Chia sẻ

Tre Làng

Hà Nội: KHÔNG CÓ CHUYỆN TRƯỜNG LÊ QUÝ ĐÔN KHÓA CỬA, KHIẾN HỌC SINH PHẢI ĐỘI NẮNG 40 ĐỘ CHỜ PHỤ HUYNH ĐẾN ĐÓN

Cuteo@

Hoàn toàn không có chuyện nhà trường khóa cửa, buộc học sinh phải ra ngoài đội nắng 40 độ chờ phụ huynh đến đón như báo đưa. Về câu chuyện này, UBND quận Cầu Giấy cũng khẳng định thông tin như phản ánh trên báo chí là chưa chính xác.

Bám trend theo vụ "Học sinh lớp 1 bị phê bình, đứng ở cổng trường dưới nắng vì đi học sớm", các Pv đã nhanh nhạy làm luôn một vụ ở trường THCS Quang Trung, Hà Nội. Tôi không dám nghĩ Pv bịa đặt hay làm báo cẩu thả, nhưng những thông tin mà bài báo đưa thì không ổn chút nào vì nó sai thực tế và làm dư luận hoang mang, mất niềm tin vào các thầy cô.

Trên báo Đời Sống & Pháp Luật có bài "Trường khoá cửa lớp, học sinh Hà Nội đội nắng 40 độ chờ phụ huynh đến đón" của nhóm PV Thanh Tùng và Bạch Hiền. Tôi trích vài đoạn cốt lõi:

Trích 1: "Giữa cái nóng như đổ lửa gần 40 độ ở Hà Nội, không ít học sinh trường THCS Lê Quý Đôn, Hà Nội ngồi vạ vật gần cổng trường sau khi tan học để chờ bố mẹ tới đón" .

Trích 2: "Theo ghi nhận của PV Đời sống & Pháp luật, sau khi kết thúc giờ học, tất cả học sinh đều phải rời khỏi lớp. Một số em tự ra về nhưng cũng không ít học sinh phải đợi bố mẹ đến đón ở phía ngoài cổng trường mà không được ngồi trong lớp trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt.".

Trích 3: "Chia sẻ với PV Đời sống & Pháp luật, một nhóm học sinh lớp 6 trường THCS Lê Quý Đôn cho biết đã đứng ở cổng trường từ 10h5 sau khi tan học: "Bọn em tan sớm nên phải ra ngoài chờ bố mẹ. Chỉ có các bạn trực nhật được ở lại, sau khi làm xong sẽ khóa cửa lại, không được ở trong lớp vì có thầy giám thị đến nhắc nhở".

Trích 4: "Em H. (học sinh lớp 8- trường THCS Lê Quý Đôn) cho biết: "Khối nào cũng vậy, sau khi hết tiết, chúng em phải ra ngoài luôn để còn khóa cửa. Thầy giáo lớp em cũng có cho ở lại 5,7 phút tuy nhiên sau đó vẫn phải ra ngoài chờ bố mẹ. Vậy nên quạt là vật bất ly thân của em".

Và trích 5: "Trước sự việc này, không ít phụ huynh bày tỏ mong mỏi, từ nhu cầu thực tiễn mong nhà trường linh động hơn, có thể cho học sinh tan sớm được vào khuôn viên trường, lớp (thư viên, nhà đa năng...) để chờ người nhà đến đón. Việc này vừa đảm đảm bảo sức khỏe lại đảm bảo an toàn cho các học sinh thay vì để đứng, ngồi vạ vật ngoài đường giữa cái nắng đổ lửa của Hà Nội".

Với 5 đoạn trích nêu trên, nếu không thẩm tra kỹ càng thì ai cũng thấy trường THCS Lê Quý Đôn đã vô cảm, nhẫn tâm, đẩy học sinh ra đường, khiến các em phải đứng dưới cái nắng đổ lửa tới 40 độ C. Nhưng, sự thật thì thế nào?

Thực tế là thông tin "trường THCS Lê Quý Đôn khóa cửa lớp để học sinh đứng ngoài nắng chờ bố mẹ" là không đúng. Được biết, trường THCS Lê Quý Đôn hiện có 48 lớp với hơn 2.300 học sinh. Trường tổ chức học 2 ca, sáng 36 lớp, chiều 12 lớp và sau khi tan học, phụ huynh phải đến đón học sinh về nhà. 

Sau khi tan học, chỉ có các học sinh trực nhật mới được ở lại là đúng. Lý do là để làm vệ sinh, sau đó khử trùng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở GD&ĐT. 

Ai đã từng đi học đều biết, sau khi tan lớp thì số lượng rác trong lớp học rất nhiều. Để đảm bảo sức khỏe cho các học sinh của ca học tiếp theo thì cần phải dọn vệ sinh và sau đó là công đoạn khử trùng. Tất nhiên, muốn làm vệ sinh phòng học thì học sinh phải ra ngoài. Các học sinh làm nhiệm vụ trực nhật sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ nếu còn có các học sinh khác ngồi trong lớp.

Về nguyên tắc, học sinh tan học ra khỏi cổng trường, trách nhiệm sẽ thuộc về gia đình, trừ khi có thỏa thuận giữa Hội cha mẹ học sinh và nhà trường. Đừng bắt các thầy cô giáo phải phải tiếp tục quản lý các em trong khoảng thời gian này, nhất là sau khi họ đã lên lớp cả buổi.

Nói như thế không có nghĩa là nhà trường, thầy cô vô cảm. Nhà trường biết rõ không phải phụ huynh nào cũng đến đúng giờ để đón con được và như vậy sẽ có một số em phải chờ. Để giúp các em tránh nắng mưa, tránh ra ngoài gây ùn tắc giao thông thì trường THCS Lê Quý Đôn đã mở cửa thư viện tại tầng một và sảnh lớn cho học sinh ngồi chờ. Thực tế có khá nhiều học sinh lựa chọn 2 địa điểm này hoặc dưới bóng mát khuôn viên nhà trường để chờ phụ huynh đến đón. Đây là việc làm thể hiện trách nhiệm của nhà trường đối với các học sinh của mình và nó cũng khẳng định, nhà trường không đuổi, không bắt buộc học sinh phải ra khỏi trường sau tan lớp.

Sự thật là, cứ sau khi tan lớp, học sinh nào cũng chỉ muốn gia đình đến đón ngay. Do đó, một số học sinh sau khi tan học đã ra cổng trường chờ phụ huynh. Các em giải thích là để tránh cho phụ huynh mất thời gian vào trường tìm kiếm. Một số khác thì chọn cách ngồi ở sảnh lớn, thư viện hoặc ngay trong khuôn viên với nhiều cây cao, bóng mát.

Bà Lê Thị Kim Ánh, Hiệu trưởng trường THCS Lê Quý Đôn khẳng định: Quan điểm của nhà trường là không để cho một học sinh nào đi học phải đứng nắng đứng mưa đợi phụ huynh ở cổng trường. Bà nói tiếp: bức ảnh báo chí chụp là lúc tan học. Trường THCS Lê Quý Đôn có 48 lớp, trong đó 36 lớp học sáng, với 1.700 học sinh. Tôi đã hỏi học sinh, các em đều nói ra chờ bố mẹ. Nhiều em còn chia sẻ, các con không muốn ở trên lớp, muốn được xuống sân trường chơi với các bạn. Nhà trường không yêu cầu các em ra khỏi trường, trong bức ảnh, cổng trường cũng rất rộng mở".

Như vậy, có thể thấy, thông tin "Nhà trường khóa cửa buộc học sinh phải ra cổng đứng dưới nắng 40 độ C như phản ánh của một số tờ báo chí là không chính xác.

P/s: Tìm được người làm báo có tâm thật khó

12 nhận xét:

  1. Không biết nhà báo đưa tin sai sự thật như thế là do sơ suất hay cố tình bịa đặt thông tin nhằm chạy theo sự quan tâm của dư luận, chạm vào vấn đề mà dư luận đang "nóng mặt". Tuy nhiên hành vi này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của ngôi trường và lĩnh vực giáo dục - xã hội.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất cả các tin đưa lên báo đều phải kiểm chứng chặt chẽ; không thể đwa những tin không chính xác; điều đó rất nguy hiểm

      Xóa
  2. Báo chí giật title như thế chỉ nhằm mục đích câu view, thu hút dư luận mà thôi chứ chưa hề có sự tìm hiểu thông tin kĩ càng. Điều này cực kì gây ảnh hưởng đến nhà trường và hướng lái dư luận đả kích môi trường giáo dục.

    Trả lờiXóa
  3. trường THCS Lê QUý Đôn đã lên tiếng khẳng định không hề có chuyện như báo chí phản ánh, thậm chí có sự góp mặt của UBND quận Cầu Giấy. ĐIều đó cho thấy rằng nhà báo đã làm không đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, phản ánh thông tin một cách vội vàng, bịa đặt, thiếu kiểm chứng, khâu đăng bài không được kiểm soát chặt chẽ.

    Trả lờiXóa
  4. Ban giám hiệu nhà trường và Uỷ ban quận cũng đã lên tiếng đính chính thông tin về những hình ảnh được phản ánh. Tuy nhiên bản thân hình ảnh cũng đã cho thấy cổng trường phía sau đang mở chứ không hề đóng như báo chí viết

    Trả lờiXóa
  5. Với những gì mà bài báo phản ánh thực sự khiến cho ta có cái nhìn hết sức mất thiện cảm với trường THCS Quang Trung nhưng nếu như tìm hiểu kĩ thì mọi chuyện xảy ra đều có lí do mà chúng ta phải thông cảm. Đó chính là sau khi kết thúc ca sáng thì còn ca chiều của các em học sinh khác, và vì đảm bảo vệ sinh, khử trùng thì việc các em học sinh không có nhiệm vụ trực nhật phải di chuyển ra khỏi lớp để các em có nhiệm vụ thực hiện công việc vệ sinh là điều hoàn toàn hợp lí; tiếp theo là trường đã bố trí 1 sảnh thư viện cho các em ngồi chờ phụ huynh, việc các em di chuyển ra cổng trường đứng nắng là do lựa chọn của chính các em xuất phát từ việc muốn cha mẹ đến tìm được ngay để đón về chứ không phải là ai xua đuổi các em cả

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tóm lại là không thể đưa các tin không trung thực lên báo được

      Xóa
  6. Đúng là rất biết nhân lúc cái vấn đề này đang nổi cộm lên, gây nóng đối với xã hội nên là các tờ báo cũng tranh thủ tìm hiểu các nguồn tin để có thể mang đến cho người dân những cái tin hot. Nhưng hot ở đây lại không đi kèm chất lượng, đó là nguồn tin không được xác thực, một tờ báo nổi tiếng mà lại viết lên được những điều sai sự thật thì thực sự không có tư cách của những người làm báo, đáng bị tẩy chay

    Trả lờiXóa
  7. Vốn là việc đón học sinh đúng giờ là trách nghiệm của cha mẹ, vậy nên không thể quy trách nhiệm quản lý cả hàng nghìn em học sinh đó cho nhà trường được. Chính cha mẹ có thương con thì phải đón con sớm, còn nếu có những việc phát sinh thì vẫn có phòng chờ là thư viện để xây dựng cho các con ngồi chờ rồi, còn việc các em hiếu động hay có nhu cầu ra ngoài ngồi chờ cũng là nhu cầu của các em, không thể đổ lỗi một cách vô lí được

    Trả lờiXóa
  8. Biết là đăng tin sai thì có thể gây ra nhiều hậu quả xấu nhưng tại sao vẫn liên tục có nhiều tờ báo đăng nhiều thông tin không được xác thực, hay là hướng dư luận theo hướng bất mãn và đánh giá xấu đối với xã hội như vậy. Phải chăng các hình thức xử lí đối với những tờ báo này chưa đủ sức răn đe đối với những người làm báo này

    Trả lờiXóa
  9. Đáng ghét mấy tên nhà báo đăng tin láo lại mất công nhà trường đứng ra đính chính, còn gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường. Người làm giáo dục thì không có ai lại vô cảm mà làm vậy với học sinh của mình cả, và đừng đổ lỗi theo kiểu trách nhiệm trông trẻ là thuộc về nhà trường, thế còn trách nhiệm của cha mẹ thỉ ở đâu?

    Trả lờiXóa
  10. Việc đăng các tin không trung thực sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín nhà trường và phiền hà cho các cơ quan chức năng

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog