chức Mỹ ở Boston, để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Theo đó, "Tứ Sa" bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa), bãi ngầm Macclesfield và bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh gộp chung gọi là "quần đảo Trung Sa", cùng nhóm đảo Pratas mà Bắc Kinh gọi là "quần đảo Đông Sa".

TS Zachary Abuza, nhà nghiên cứu về chính trị và an ninh Đông Nam Á tại Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington DC nói: "Ngay cả các luật sư quốc tế Trung Quốc cũng biết rằng đường lưỡi bò không có cơ sở trong luật quốc tế" và "Vì vậy, nếu họ là luật sư thông minh, họ sẽ cố thuyết phục thân chủ của mình áp dụng chiến lược có căn cứ pháp luật hơn một chút". Chiến lược đó chính là "Tứ Sa", dù nguồn gốc của cách tiếp cận này không phải mới.

Trên thực tế, "Tứ Sa" là cách diễn đạt nôm na cho cái mà Trung Quốc gọi là "Nam Hải chư đảo", tức "các đảo ở Nam Hải". 

Trong công hàm gửi Tổng thư ký LHQ hôm 17/4, Trung Quốc lấy lý lẽ "dựa trên UNCLOS" để đòi các quyền và lợi ích với "Nam Hải chư đảo", cũng như các quyền và lợi ích ở Biển Đông dựa trên các tập quán lịch sử và luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, lập luận này bị các nhà chuyên môn bóc mẽ rằng, Trung Quốc đưa ra cái gọi là "Tứ Sa" để những yêu sách của họ về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đối với "Nam Hải chư đảo" có vẻ "phù hợp hơn" với ngôn ngữ của Công ước LHQ về Luật Biển 1982, tránh sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Thay vì tuyên bố "chủ quyền lịch sử" đối với vùng biển nằm trong "đường lưỡi bò", Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các cấu trúc mà họ xem là đảo.

Giáo sư về luật biển quốc tế tại Đại học Hải chiến Mỹ, James Kraska nói: "Trung Quốc đang cố giảm bớt vai trò của 'đường lưỡi bò' vì đó là sự xấu hổ và không nước nào chấp nhận yêu sách đó" và "Họ chuyển hướng sang 'Tứ Sa' vì nó có thể giúp họ yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý xung quanh các nhóm đảo này".

Nghiên cứu kỹ hơn một chút, người ta sẽ thấy, bằng chiến lược "Tứ Sa" Trung Quốc vẫn đang yêu sách các vùng biển mà ghép lại sẽ có phạm vi gần như không khác biệt với mà thậm chí còn rộng hơn, so với vùng biển bên trong "đường lưỡi bò". Tuy nhiên, xét trên góc độ luật pháp quốc tế, yêu sách "Tứ Sa" cũng là một phiên bản mơ hồ, không có cơ sở pháp lý, giống như yêu sách "đường lưỡi bò".

Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại RAND Corporation, tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách có trụ sở tại California, nói: "Tôi nghĩ việc Trung Quốc đề cập đến 'Tứ Sa' chỉ là cách để chuyển hướng chú ý vốn tập trung vào 'đường lưỡi bò' mà thôi. 'Đường lưỡi bò' vẫn nằm đó" và "Đó là cách để Trung Quốc nói họ có chủ quyền với 90% diện tích Biển Đông, bao gồm các cấu trúc và vùng biển trong giới hạn họ tự đặt ra". Về bản chất yêu sách "Tứ Sa" cũng là một phiên bản mơ hồ, không có cơ sở pháp lý, giống như yêu sách "đường lưỡi bò". Hay nói cách khác, Trung Quốc vẫn dựa trên việc diễn giải tùy tiện luật pháp quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát toàn bộ các cấu trúc và vùng biển ở Biển Đông.

Nội hàm của Tứ Sa bao gồm yêu sách về chủ quyền với các nhóm đảo và yêu sách về các vùng biển.

