Khoai@
Tôi không cho rằng người viết bài :Em bé đội nắng cổng trường: Hãy khép lại sự việc, đôi co thêm là tàn nhẫn với bé" đăng trên VTC News là thật tâm.
Anh chị đặt vấn đề là "Hãy nghĩ đến đứa trẻ để nhanh chóng khép lại sự việc, vì tiếp tục giằng co, lời qua tiếng lại là tàn nhẫn với trẻ, khiến cháu tổn thương sâu sắc hơn", nhưng lại viết : "Từ chỗ tập trung giải quyết vấn đề liên quan đến sức khỏe, sự an toàn của trẻ (đừng phê bình, bắt đứng trước lớp chụp ảnh để “bêu” chỉ vì trẻ đi học sớm; đừng ngăn trẻ đi học sớm vào trường vì đứng ngoài vừa nắng vừa kém an toàn), 3 hôm nay động thái của cả phụ huynh lẫn nhà trường có vẻ đang hướng sang việc chứng minh cái sai của “bên kia” hoặc giải thích hành vi của mình".
Rõ ràng, người viết bài này vẫn quy chụp giáo viên nhà trường bêu trẻ chỉ vì đi học sớm, rồi ngăn trẻ vào trường vì đi học sớm. Đây là bản chất của vấn đề, dù muốn hay không cùng cần nói cho rõ dù chỉ là một lần. Tuyên truyền để người đọc hiểu sai về nhà trường, về cô giáo và đánh giá họ vô cảm theo tôi cũng là hành vi mất nhân tính, tàn nhẫn nếu không muốn nói đó là tội ác.
Ngay người viết bài đó cũng hiểu sai và đang cố tình truyền cái sai này cho người khác. Tôi cũng cảm nhận được thái độ cay cú của người viết trước làn sóng tung sự thật lên công luận. Bản thân anh đã và đang cay cú để ăn thua với người khác thì khuyên được ai bây giờ?
Tôi nghĩ rằng, không nên nhân danh "bảo vệ quyền lợi của trẻ em" để khuyên người khác dừng việc cung cấp thông tin đúng sự thật.
Trong vụ này, chính các anh chị viết báo đã làm phức tạp vấn đề, đẩy vấn đề đi xa và làm hình thành 2 phe bởi những thông tin sai lệch.
Khi "cuộc chiến" giữa 2 phe lên đến đỉnh điểm, sự thật bắt đầu được phơi bày, nhân vật chính làm ra vụ việc đã trả lời báo chí và đưa ra lời xin lỗi cô giáo và nhà trường thì cũng là lúc những kẻ tay nhanh hơn não nhận ra rằng mình đã thua lấm lưng trắng bụng, nên tìm cách ỉm sự việc bằng cách khuyên cộng đồng không nên nói nữa "để bảo vệ cháu bé". Bằng cách này họ chôn vùi sự thật mà vẫn giữ được thái độ đạo mạo và bộ mặt nhân từ.
Lợi dụng quyền lực của báo chí để đăng tải thông tin sai sự thật cho đến khi nạn nhân cung cấp thông tin chính xác thì lại khoác áo nhân từ để yêu cầu, khuyên bảo không nên nói ra để "không làm đau lòng con trẻ" là không công bằng.
Chơi kiểu này khác gì thằng Tàu nó đâm tàu cá ngư dân của ta, rồi dùng truyền thông đổ tội cho ngư dân ta, đến khi ngư dân cung cấp bằng chứng thì nó lại khuyên bảo, "đừng làm ầm ĩ sự việc mà không có lợi, mà ảnh hưởng đến đại cục".
Lợi dụng quyền lực của báo chí để đăng tải thông tin sai sự thật cho đến khi nạn nhân cung cấp thông tin chính xác thì lại khoác áo nhân từ để yêu cầu, khuyên bảo không nên nói ra để "không làm đau lòng con trẻ" là không công bằng.
Chơi kiểu này khác gì thằng Tàu nó đâm tàu cá ngư dân của ta, rồi dùng truyền thông đổ tội cho ngư dân ta, đến khi ngư dân cung cấp bằng chứng thì nó lại khuyên bảo, "đừng làm ầm ĩ sự việc mà không có lợi, mà ảnh hưởng đến đại cục".
Cuối cùng, các anh chị đừng có đổ toàn bộ tội lỗi trong vụ việc này lên đầu giáo viên, rồi nhân danh bảo vệ trẻ em để không cho họ cơ hội nói ra sự thật, lấy lại danh dự và nhân phẩm mà các anh chị đã chà đạp trước đó.
