Cuteo@
Hôm qua 12/5/2020, Lm Trần Chính Trực có status đăng tải thông tin sai sự thật về chuyện những người nghèo ở Thanh Hóa tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ Covid-19.
Anh Linh mục có tên Trần Chính Trực mà lại không chính trực tí nào. Thân làm linh mục thì phải nhận thức được phải quấy sao lại tuyên truyền bịa đặt như thế này?
Lm Trần Chính Trực viết: "Ép người dân buộc phải ký vào đơn không nhận tiền hỗ trợ do đại dịch covid 19, đã được làm sẵn theo kiểu này là không được".
Dòng status này được đính kèm bức ảnh chụp "Đơn xin tự nguyện không nhận hỗ trợ do đại dịch Covid-19" của hộ gia đình ông Lê Xuân Quang, thôn 4, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, thuộc diện hộ cận nghèo được đánh máy sẵn. Cùng với đó là tin nhắn được chụp lại với nội dung: “Chị ơi! Nhờ chị đăng dùm cái này. Làm đơn sẵn bắt dân ký, ép dân ký, chứ không ai tình nguyện cả”.
Phải khẳng định ngay, không có ai ép người dân ký vào đơn tình nguyện không nhận hỗ trợ. Lm Trực phát ngôn như trên là vừa thiếu chuẩn mực vừa vi phạm pháp luật và cũng vi phạm giáo luật.
Người dân tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ vì tấm lòng thơm thảo, vì trách nhiệm của họ đối với đất nước, đối với đồng bào mình. Họ tự nguyện không nhận là để nhường lại cho những người khó khăn hơn.
Hãy xem ông Lê Xuân Quang - nhân vật mà lm Trần Chính Trực đưa đơn lên mạng nói gì với báo chí: "Tôi xin nói rõ việc không nhận tiền hỗ trợ do dịch Covid-19 hoàn toàn là do tự nguyện của gia đình. Tôi làm đơn này từ hôm 30/4, còn việc rà soát đến mãi 2-3/5 mới xong, nên không có chuyện có ai ép buộc hay vận động tôi cả. Đây là hoàn toàn do gia đình tự nguyện. Tôi lên Uỷ ban xã nhờ các anh chị ở Văn phòng đánh máy giúp vì tôi không hiểu cách thức viết một lá đơn như thế nào cho đúng" và "Khi tôi đã không muốn, không ai ép được".
Ông Quang khẳng định, thông tin mà Lm Nguyễn Chính Trực phát tán trên mạng là xuyên tạc, khiến ông rất bức xúc.
Ông Quang chia sẻ, khi xem truyền hình và báo chí, thấy nhiều nơi như các khu cách ly, y bác sỹ, các anh chị tuyến đầu làm cật lực cả đêm, điều kiện sinh hoạt, ăn uống khó khăn nên ông thấy cần phải đóng góp một phần nhỏ bé. “Đó cũng chỉ là chút ít không là gì nhưng là tấm lòng, trách nhiệm của chúng tôi đối với công cuộc phòng chống dịch bệnh. Chúng tôi ở quê cũng khó khăn, nhưng ra vườn còn hái được nắm rau để ăn, còn những người cách ly, các anh chị phục vụ không có điều kiện như vậy. Vì thế, tôi quyết định lên xã tự nguyện xin không nhận sự hỗ trợ, để nhường cho những người khó khăn hơn”.
Ông Quang cho biết, gia đình ông có 4 khẩu, tổng số tiền tự nguyện không nhận là 3 triệu đồng. Đây cũng là một số tiền khá lớn với nhà nông, nhưng theo ông “khó thì khó chung. 3 triệu ở nông thôn to thật nhưng nói cho cùng nhiều người còn khó khăn hơn. Mà trong đợt dịch vừa rồi, cộng đồng nhiều người đóng góp số tiền rất lớn, nên số tiền của tôi không đáng là bao”.
Ông Quang khẳng định, việc ông làm là hoàn toàn tự nguyện. Mà đã làm việc thiện, làm việc có ích thì âm thầm làm, chứ không nên thông tin rộng rãi làm gì. “Tôi thấy thông tin cho rằng chúng tôi bị vận động, bị ép là hoàn toàn sai sự thật, tôi không bằng lòng và rất buồn. Thực sự mà nói, tôi đóng góp có đáng gì, chỉ là thêm mớ rau nhưng lại bị xuyên tạc không chính xác, bị đưa lên mạng, tôi thấy rất phiền. Việc chúng tôi làm là tự nguyện, chứ không ai ép được chúng tôi. Khi tôi đã không muốn làm thì có ai ép hay vận động cũng không được”.