Đối với yêu sách vùng biển, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục thiết lập đường cơ sở bao quanh các cấu trúc thuộc các nhóm đảo, như đã làm với Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng). Từ đường cơ sở đó, Trung Quốc sẽ yêu sách vùng lãnh hải lịch sử và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, cũng như không loại trừ yêu sách thềm lục địa, cho cả 4 nhóm đảo.

Theo các chuyên gia, các quy định trong UNCLOS mà Trung Quốc là thành viên không cho phép Trung Quốc thiết lập đường cơ sở đối với bất cứ nhóm đảo nào thuộc "Tứ Sa", dù là đường cơ sở quần đảo hay đường cơ sở thẳng. Ngoài ra, phán quyết của tòa quốc tế năm 2016 cũng bác bỏ khả năng vẽ đường cơ sở thẳng đối với Trường Sa, cũng như khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng của các cấu trúc thuộc Trường Sa và Scarborough.

Đối với yêu sách về chủ quyền các nhóm đảo, việc không nêu rõ phạm vi từng nhóm đảo thuộc "Tứ Sa" được cho là để ngỏ cho khả năng Trung Quốc tùy tiện sáp nhập các cấu trúc mới vào các nhóm đảo này, cho dù đó là cấu trúc chìm hay nửa nổi nửa chìm.

Với nhận định đó, việc Trung Quốc công bố "danh xưng tiêu chuẩn, như một cách khẳng định chủ quyền, đối với 80 cấu trúc "mới phát hiện" ở Biển Đông, bao gồm 55 thực thể địa lý dưới đáy biển, gây ra những quan ngại về dã tâm của Bắc Kinh.

Đáng chú ý là 55 thực thể địa lý dưới đáy biển đều nằm trong vùng 200 hải lý của Việt Nam và nằm ngoài khá xa vùng 12 hải lý của bất cứ cấu trúc nổi nào mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, theo bà Lan Anh.

Vị trí 80 cấu trúc ở Biển Đông mà Trung Quốc mới công bố tên gọi: màu đỏ là các cấu trúc mà Trung Quốc gọi là đảo, còn màu xanh là các cấu trúc chìm dưới mực nước biển. Đồ họa: Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao/từ Maritime Issues.

"Quỹ đạo mới nhất của các yêu sách, trong đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các cấu trúc chìm dưới nước và các quyền lợi trên biển từ 4 nhóm đảo xa xôi ở Biển Đông, thách thức các quy tắc cơ bản của luật pháp quốc tế", chuyên gia luật biển viết trên Maritime Issues.

Một chuyên gia về luật biển ở Việt Nam nhận định: "Việc tuyên bố chủ quyền đối với 55 thực thể này "có thể báo hiệu rằng Trung Quốc đã tích lũy đủ sức mạnh và sự tự tin để chống lại luật pháp quốc tế, đồng thời tự đặt ra luật của riêng họ". "Tứ Sa' là một lăng kính mà qua đó các yêu sách dài hạn đầy tham vọng của Trung Quốc đối với Biển Đông được phơi bày hoàn toàn", bà viết.

3 nhận xét:

  1. Gần đây Trung Quốc liên tiếp có những hành động ngang ngược trên Biển Đông bị cộng đồng quốc tế chỉ trích dữ dội. Điển hình ngày 19/4 Trung Quốc công bố cái gọi là danh xưng tiêu chuẩn của 25 đảo và rạn san hô cùng 55 thực thể ở Biển Đông, một ngày sau khi ngang ngược thành lập hai cơ quan hành chính nhằm kiểm soát phi pháp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.Giờ đây lại là âm mưu "tứ sa" thay thế đường lưỡi bò, đừng làm trò con bò nữa!

    Trả lờiXóa
  2. Trung Quốc là một nước luôn có nhwungx âm mưu thâm độc, điều đó được thể hiện qua những hành động của họ trên biển đông, họ dựa vào luật biển và công pháp quốc tế, chính vì vậy họ luôn chiến nhuwnngx hòn đảo có vị trí trọng yếu bao trọn toàn bộ biển Đông từ đó họ vẽ ra thuyết của họ và cho nó là đúng

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog