Chia sẻ

Tre Làng

Dấu vân tay và vụ án Hồ Duy Hải


Hôm nay, 21-6- 2020 tôi truy cập trang mạng TRE LÀNG – một địa chỉ truyền thông có uy tín ở Việt Nam - và đọc bài CHUYỆN "MÃ KHÓA" CỦA NHÀ ĐIỀU TRA ONLINE TRẦN ĐĂNG KHOA. Cá nhân tôi cũng phì cười vì lập luận của Nhà thơ Trần Đăng Khoa về vụ Hồ Duy Hải. Tôi phì cười đến mức suýt … nên buộc phải cho phọt ra đôi dòng về “Dấu vân tay” và “Chứng cứ ngoại phạm”. Để viết statut này, tôi đọc kỹ bài viết MÃ KHÓA ĐỂ TÌM RA HUNG THỦ TRONG VỤ ÁN HỒ DUY HẢI trên dòng thời gian FB của Nhà thơ Trần Đăng Khoa. Đọc xong bài này tôi phải nói thẳng thắng, Nhà thơ TĐK không hề có kiến thức về khoa học kỹ thuật hình sự và khoa học pháp lý, đặc biệt là trên lĩnh vực về luật hình sự.

Có lẽ Nhà thơ đã sử dụng sự “thăng hoa” của công việc viết thơ, văn để bàn luận vấn đề này, bởi vì ông viết: "Đặc biệt là trong hiện trường vụ án có rất nhiều dấu vân tay, nhưng lại tuyệt nhiên không có một dấu vân tay nào của Hải. Điều này chứng tỏ Hải hoàn toàn ngoại phạm. Đây là bằng chứng quan trọng nhất, chứng tỏ Hải không liên quan đến cái chết vô cùng thảm khốc của hai cô gái ở bưu điện Cầu Voi…". Cách lập luận này cho thấy ông phát biểu quá tùy tiện. Chứng cứ hoặc “bằng chứng ngoại phạm” là một khái niệm luật học và của kỹ thuật hình sự. Theo đó, là bằng chứng chứng minh rõ ràng rằng một người (người bị nghi ngờ, bị can, bị cáo …) vào thời điểm xảy ra hành động tội phạm ở một địa điểm khác với hiện trường. Trong vụ án HDH, bị cáo không thể chứng minh được, anh ta ở đâu khi hai phụ nữ bị giết hại. Nếu không tìm thấy dấu vân tay của HDH ở hiện trường điều đó không có nghĩa là anh ta không có mặt ở hiện trường.

Xin nói thêm, khái niệm “bằng chứng ngoại phạm” được sử dụng ở rất nhiều quốc gia và từ rất lâu. Trong tiếng Đức được gọi là Alibi, được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1783 với Georg Jacob Friedrich Meister trong luật hình sự Đức khi ông nhận ra "sự thiếu quyết đoán của chứng cứ ngoại phạm đối với bị cáo". Về nguồn gốc ngôn ngữ thì từ Alibi bao gồm các trạng từ cho "other" (tiếng Latinh là alius) và "there, there" (Latinh là ibi), có nghĩa là "ở một nơi khác". Do nguồn gốc từ tiếng Latinh, nó còn được gọi là "Alibi" trong hầu hết các ngôn ngữ tân Latinh và nhiều ngôn ngữ nước ngoài khác như tiếng Anh, tiếng Ba Lan, tiếng Nga, tiếng Hungary ...

Cũng phải nói rõ, có nhiều lý đo dẫn đến thực tế là không phải thủ phạm nào cũng để lại dấu vân tay ở hiện trường vụ án. Điều đó tôi đã được học trong phần „sinh trắc vân tay” – một phần của môn kỹ thuật khoa học hình sự. Hôm 18-6-2020, tôi đăng trên dòng thời gian bài viết LẤY ĐÂU RA KIẾN THỨC VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIÊT NAM và có đính kèm theo bảng điểm tốt nghiệp ĐH Luật tại Universität Jena, trong đó có ghi điểm 2 môn Kriminalistik, tức môn kỹ thuật khoa học hình sự. Lúc đó tôi học cách phát hiện dấu vân tay ở hiện trường, so sánh nó bằng kính quang học tại phòng thí nghiệm. Cho đến khi rời nhiệm sở trong năm 2018, trong gần ba thập kỷ làm việc tại Cơ quan liên bang trực thuộc Bộ nội vụ liên bang Đức, tôi cũng thường xuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến dấu vân tay. Bởi vì tất cả người nộp đơn xin tị nạn đều bị lấy dấu vân tay để xác định danh tính nhằm chặn khả năng nộp đơn nhiều lần. Nhiều người rất mánh khóe, muốn che dấu đơn bị bác ở các quốc gia khác tham gia Hiệp ước Schengen, trước khi nộp đơn ở Đức họ làm hỏng da bàn tay bằng hóa chất, thí dụ bằng thuốc nước rẻ tiền để trị mụn cóc. Nhưng cũng không ít người không để lại dấu vân tay vì lý do bẩm sinh, thí dụ da bàn tay rất mỏng. Mặc dù công nghệ khoa học hiện nay rất cao và các cơ quan chuyên trách ở Đức và EU được trang bị hệ thống Computer rất hiện đại, chính quyền phải bó tay với rất nhiều trường hợp vì không thể xác định được các đặc điểm vân tay mặc dù đã lấy vân tay rất bài bản và rất nhiều lần.