Một người dân khác là chị Lê Thị Yến, sinh năm 1971 ở thôn 1, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá cũng cho rằng, chị xem thông tin trên báo chí, trên Đài, Truyền hình thấy nhiều nơi có những người tự nguyện không nhận hỗ trợ để ủng hộ những người khó khăn hơn. Chị thấy mình cũng có thể làm được việc đó nên tình nguyện không nhận một phần hỗ trợ để nhường lại cho những người khó khăn hơn.
Chị Yến cho biết, gia đình chị có 5 nhân khẩu được nhận hỗ trợ, chị tự nguyện rút 2 khẩu ra khỏi diện này, tương đương với số tiền 1,5 triệu đồng. “Tôi có 3 con học Đại học. Dân làng, ban công tác mặt trận đã bình xét cho gia đình tôi vào diện được hỗ trợ, tôi rất cảm ơn. Nay một cháu đã ra trường, 2 cháu đang đi học. Tôi tự xét thấy mình có thể làm được một việc gì đó có ích cho xã hội, chứ không ai ép hay tư vấn tôi phải tự nguyện không nhận hỗ trợ. Hôm họp bình xét, tôi cũng đứng lên phát biểu là những lúc khó khăn, có hàng xóm, xã hội giúp đỡ, nên tôi xin rút 2 khẩu ra khỏi diện hỗ trợ. Nhiều người có mặt hôm đó cũng đồng tình và họ cũng tự nguyện xin rút để nhường cho người khó khăn hơn”.
Nói về nguồn gốc những lá đơn đánh máy sẵn, chị Yến cho biết “Chúng tôi người nông thôn, chữ nghĩa không biết, nhờ các anh các chị giúp hộ chúng tôi cái đơn, chúng tôi ký đàng hoàng chứ không có ai vận động hay ép buộc gì cả. Chúng tôi làm việc tự nguyện nên đều thấy vui vẻ”.
Chị Yến cho biết, trong một hai hôm nay chị cũng nghe những thông tin lan truyền rằng chị và nhiều người bị vận động hay ép buộc viết đơn không nhận hỗ trợ, chị rất buồn và bức xúc. “Chúng tôi sử dụng điện thoại, công nghệ không rành, nên khi nghe thông tin xuyên tạc, tôi rất buồn. Chúng tôi là người dân ít chữ nhưng đều hiểu được thông tin thì có nhiều chiều, chúng tôi cũng thấy có những kẻ phản động, chúng tôi rất ức chế. Còn những thông tin sai trái trên mạng, những thông tin rác như thế không ai có thể che hết được. Chúng tôi rất mong pháp luật vào cuộc chấn chỉnh. Dân chúng tôi rất thuần, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của chi bộ. Mỗi khi chúng tôi gặp hoạn nạn hay ốm đau, họ quan tâm lắm nên chúng tôi rất nể. Chúng tôi không biết nói gì, nhưng khẳng định lại là không ai ép được chúng tôi”.
Chị Yến chia sẻ, “cảm động lắm, khi tôi khó khăn, con cái đi học, xã đã tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp xúc với nguồn vốn vay để cho con học hành. Giờ con cái thành đạt rồi mình cống hiến cho xã hội một chút có đáng bao nhiêu. Không có số tiền đó gia đình chúng tôi cũng không có chết. Cơ sở là nơi gần dân nhất. Chúng tôi cũng chỉ là một người dân rất bình thường, quanh năm bán lưng cho trời, bán mặt cho đất, nhưng việc làm của cơ sở làm chúng tôi rất cảm động. Không phải lúc nào các ông các bà ấy cũng làm thôn trưởng, mỗi người mỗi khoá nhưng có sự lưu truyền, luôn luôn để cho dân sự tin tưởng. Nhưng cạnh đó, 100 hộ dân thì cũng phải có mươi hộ vì cá nhân, thù hằn, anh em không đoàn kết thì họ cũng những bức xúc, đôi khi cũng có chuyện này chuyện kia chưa hài lòng. Nhưng đó là số ít, còn hầu hết, người dân chúng tôi tin tưởng, kể cả trong chuyện bầu thôn trưởng chúng tôi cũng nhìn được ai làm được, ai không làm được”.
