Chia sẻ

Tre Làng

Bỏ sổ Hộ khẩu giấy là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính

Bài và ảnh; Báo Công an Nhân dân

Theo Ths.Luật sư Nguyễn Trọng Minh, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, các nước phát triển họ đều sử dụng công nghệ để quản lý con người từ rất lâu. Quản lý bằng sổ hộ khẩu hiện chỉ còn rất ít quốc gia áp dụng. Tại Điều 5 Hiến pháp 2013 quy định về việc “bảo đảm thực hiện quyền tự do cư trú và hoạt động quản lý cư trú”.

Những ngày qua, khi hay tin Quốc hội bắt đầu thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật cư trú (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, trong đó có xem xét nội dung đề xuất bỏ “sổ hộ khẩu”, “sổ tạm trú”, thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân, nhiều người dân rất quan tâm và bày tỏ thái độ tán thành. Nếu Quốc hội đồng thuận “bấm nút”, thông qua nội dung đề xuất này, đây có thể xem là bước tiến rất lớn trong cải cách thủ tục hành chính của nước ta.

Từ khi nghe báo chí nói về dự án Luật Cư trú (sửa đổi), trong đó có đề xuất bỏ sổ hộ khẩu giấy, chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung (ở quận 9, TP Hồ Chí Minh) rất phấn khởi bởi “vì sổ hộ khẩu đang làm khổ vợ chồng tôi”.

Chị Nhung kể trước đây vợ chồng chị ở chung nhà với cha mẹ chồng, nhưng sau đó xảy ra mâu thuẫn với mẹ chồng, trong khi mẹ chồng là chủ hộ trong sổ hộ khẩu. Vợ chồng chị dọn ra ở riêng, nhưng mẹ chồng không cho mượn sổ hộ khẩu để đi tách hộ khẩu. Chính vì vậy, anh chị không thể đăng ký tạm trú chỗ ở mới. Tất cả những chính sách ưu đãi theo nhân khẩu về giá điện, giá nước ở chỗ hiện tại đều không được hưởng, mỗi lần có việc cần hộ khẩu, mượn hộ khẩu của mẹ chồng là mệt mỏi. 

Không có sổ hộ khẩu, vợ chồng chị gặp rất nhiều khó khăn khi mua tài sản, làm lại chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe,… “Tại sao tôi là công dân hợp pháp, có hộ khẩu thường trú tại TP Hồ Chí Minh mà quyền công dân tôi không được hưởng vì không cầm được sổ hộ khẩu?”, chị Nhung bức xúc nói.

Người dân mong muốn không phải đem theo sổ hộ khẩu mỗi khi đi xác nhận giấy tờ hành chính.

Chị Phạm Thị Ngọc Yến (ở quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) cũng vui mừng khi biết đề xuất bỏ sổ hộ khẩu đang được Quốc hội xem xét. Chị Yến cho biết vợ chồng chị không ở chung cách đây hơn 5 năm nhưng không thể ra toà án để xử ly hôn. Lúc kết hôn thì đăng ký tại quê chồng ở Tiền Giang, chị làm đơn gửi toà án quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh, nơi cư trú lúc kết hôn) thì toà án nói chồng chị phải có mặt cùng và đem sổ hộ khẩu đến, nhưng khổ nỗi chồng chị không đến, mặc dù đã ký đơn ly hôn.

Cứ dai dẳng mãi mà không giải quyết được, chị lại đến toà án hỏi thì được hướng dẫn làm đơn xin đơn phương ly hôn nhưng phải về toà án ở Tiền Giang nộp để ở đó xử.

“Nếu trường hợp tôi đăng ký kết hôn ở ngoài miền Bắc sau đó vào TP Hồ Chí Minh sinh sống và làm việc thì tôi phải về ngoài đó nộp đơn rồi chờ toà xét xử. Trong khi tôi còn công ăn việc làm, rồi con cái nhỏ ai trông, mỗi lần đi lại đâu phải dễ dàng. Thủ tục quá rườm rà làm cho người dân rất mệt mỏi”, chị Yến chia sẻ.

Theo Ths.Luật sư Nguyễn Trọng Minh, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, các nước phát triển họ đều sử dụng công nghệ để quản lý con người từ rất lâu. Quản lý bằng sổ hộ khẩu hiện chỉ còn rất ít quốc gia áp dụng. Tại Điều 5 Hiến pháp 2013 quy định về việc “bảo đảm thực hiện quyền tự do cư trú và hoạt động quản lý cư trú”.

“Sổ hộ khẩu còn tạo ra hệ luỵ khi cho ai đó đăng ký hộ khẩu rồi tranh chấp đối với đất đai hộ gia đình, mặc dù họ chẳng có đóng góp gì! Mua nhà chỉ vì không có hộ khẩu cho con đi học! Hằng năm vào đầu năm học, biết bao người lo “chạy” hộ khẩu cho con cái đi học! Tốn rất nhiều tiền vì cái này! Vậy quản lý công dân làm sao được khi hộ khẩu một nơi nhưng thực tế lại ở nơi khác”, Luật sư Nguyễn Trọng Minh nói.