Dưới ngòi bút của những người làm báo kiểu này đã đẩy mọi việc đi quá xa. Câu chuyện đã không chỉ dừng lại ở sự việc học sinh phải đứng nắng, góp ý cho nhà trường mà đã bị làm quá lên thành chỉ trích giáo viên, nhà trường trong khi họ hoàn toàn không cố ý làm việc đó
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, tôi cũng đồng quan điểm với bạn
XóaVụ việc này cho thấy hậu quả của mạng xã hội. Chưa rõ đầu cua tai nheo thế nào nhưng khi thấy người mẹ đăng ảnh đứa trẻ đứng trước cổng trường thì báo chí dư luận đã nhảy vào vùng dập cô giáo không hối tiếc. Thử hỏi nếu không có camera quay lại cảnh người mẹ dàn dựng sự việc thì không biết cuộc đời, danh tiếng của người giáo viên đã ra nông nổi đi về đâu. Đúng là mạng xã hội ảo thì cũng mãi chỉ là ảo.
Trả lờiXóaQuả đúng thật nghề giáo là nghề cao quý nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, thậm chí bị cả cộng đồng người thóa mạ mà không hiểu mình đã làm sai những gì.Thử hỏi, nếu cô giáo không vững tâm, vững lòng mà làm điều dại dột thì hậu qủa sẽ như thế nào. Đến lúc đó, các nhà đạo đức giả, các nhà giáo sư mạng có còn cơ hội để xin lỗi người ta không hay chỉ vài câu xin lỗi, chia sẻ đãi bôi. Rồi tất cả lại quay trở lại bình thường, như chưa từng có chuyện xảy ra. Thật tàn nhẫn.
Trả lờiXóatay nhanh hơn não, lấp liếm sự thật có lẽ là những từ ngữ để nói đến tác giả bài báo này. Lợi dụng chức năng của báo chí để đưa, truyền tải thông tin sai sự thật, thậm chí đẩy câu chuyện đi quá xa khiến cho dư luận bức xúc với giáo viên và nhà trường. Nhưng khi sự thật sắp hé lộ thì một số nhà báo lại lợi dụng quyền trẻ em để lấp liếm mọi chuyện. Hèn!
Trả lờiXóaBáo chí xưa nay là công cụ đắc lực để tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin đến cho người dân, đấy là những tờ báo chính thống và đưa tin có "xuất xứ" rõ ràng. Còn cũng có những người mang danh là "viết báo" nhưng lại không có tâm của nghề cầm bút, giật title câu like mặc kệ những người bị tổn thương là ai, và viết báo không đúng sự thật, lấy thông tin không được kiểm chứng chính là biệt tài của bọn "lều báo"
Trả lờiXóaPhải dẹp bỏ các lều báo chuyên đăng tin không kiểm chứng để câu wil tạo ra dư luận xấu trong xã hội
XóaBáo chí có thể định hướng dư luận, nhưng đó là với những tờ báo chính thống và những người viết báo có tâm, dùng ngòi bút để nói lên sự thật, còn những kẻ một tí ti nghiệp vụ báo chí cũng không có thì thôi tốt nhất hạ bút xuống, đừng làm bẩn trang giấy. Lợi dụng báo chí để đăng tải thông tin sai sự thật, thậm chí vu cáo, xuyên tạc, thử hỏi những kẻ đã loan tin rầm rộ về vụ bé gái "bị phạt" đứng ở cổng trường đang nghĩ gì?
Trả lờiXóaSự khát máu, độc ác của cộng đồng mạng được thể hiện rõ khi người ta ào ào chia sẻ trang fb cá nhân, số điện thoại của cô giáo, hàng trăm tin nhắn đe dọa gửi tới cô giáo chỉ trong mấy ngày, khiến cô giáo phải sợ hãi khóa trang cá nhân. Cả một đám đông khát máu tấn công người khác, nhưng không hề biết đó liệu có phải sự thật hay không. Và bọn cào bàn phím tay nhanh hơn não mang tên kền kền ẩn danh báo chí thì có thể hiểu như thế nào rồi đấy.
Trả lờiXóaVụ việc thực chất sẽ không bị đẩy đi quá xa nếu không có bàn tay nhầy nhụa của các anh chị thích viết báo, những người làm báo có nghiệp vụ báo chí không ai hành động như các anh chị cả. Thích câu view, câu like rẻ tiền, rồi hướng lái dư luận như những thám tử viên đại tài, đúng là chỉ có những kẻ cầm bút bằng chân thay cho bnagwf não mới làm những việc bất lương như thế.