Chủ tịch UBND xã Xuân Sinh Lê Chí Tuấn cho biết: Xã có 112 khẩu tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ gói 62.000 tỷ, tất cả những hộ này đều là hộ cận nghèo. “Tôi cam đoan tất cả các hộ đều tự nguyện, không có ai do vận động hay bị ép buộc mà làm cả. Chúng tôi đã niêm yết công khai các nội dung này và trao đổi trên tinh thần công khai minh bạch để các tổ chức, cá nhân không lợi dụng việc này để trục lợi chính sách. Trên tinh thần các tổ rà soát và ban công tác mặt trận, các tổ chức chính trị-xã hội họp và rà soát và gửi danh sách lên, còn chính quyền chỉ tổng hợp lại danh sách”.
Ông Lê Chí Tuấn cũng cho biết, địa phương không có chủ trương làm đơn sẵn cho người dân. Mà sau Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ ra đời, xã đã công khai, niêm yết đến tận các thôn, các thôn đã tổ chức họp, rà soát tới từng hộ và danh sách ai được hỗ trợ đều được niêm yết công khai. Nhiều hộ đã tự tự nguyện đăng ký không nhận tiền hỗ trợ, nhà nào có khẩu nào không nhận họ đều thông báo rõ. Trên cơ sở này các tổ rà soát ở thôn gửi lên xã và đề nghị các hộ này phải có đơn để chúng tôi báo cáo lên trên. Sau đó, thôn trao đổi lại với các hộ, nhiều hộ không biết viết một cái đơn như thế nào, nên nhờ cán bộ chính sách xã đã soạn sẵn mẫu cụ thể.
Như vậy, những phát biểu của người trong cuộc, bao gồm 2 gia đình có đơn và của một cán bộ xã bác bỏ hoàn toàn phát ngôn bừa bãi, bịa đặt của linh mục Trần Chính Trực. Tôi cho rằng, phát ngôn của Lm này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm giáo luật.
Tôi không hiểu sao, một linh mục lại có thể phát ngôn như những kẻ đầu đường xó chợ như vậy. Được biết, đây không phải lần đầu linh mục này có những status sai trái, vi phạm pháp luật, Cuteo@ sẽ đề cập trong những bài tiếp theo.
Một linh mục chăn dắt giáo dân mà tư cách thua xa bà con nông dân ít học. Thằng linh mục này nên gọi nó là con linh cẩu.
Trả lờiXóaLà một LM thì cần chuẩn mực giáo dân mới nghe theo; LM mà đi xuyên tạc thì nói ai nghe nữa
XóaMới chỉ đăng tải hình ảnh của hai tờ giấy tình nguyện không nhận hỗ trợ mà tên linh mục này đã dám vu khống cho chính quyền là ép buộc dân ký. Cái tên Chính Trực mà không hề chính trực. Như thế làm sao có thể là linh mục của một giáo xứ được, chỉ khổ cho giáo dân thôi
Trả lờiXóaCái người như ông ta thì có đáng làm linh mục đâu, não của ông ta có vấn đề thì phải, một người không có học còn có nhiều tư cách hơn hắn. Phát ngôn như vậy chỉ hạ thấp nhân cách của bản thân hắn ta thôi mà chứ có ai quan tâm mấy lời kền kền gáy to kia.