Dấu vân tay theo nghĩa hẹp của nó là một dấu ấn để lại bởi các đường vân ma sát của ngón tay người. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của đường vân ma sát là rất nhiều, thí dụ, độ mềm dẻo của da, áp suất lắng đọng, độ trượt, vật liệu tạo ra bề mặt, độ nhám của bề mặt. Khoa nghiên cứu dấu vân tay để nhận dạng (tiếng Đức Daktyloskopie, tiếng Anh Dactylography) chỉ ra rằng đó chỉ là một phương pháp tương đối an toàn thôi. Hình ảnh của dấu vân tay được tạo bởi cấu trúc vân ma sát. Vì vậy, nếu dấu vết để lại có chất lượng tốt, thì khả năng trùng hợp là tương đối thấp. Tuy nhiên, có những lo ngại về việc sử dụng dấu vân tay làm bằng chứng tuyệt đối, đặc biệt là do chất lượng của dấu ấn, bởi vì dấu vân tay thường bị mờ hoặc không đầy đủ tại hiện trường vụ án. Dấu ấn càng nhỏ hoặc càng méo mó, thì rủi ro của của một sự ăn khớp tình cờ càng lớn theo. Các nhà phê bình chỉ ra rằng có những người có mẫu văn tay rất giống nhau, do đó, ngay cả sự ô uế nhỏ nhất của một dấu vân tay cũng có thể làm mờ đi sự khác biệt.

Ngưỡng được sử dụng bởi các chuyên gia để đánh giá dấu vân tay và nhận dạng hoàn chỉnh là chủ quan và thay đổi theo từng quốc gia. Ở Tây Ban Nha, nếu mô hình cơ bản có thể nhận ra, thì nhất thiết phải có mười đặc điểm, ở Thụy Sĩ và Vương quốc Anh 12, ở Ý thậm chí là 16 phút. Ở Đức, nếu dấu vết vân tay đó khớp với 9 đến 14 đặc điểm mới có giá trị. Nhà tội phạm học Simon A. Cole ước tính rằng khoảng 1.000 so sánh không chính xác được thực hiện mỗi năm chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Nổi tiếng nhất là vụ án Brandon Mayfield, được đặt theo tên của luật sư người Mỹ bị truy tố trong vụ khủng bố ở Madrid năm 2004. Trường hợp Mayfield cho thấy các bộ phận của dấu vân tay có thể giống nhau đến mức hai người có thể được gán cùng một dấu vân tay. Cảnh sát Tây Ban Nha tìm thấy dấu vân tay kém chất lượng trên một cái túi có kíp nổ liên quan đến các vụ tấn công. Cơ sở dữ liệu FBI đã trích xuất được 20 dấu vân tay phù hợp với bản dấu vân tay lấy được ở Madrid với một số đặc điểm độc đáo. Trong số 20 dấu vân tay tương tự, thực sự có một dấu vân tay thậm chí khớp với bản từ Madrid trong 15 đặc điểm. Đó là của Brandon Mayfield, một luật sư và cựu trung úy quân đội. Hậu quả là anh ta đã bị bắt vì bị nghi ngờ phạm tội khủng bố. Sau 15 ngày, cảnh sát Tây Ban Nha đã xác định rằng dấu vân tay này không phải là của Mayfield, mà là một công dân Algeria.

Thật kinh khủng, một bài viết với những phân tích mơ hồ của Nhà thơ Trần Đăng Khoa, cho đến hôm nay được gần 600 lượt „thích“ và gần 200 lượt „chia sẻ“. Rõ ràng, nhiều người chỉ biết a dua. Như hôm 24-5-2020, tôi đã đăng trên dòng thời gian bài viết NHỮNG ĐIỀU PHI LÝ TRONG CHIẾN DỊCH BÔI NHỌ CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO NGUYỄN HÒA BÌNH và cho thấy một bài viết với nội dung xuyên tạc của Nhà văn Vũ Hữu Sự được rất nhiều người tán thưởng.

Ảnh minh họa: Sau Hiệp định Paris về kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở VN có hiệu lực, các chiến sĩ Quân giải phóng miền Nam được cấp chứng minh thư và cá nhân tôi cũng nhận được một tấm. Đây là một thí dụ cho thấy sự tiện lợi của việc sử dụng vân tay.

2 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Mọi phát ngôn đều phải chuẩn xác, không thể phát ngôn theo cảm tính được, nhất là phát ngôn đó lại được đưa lên MXH

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog