Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đã lên án Tổng thống Donald Trump, cáo buộc ông gây chia rẽ và lạm quyền.
Trong lần bình luận công khai hiếm hoi của mình, ông Mattis nói rằng tổng thống đã tìm cách "chia rẽ" người dân Mỹ và đã không thực hành "sự lãnh đạo trưởng thành".
Mattis cho biết ông "tức giận và ghê sợ" trước cách xử lý tình trạng bất ổn gần đây của ông Trump.
Ông Mattis từ chức vào năm 2018 sau khi tổng thống ra quyết định rút quân đội Mỹ khỏi Syria.
Kể từ đó ông hầu như giữ im lặng cho đến khi tạp chí The Atlantic hôm thứ Tư đăng tải lời phê phán nặng nề của ông nhằm vào chính quyền Trump.
Trong một động thái rõ ràng là để trả đũa, ông Trump đã đăng một loạt tweet với nội dung rằng Mattis là "vị tướng được đánh giá quá cao so với thực lực nhất trên thế giới".
"Tôi không thích phong cách 'lãnh đạo' của ông và nhiều thứ khác về ông, nhiều người khác cũng đồng ý với điều đó," ông Trump viết. "Thật là hoan hỉ khi ông ta biến đi!"
“Donald Trump là vị tổng thống đầu tiên trong đời tôi đã không nỗ lực đoàn kết người dân Mỹ - thậm chí không thèm giả bộ đang nỗ lực làm điều ấy", ông Mattis viết trên báo The Atlantic. "Thay vào đó, ông ta tìm cách chia rẽ chúng ta."
Ông viết tiếp: "Chúng ta đang chứng kiến hậu quả của ba năm với nỗ lực có chủ ý này. Chúng ta đang chứng kiến hậu quả của ba năm thiếu vắng một sự lãnh đạo trưởng thành."
Ông Mattis cũng đề cập đến làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc gần đây được kích hoạt bởi cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd khi bị cảnh sát bắt giữ.
Bốn sĩ quan đã bị truy tố liên quan đến cái chết của ông Floyd tại Minneapolis vào ngày 25/5.
"Các cuộc biểu tình được thực hiện bởi hàng chục ngàn người có lương tri, những người luôn duy trì xác tín rằng chúng ta đang sống với phẩm hạnh của mình... trong cùng một quốc gia", ông Mattis viết. "Chúng ta không nên bị phân tâm bởi một số ít những người vi phạm pháp luật."
Vị tướng về hưu - người viết thư từ chức hồi tháng 12/2018 với đầy những ngụ ý chỉ trích chính sách đối ngoại của tổng thống - cũng lên án việc sử dụng quân đội để đáp trả các cuộc biểu tình.
"Có nằm mơ tôi cũng không hình dung ra cảnh quân đội... sẽ được lệnh xâm phạm các quyền hiến định của đồng bào trong bất kỳ hoàn cảnh nào," ông nói.
"Đưa quân đội vào để giải quyết, như chúng ta đã chứng kiến ở Washington DC, tạo ra một cuộc xung đột... giữa quân đội và xã hội dân sự", ông nói thêm.
Đầu tuần này, những người biểu tình ôn hòa đã bị đẩy lùi bằng hơi cay và đạn cao su khỏi một công viên gần Nhà Trắng.
Ông Trump sau đó băng qua công viên để chụp ảnh tại một nhà thờ lịch sử vốn đã bị hư hại do hỏa hoạn trong đợt bất ổn.
Hành động này vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các đảng viên Dân chủ cao cấp và chức sắc tôn giáo, những người cáo buộc tổng thống đã mạnh tay dẹp biểu tình chỉ để đi chụp ảnh.
Ông Mattis cũng chế giễu rằng đấy là "bức ảnh kỳ quái" và cáo buộc tổng thống "lạm dụng quyền hành pháp".
Nhưng, trong một tweet trước đó, ông Trump đã đặt câu hỏi liệu những người biểu tình có thực sự ôn hòa hay không và viết rằng "người ta thích đi bộ đến địa điểm tôn giáo này".
BBC
Trong cương lĩnh tranh cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2016-2020, Donald Trump đã đưa ra mục tiêu sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Trước ông ta 52 năm, cựu tổng thống Mỹ Linden B. Johnson cũng đưa ra mục tiêu xây dựng nước Mỹ thành một “xã hội vĩ đại”. Và kết cục thì cả hai đều nhận được một nước Mỹ có cái “đuôi to”. Quả thực những lời mà cựu bộ trưởng quốc phòng nước này đưa ra đều không hề oan cho Trump.
Trả lờiXóaBạn nói đúng, tôi cũng nghĩ như vậy
XóaVì không dập tắt “đám cháy Coronavirus” ngay từ khi nó mới manh nha “phát hỏa” nên nước Mỹ đã phải trả cái giá hết sức đắt cho quyền lợi ích kỷ của các tập đoàn tư bản khi họ không chịu phong tỏa đất nước do những kẻ đó chỉ lo cho túi tiền của mình. Đây là nguyên cớ lớn nhất khiến cho cái chết của George Floyd như một que diêm ném vào đống cỏ khô, đã ngay lập tức làm bùng lên làn sóng phản kháng khắp nước Mỹ, lan sang cả Châu Âu, Châu Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Á, thậm chí lan sang cả một quốc gia vốn dĩ bình yên bởi hơn 400 năm nay đã ở vào trạng thái trung lập như Thụy Sĩ; lan sang cả những quốc gia đang thực hiện cách ly xã hội hoặc hạn chế tiếp xúc để chống dịch COVID-19.
Trả lờiXóaMỹ ban phát dân chủ gồm bạo lực, phân biệt chủng tộc, phá hoại ở khắp nơi. Nhưng chính nghĩa chỉ tìm thấy ở Việt Nam. Việc bất đồng quan điểm giữa Trump và cựu bộ trưởng quốc phòng nước này cũng chẳng có gì làm lạ, bởi lẽ ngay trong cách hành xử của Trump đã cho thấy sự quân phiệt tư bản chủ nghĩa, sinh mạng người dân, người biểu tình đối với ông ta không quan trọng bằng tiền, bằng kinh tế
Trả lờiXóa