Trả lờiXóaKhông để vụ việc này dừng lại tại đây được. Vụ việc không chỉ ảnh hưởng tới mỗi giáo viên mà còn ảnh hưởng tới cả hệ thống giáo dục nước ta. Ai có lỗi thì phải xử lý thích đáng, chúng ta phải công bằng với tất cả, thử hỏi nếu không phát hiện ra sự gian dối, bịa đặt tạo dựng trong vụ việc này thì cộng đồng có bỏ qua cho người giáo viên không, báo chí đừng lấy cái sai để tiếp tục biện hộ cho cái sai nữa, có những cái sai không thể sửa được, càng sửa lại càng sai.
Trả lờiXóaBạn nói đúng, những người có lỗi phải bị xử lý nghiêm minh
XóaMặt trái, sự tác hại của báo chí bẩn của các trang mạng xã hội đưa tin thiếu kiểm chứng, thiếu tìm hiểu được phơi bày một cách trần trụi và thô thiển. Có lẽ nếu không có đoạn video vạch trần người mẹ tạo dựng thì bây giờ có lẽ tất cả chúng ta vẫn đang bị lừa, vẫn đang đẩy cuộc sống của người giáo viên vào cùng cực và tuyệt vọng. Qua sự việc mới thấy được sự nguy hiểm của mạng xã hội, của truyền thông bẩn, trên không gian mạng, báo chí chạy theo view thì chẳng thể tin được thứ gì.
Trả lờiXóaTrong sự việc lần này thì báo chí chính là những tác nhân đã làm nghiêm trọng thêm vụ việc. Chính báo chí đã hướng người đọc báo sang cái hướng chỉ trích tới giáo viên và nhà trường, để rồi khi sự thực được phơi bày thì không hề có một lời xin lỗi đến từ phía cơ quan báo chí nào cả và rồi lại nói cái giọng thôi , bỏ qua để không tổn thương đứa bé?
Trả lờiXóaNgười viết báo này có vấn đề ác cảm với giáo viên hay sao mà đọc bài nghe có vẻ vẫn tiêu cực và có những câu từ ác cảm với giáo viên vậy? Phải chăng là đang muốn hướng người đọc đi đến cái kết là nghĩ giáo viên xấu xí, bắt nạt học sinh này nọ? Xin lỗi chứ nếu không tôn trọng nghề giáo, đây là nghề trực tiếp dạy dỗ cho trẻ con, mầm non tương lai của đất nước thì xã hôi này khó mà phát triển được
Trả lờiXóaChả hiểu sao muốn sự việc kết thúc mà lại vẫn thêm vài câu văn xỉa xói nhà giáo? Có phải cái nhìn của anh nhà báo này quá quy chụp và tiêu cực đối với giáo viên hay không. Đưa cái hình ảnh đó vào kiểu như đại diện và cho là tất cả nhà giáo đều làm như vậy hả? Thế là không tôn trọng họ rồi, anh nhà báo này có vẻ đang cay cú điều gì đó thì phải
Trả lờiXóaĐây là vì sự thực đã được phơi bày và cô giáo bị oan nên nói dừng. Chứ nếu không có sự thật phơi bày ra thì chắc là dư luận và báo chí vẫn tiếp tục đổ dồn vào chỉ trích đối với cô giáo và nhà trường mà thôi. Vấn đề ở đây không phải là con trẻ bị tổn thương, quan trọng hơn là tư cách đạo đức của người mẹ và trách nhiệm của báo chí, đâu phải nói muốn dừng là dừng?
Trả lờiXóaTrước khi muốn viết gì đó thì nhà báo phải có cái đầu tỉnh táo và công bằng đã. Chứ nghe chừng bài báo này vẫn có vẻ tiêu cực lắm. Nên nhớ đừng bao giờ lợi dụng quyền lực báo chí để đăng tải thông tin không đúng sự thực, sau đó lại nói là bỏ qua hay thôi đi giống như kiểu không có chuyện gì xảy ra
Trả lờiXóaHình ảnh trích xuất camera của người dân trước cổng trường đã khẳng định rõ: chị này đưa con đến trường, cho con xuống trước cổng, đứng chụp ảnh, thế là xong. Chẳng có màn đứng nắng nào cả.
Trả lờiXóaPhải xử lý nghiêm các trường hợp cố ý làm giảm uy tín của nhà trường như thế này
Trả lờiXóa