Hầu hết khi giải quyết các thủ tục hành chính, đều đòi hỏi bắt buộc phải có hộ khẩu, nhiều nơi còn bắt đem theo cả hộ khẩu và giấy chứng minh nhân dân mới xác nhận, điều này rất vô lý. “Nhiều khi muốn xác nhận có hộ khẩu, phải tìm gặp Cảnh sát khu vực nơi có hộ khẩu, mặc dù bản thân đã chuyển đi ở nơi khác. Chính vì vậy mới có tình trạng rất nhiều người ở một nơi nhưng địa chỉ trong căn cước vẫn ghi địa chỉ theo hộ khẩu lại ở nơi khác”, anh Nguyễn Minh Thành ở quận Tân Bình cho biết.

Nhiều người có hộ khẩu ở các tỉnh/thành khác, nhưng đang làm việc tại TP Hồ Chí Minh, muốn xác nhận giấy tờ hành chính, bắt buộc phải về nơi có hộ khẩu. “Tôi cũng muốn nhập hộ khẩu vào TP Hồ Chí Minh để mỗi lần xác nhận giấy tờ cho dễ, nhưng quy định rất khó nhập, nào là có nhà ở hợp pháp, tạm trú liên tục từ 2 năm trở lên... Và không thể đang làm việc mà xin nghỉ về quê ở ngoài Bắc để xác nhận giấy tờ”, anh Trần Trọng Khoa (ở quận 12, TP Hồ Chí Minh) cho biết.

Anh Nguyễn Thanh Tài (ở quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Tôi hoàn toàn tán thành việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy và thay cách quản lý cư trú bằng dữ liệu điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin như Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) đang trình”.

Tuy nhiên, theo anh Tài, Luật Cư trú (sửa đổi) không nên quy định công dân mỗi năm phải trình báo một lần trong thời hạn 12 tháng (tức, ngoài 12 tháng không trình báo sẽ bị xóa hộ khẩu. Vì hiện nay có nhiều người phải đi làm ăn xa (trong hoặc ngoài nước), mỗi lần về để trình báo rất khó khăn và tốn kém. Do đó, không nên ràng buộc công dân phải trình báo mỗi năm một lần, đây cũng chỉ là hình thức, không có hiệu quả.

Trung tá Nguyễn Ngọc Hải, Trưởng Công an phường Hiệp Bình Phước (quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) cho biết, đề xuất bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không phải là không tiến hành công tác quản lý nhân hộ khẩu, mà chính là thay đổi cách quản lý bằng mã số định danh cá nhân, tạo thuận lợi cho người dân. Đây là vấn đề được người dân và cán bộ, trong đó có Công an cơ sở rất quan tâm.

“Tôi nghĩ rằng, bỏ hộ khẩu giấy là quy định rất phù hợp với xu hướng phát triển của thời kỳ công nghệ; đồng thời cũng giảm bớt các thủ tục hành chính, thuận tiện cho cả người dân và cán bộ làm công tác quản lý, nhất là Công an phường. Việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và quản lý dân cư còn góp phần xóa bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, dễ bị lợi dụng để gây phiền hà cho người dân; qua đó, bảo đảm tốt hơn nữa việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân”, Trung tá Nguyễn Ngọc Hải nói thêm.

Nguyễn Cảnh

7 nhận xét:

  1. Cải cách hành chính là mục tiêu niệm vụ mà Đảng, Nhà nước ta đã đặt ra từ rất lâu nahwmf tạo sự thuận lợi, dêz dang ftrong công tác quản lý cùng như giải quyết các thủ tục của nhân dân đưuọc dễ dàng hơn và đó cũng chính là lý do mà ta đang xây dựng và hoàn thiện chính phủ điện tử. Bỏ sổ hộ khẩu giấy đó là ta đã căt sbowts đi=ược một số công đoạn phức tap trong giao dịch hành chính.

    Trả lờiXóa
  2. Đây là phương thức quản lý hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cư trú, giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho nhân dân vì trường hợp người dân làm thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú, cơ quan chức năng có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, cập nhật thông tin địa chỉ của người đăng ký vào cơ sở dữ liệu và thông báo bằng văn bản mà không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy. quá là hay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói đúng, bỏ sổ hộ khẩu giấy là cắt bớt thủ tục hành chính và tăng cường công tác quản lý

      Xóa
  3. Việc bỏ sổ hộ khẩu sẽ là một điểm mới có tính đột phá trong tiến trình cải cách hành chính của Chính phủ Việt Nam. Trước yêu cầu của thực tiễn, việc bỏ sổ hộ khẩu sẽ cắt giảm được thủ tục cho người dân, tiến đến quản lí cư trú bằng hệ thống công nghệ thông tin

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói rất đúng, đây là bước đột phá quan trọng trong quản lý hành chính của Việt Nam

      Xóa
  4. Đây là sẽ là một bước đi mới, có tính đột phá trong cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính cho người dân. Việc quản lí dân cư bằng mã số định danh sẽ rất thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân cũng như các cơ quan quản lí nhà nước

    Trả lờiXóa
  5. Đây là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao công tác quản lý hành chính, giảm bớt thủ tục rườm rà và chuẩn bị cho những bược đi tiếp theo cho xây dựng chính phủ điện tử

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog