Thông tin từ VinIF cho hay, Chương trình Vaccine Covid-19 do Việt Nam nghiên cứu sản xuất sẽ về đích sớm hơn dự kiến.
Với quy trình nghiên cứu thần tốc, dự án vaccine “made in Vietnam” phòng virus SARS-CoV-2 được các nhà khoa học của Công ty Vabiotech triển khai với sự tài trợ của Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF (thuộc Tập đoàn Vingroup), đang có triển vọng về đích sớm. Dự án càng có ý nghĩa khi thế giới đang đối mặt với nguy cơ của làn sóng Covid-19 thứ 2.
Vượt tiến độ 2 tháng
Một ngày giữa tháng 6, ThS. Mạc Văn Trọng - Công ty TNHH vaccine và sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Bộ Y tế - nhận được tin từ TS. Đỗ Tuấn Đạt (Chủ tịch Vabiotech), cho hay, dự án nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng Covid-19 của ông và các đồng sự đã có kết quả. Vaccine dự tuyển có tính sinh miễn dịch khá cao.
Với ThS. Trọng và nhóm nghiên cứu của Công ty Vabiotech, kết quả này có ý nghĩa sống còn. Dự án nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng Covid-19 mà họ theo đuổi đang đi đúng hướng và đã cho kết quả bước đầu. "4 tháng quên ăn quên ngủ của chúng tôi đã được đền đáp", nhà nghiên cứu của Vabiotech chia sẻ.
Trước đó, ngày 15/5 và 29/5, 2 lô mẫu huyết thanh của 50 con chuột đã tiêm dự tuyển vaccine Covid-19 lần lượt được gửi sang Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (VSDTTW) để đánh giá. Bằng việc tiêm so sánh với chính chủng virus hoang dại đã được bất hoạt cho chuột, Viện VSDTTW xác định các mẫu huyết thanh này đã cho đáp ứng kháng thể, trong đó có những mẫu đáp ứng khá cao.
"Đây là cơ sở để phát triển thành vaccine hoàn chỉnh", PGS.TS. Nguyễn Lê Khánh Hằng, Phó trưởng Khoa Virus, Viện VSDTTW, nhận định.
Với kết quả này, Vabiotech đã vượt tiến độ 2 tháng của giai đoạn 1 dự án, cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu sản xuất vaccine Covid-19. Ở giai đoạn tiếp theo, vaccine dự tuyển sẽ được phát triển thành vắc-xin hoàn chỉnh, ổn định và đủ tiêu chuẩn để sử dụng cho người. Nhóm nghiên cứu cũng sẽ xây dựng quy trình sản xuất thương mại để có thể đáp ứng quy mô sản xuất lên tới hàng triệu, thậm chí là hàng chục triệu liều.
Không sốt ruột trước thông tin nhiều nước đã bắt đầu thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người nhưng các nhà khoa học của Việt Nam cũng đang thực sự chạy đua với thời gian, nhất là trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nguy cơ của làn sóng Covid-19 thứ 2.
Theo các nhà nghiên cứu, Việt Nam không đặt mục tiêu dẫn đầu nhưng sẽ đón đầu nhờ kế thừa được các kinh nghiệm của thế giới ứng phó với loại virus rất mới SARS-CoV-2.
"Để cho ra đời vaccine hoàn chỉnh cần 9 - 12 tháng nữa nhưng chúng tôi đang nỗ lực để rút ngắn thời gian này", ThS. Trọng cho biết. "Dù vậy, so với mức trung bình 10 năm của một vaccine bình thường, thời gian 18 - 24 tháng để phát triển được một vaccine đã là một thành tựu rất đáng kể".
Cũng theo đại diện Vabiotech, dự án lần này không chỉ dừng lại ở việc cho ra đời loại vaccine mà cả thế giới đang trông đợi, mục tiêu lớn hơn là giúp tăng tính chủ động về vaccine cho Việt Nam, nhất là các vaccine đại dịch. Nếu trong tương lai xuất hiện thêm chủng coronavirus mới gây đại dịch ở người, với công nghệ sẵn có trong tay, chỉ cần "lắp ráp" phần gen của chủng virus mới vào là rất nhanh sẽ cho ra đời loại vaccine mới.
"Khi một nước nào đó có vaccine thương mại họ sẽ ưu tiên bảo vệ người dân của họ trước. Như đợt đại dịch cúm A/H1N, mua 1 liều vaccine đã khó chưa nói gì đến mua cả triệu liều. Vì thế, tính chủ động vaccine của một quốc gia là rất quan trọng", ThS. Mạc Văn Trọng lý giải.
Hai nghiên cứu về SARS-CoV-2 do VinIF tài trợ đều có kết quả tốt
Sau chục năm tham gia và đứng chính nhiều công trình lớn nghiên cứu và sản xuất vaccine, với ThS. Mạc Văn Trọng, dự án lần này là đặc biệt nhất. Lý do không chỉ bởi bối cảnh "virus thế kỷ" đang nhấn chìm thế giới trong đại dịch mà còn bởi những sóng gió chưa từng có mà nhóm nghiên cứu đã trải qua.
Dự án khởi đầu rất thuận lợi do được tài trợ kinh phí diện “khẩn cấp” của Quỹ VinIF, nhằm ứng phó với một đại dịch toàn cầu. Nhiều công đoạn nghiên cứu của dự án đã được thực hiện tại Phòng thí nghiệm của Đại học Bristol (Anh) ngay từ đầu tháng 2/2020 nhằm đẩy nhanh tiến độ.
Tuy nhiên, dự án đã suýt đổ bể khi châu Âu bị phong tỏa, toàn bộ các hoạt động nghiên cứu phải tạm dừng. Do đã lường trước nguy cơ này nên nhóm nghiên cứu đã làm việc gần như 24/7, mỗi ngày chỉ ngủ vài tiếng, để kịp hoàn thành kế hoạch đặt ra. May mắn là các thành viên vừa rời đi thì nước Anh phong tỏa và về đến Việt Nam ngay sát thời điểm đóng cửa đường hàng không hồi cuối tháng 3.
“Chúng tôi đã chịu áp lực rất lớn. Lo ngại nhất khi đó là không chuyển được mẫu về Việt Nam, bởi nếu thế thì kết quả nghiên cứu gần 2 tháng trời sẽ đổ sông đổ biển”, ThS. Trọng nói về quãng thời gian khó khăn nhất.
Để bù tiến độ cho 14 ngày gián đoạn vì cách ly tập trung sau khi về nước, nhóm nghiên cứu tiếp tục làm việc với cường độ 1 ngày bằng 2 ngày. Phòng thí nghiệm của Vabiotech khi đó đã trở thành “phòng cách ly để nghiên cứu” của những nhà khoa học trở về từ Anh. Nhờ thế mà chỉ 1 tháng sau, dự tuyển vaccine đã được hoàn thành để tiêm thử nghiệm trên chuột.
Công nghệ mà Vabiotech sử dụng trong sản xuất vaccine phòng chống dịch bệnh mà đến nay đã khiến gần 9 triệu người trên toàn thế giới nhiễm, gần 500.000 người tử vong, là công nghệ vector virus thay vì các công nghệ vắc xin bất hoạt hay sống giảm độc lực như truyền thống. Đây là công nghệ mới, đa năng, cho hiệu suất sản xuất cao, không phụ thuộc vào việc nuôi cấy toàn thể tác nhân gây bệnh, phù hợp đối với các vaccine đại dịch.
“Nhờ nguồn kinh phí tài trợ, Công ty đã nâng cấp được hệ thống nuôi cấy tế bào Bioreactor vốn đã được trang bị gần 10 năm trước. Model thế hệ mới này thích ứng hơn với công nghệ vector virus mà chúng tôi đang dùng”, TS. Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Vabiotech, tiết lộ.
Cũng theo tác giả của nhiều nghiên cứu phát triển vaccine “made in Vietnam”, dự án của Vabiotech có thể tăng tốc còn do được “hưởng lợi” từ những kết quả của đề tài nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của virus SARS-CoV-2 mà Viện VSDTTW đang triển khai. Đây cũng là một dự án cấp bách do Quỹ VinIF tài trợ ngay khi Covid-19 mới bùng phát. Nhờ các thông tin “giải mã” này mà dù nhiều nước đã “việt vị” trong dự đoán về dịch bệnh nguy hiểm bậc nhất đầu thế kỷ XXI, Việt Nam vẫn có thể làm chủ tình hình.
“Việt Nam đã xuất sắc khi trở thành một điểm sáng của thế giới về phòng chống và kiểm soát dịch bệnh. Chúng tôi kỳ vọng vào những thắng lợi tiếp theo, trong đó có vaccine Covid-19 “made in Vietnam”, TS. Đỗ Tuấn Đạt đặt mục tiêu.
Những thành tựu về chống dịch, y tế dự phòng và vaccine có công rất lớn của bà Kim Tiến, từ rất lâu bà đã tập trung xây dựng mảng này, tuy nhiên y tế dự phòng thì hiệu quả mang lại phải có thời gian, và trong thời gian đó bà bị vùi dập ko thương tiếc để bây giờ nhìn lại mới thấy hiệu quả của nó. Có lẽ VN nợ bà 1 lời xin lỗi
Trả lờiXóaChắc phải sắm bộ quần áo made in Mỹ để mặc cho các bạn nào sính ngoại ngắm mới được. Không đọc tin này thì tôi cũng không nghĩ là còn dịch đâu. Thật sự quá tuyệt vời hai tiếng Việt Nam, không biết cái bọn fan ốc vít giờ này nghĩ gì, chắc lại vẫn mang tinh thần của lũ tự nhục thôi!
Trả lờiXóaDăm ba cái tin này gì mà vui! Tôi thấy bình thường! Dân tộc việt quen với những điều phi thường rồi! Thật sự thì chẳng có gì mà đất nước nhỏ bé này không làm được cả, chỉ có điều đâu đó vẫn xuất hiện những kẻ mang mác tự nhục hơi làm ô nhiễm tí thôi, chứ đa số người dân VN đều rất tự hào về nước Đông Lào anh hùng hay làm những điều phi thường haha
Trả lờiXóaAnh em chuẩn bị lên đồ thôi. Cường quốc đến nơi rồi. Nghèo thì lâu chứ giàu thì mấy tý. Công dân cường quốc mà quần áo cộc thì kém sang quá . Dự án này mà thành công thật thì có lẽ khối kẻ hộc máu mà chết, tâm lý sính ngoại vẫn hằn sâu trong não một số đứa bợ đít Tây Tàu. Để rồi đợi chờ hai tiếng Việt Nam được vinh danh trên trường quốc tế, không xa đâu!
Trả lờiXóaSắp tới tôi sẽ mở tiệm quần đùi áo ba lỗ và dép tổ ong và tông Lào vì các ông éo nên vest vủng làm gì trong khi chúng nó sắp được ánh sáng đảng chiếu rồi. Đấy thấy chưa , vaccine không có con ốc nào nên Việt Nam sắp sản xuất thành công rồi đó nhé. Mấy anh chị em tự nhục thì cứ chuẩn bị tâm lý đi!
Trả lờiXóaNhà có thể nghèo như chị Dậu,anh Dậu nhưng tốc độ làm việc giống tốc độ chị em Liên, An; ân cần,bao dung như Dr.Giáo; mạnh mẽ,dũng cảm như đội trưởng Tràng; được sự lãnh đạo sáng suốt của cụ Hạc và sự thấu hiểu " sức mạnh càng lớn, trách nhiệm càng cao" của các thầy lang làng thì tin rằng sẽ có 1 ngày Vũ Đại sẽ cân bằng lại thiên hà này. Haha Việt Nam sẽ chứng minh cho thế giới thấy đất nước nhỏ bé này sẽ làm nên những điều phi thường!
Trả lờiXóaĐại dịch Covid-19 bất ngờ ập đến làm đảo lộn cuộc sống cả thế giới. Những quốc gia tự tin là cường quốc y tế hàng đầu thế giới lần lượt gục ngã, vỡ trận vì chủ quan. Còn Việt Nam chúng ta, không phải tự luyến chứ càng nhìn lại càng thấy tự hào. Chiến thắng nối tiếp chiến thắng . Châu Âu và Nga đang mong VN mở lại đường bay cho công dân họ sang. Xong vắc xin này cho họ sang làm dịch vụ y tế. À cần cảnh giác với các ông tư bản . Không làm nhân đạo như hồi vắc xin sốt xuất huyết cho Hàn , rồi Hàn bán bản quyền cho Ấn được.
Trả lờiXóaVừa mất sổ hộ nghèo, giờ phải tốn thêm tiền mua vest mặc, rõ khổ anh em ạ.Thêm vào đó phải học tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho chuẩn lại mới được. Mốt phổ cập cho bạn bè thế giới dễ hơn. Mấy cái thằng tung hô ngoại quốc không thấy lên tiếng, cứ nhìn thấy thành quả của nước nhà là lòng lại vui sướng lạ kỳ, đúng là một quốc gia anh dũng và kiên cường, toàn làm những điều kì diệu hihi.
Trả lờiXóaSau những thiệt hại mà đại dịch mang lại thì mong rằng cuộc đua sản xuất vaccine của Việt Nam sẽ cán đích sớm để làm yên lòng người dân, đồng thời thể hiện được khả năng y học của chúng ta không hề thua kém quốc gia nào trên thế giới
Trả lờiXóaThế mới thấy dù nước ta có kinh tế đang phát triển, cũng đang bị chịu thiệt hại do dịch, tuy nhiên chúng ta sẽ chứng minh cho thế giới thấy nền y học Việt nam không hề thua kém nước nào, sự hiệu quả trong công tác chống dịch đã được thế giới công nhận
Trả lờiXóaĐất nước ta tuy còn nghèo, nhưng dân tộc ta chưa bao giờ hèn, run, sợ trước bất kỳ khó khăn nào, trước bất kỳ kẻ thù nào. Thành công của công tác chống dịch covitd-19, phục hồi nền kinh tế của Việt Nam đã được nhiều nước công nhận, ngưỡng mộ; Mong rằng với tinh thần vượt mọi khó khăn, các Nhà Khoa học Việt Nam sẽ sớm sản xuất được vacxin Covitd-19 để tiếp tục làm rạng danh nền khoa học của Nước nhà. Thành tựu của Đất nước sẽ là cái tát vào mặt của những kẻ luôn tung hô bợ đỡ cho bọn ngoại bang, bọn mũi lõ Âu - Mỹ.
Trả lờiXóathật vui khi nghe tin Việt Nam đã thử nghiệm thành công vacxin lần 2 trên chuột bạch. Đây là tín hiệu đáng mừng của ngành y tế Việt Nam và đội ngũ y bác sĩ thế giới khi khả năng điều chế ra vacxin sẽ cao hơn, chúng ta có quyền hi vọng về tài năng của các y bác sĩ Việt Nam.
Trả lờiXóaĐúng như bạn nói, tôi rất tự hào về Việt Nam.
Xóa