Trả lờiXóaThiên sứ của linh mục là cầu nguyện, truyền giáo và mục vụ nơi giáo xứ được phân công chăm sóc. Những hoạt động này có phát triển tốt đẹp hay không tùy thuộc vào linh mục quản xứ đã sống và thực hiện đức ái như thế nào trong đời sống tu hành của mình. Tuy nhiên cái ông linh mục chính trực này chả xứng đáng được làm linh mục tí nào, phát ngôn của ông ta chả khác gì bọn đầu đường xó chợ, loại như này chỉ làm khổ các bà con giáo dân mà thôi, chứ đẹp lại được cái gì tôt đẹp đâu
Trả lờiXóaĐức ái được ví như là kim chỉ nam trong cuộc đời tu hành của các linh mục. Chỉ vì còn tham sân si tên linh mục kia đã có những phát ngôn, việc làm bất chính để tại nhiều tai tiếng hơn là đức hạnh của bậc tu hành nên có. Bởi vậy, một khi không có đức ái thì dẫu có chu toàn dâng thánh lễ, giảng dạy giáo lý, ban truyền bí tích thì ông ta cũng chẳng xứng đáng đâu, chỉ khổ cho những người vẫn xem ông ta là linh mục.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, chỉ khổ cho những giáo dân vẫn luôn tin tưởng vị LM này
XóaVới lối sống hẹp hòi, ích kỷ, chỉ biết cho bản thân của linh mục Trần Chính Trực nên lối suy nghĩ của linh mục này cũng bó hẹp, ích kỷ, tù túng, cùng quẫn như vậy. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng tới mọi người dân thế nhưng một số người dân vẫn tự trang trải được cuộc sống nên tự nguyện nhường cho những người cần thiết, xứng đáng hơn, mong muốn góp sức mình nhỏ của bản thân vào khắc phục hậu quả sau dịch bệnh.
Trả lờiXóaMang danh là linh mục rao giảng lời chúa mà suy nghĩ hẹp hòi, xoi mói, thua xa những người dân mộc mạc, giản dị mà đầy tình người. Cũng giống như việc không nhận hộ nghèo, việc không nhận tiền trợ cấp của người dân hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện, mỗi người dân biết được sự vất vả nên họ biết quý trọng những đồng tiền này do đó họ không nhận để nhường lại cho người cần hơn, dù nó không quá lớn nhưng cũng đủ thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc ta.
Trả lờiXóaSự xuyên tạc này lại xuất phát ngay từ chính sự “chu đáo” của chính quyền các địa phương khi thấy số người muốn viết đơn xin không nhận tiền hỗ trợ tăng lên. Một vài người ban đầu thì cán bộ xã còn có thể ngồi đọc cho bà con viết cho đúng ý, đúng thể thức văn bản chứ đến khi cả trăm con người thì cán bộ xã cũng chịu. Thế là vừa để tiết kiệm thời gian, công sức cho bà con có tấm lòng hảo tâm, các cán bộ xã đã soạn thảo sẵn lá đơn không nhận tiền hỗ trợ. Với cách áp đặt và bịa đặt của linh mục Trần Chính Trực thì hiểu rõ ông ta là người như thế nào rồi đấy.
Trả lờiXóaLà LM thì hãy làm tốt phận sự của mình, chớ nên xuyên tạc sự thật thì giáo dân họ mới nghe theo
XóaNhững cái đơn soạn sẵn chẳng có gì mà lại bị Trần Chính TRực xuyên tạc là do chính quyền soạn sẵn, ép người dân không nhận tiền. Điều này khiến chính quyền các địa phương phải lên tiếng khẳng định không có sự ép buộc, báo chí vào cuộc phỏng vấn người dân, họ cũng khẳng định không thích thì chẳng ai ép được, còn đây là tấm lòng của họ. Qua phỏng vấn một vài hộ dân thì mọi chuyện đã rõ rành rành, xem còn có gì để nói không linh mục con của Chúa iu quý.
Trả lờiXóaTừ trước đến nay, chưa bao giờ bọn phản động, bọn rân chủ cuội ấy đồng hành cùng việc làm tốt đẹp của đất nước, hay của người dân yêu nước. Chúng nó luôn đi ngược lại lơi ích của dân tộc. Chúng như loài sống kí sinh đeo bám để làm khó cho dân, cho nước mà thôi. Đó là tiêu chi sinh tồn của bọn rân chủ vậy. Thân là linh mục nhưng thực chất những gì hắn nói thì ai cũng hiểu hắn là ai rồi. Thôi trò mèo đó đi "cha" Trực ạ!
Trả lờiXóaChính phủ đã trợ cấp cho người dân để trang trải cuộc sống trog hoàn cảnh đại dịch đang hoành hoành, nhưng có một số hộ dân vì có tấm lòng hiệp nghĩa nên đã nhường lại phần tiền của mình cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn, vậy mà linh mục lại đi xuyên tạc rằng chính quyền ép người dân không nhận tiền
Trả lờiXóaMột LM phải sống sao cho tốt đời đẹp đạo; chứ sống mà chuyên xuyên tạc và chống phá chính quyền thì không nên làm LM nữa
Trả lờiXóa