Chia sẻ

Tre Làng

Gửi Trần Đăng Khoa


Mình muốn gửi đến Khoa mấy lời, nhưng bận quá thành thử qua hai mùa hoa phượng rồi, bữa nay mới có đôi dòng tâm sự.

Trước tiên mình xin tự giới thiệu, mình tên Hiền, tên đầy đủ là Hoàng Thái Hiền, tuổi đời hơn bạn vài tháng tuổi gì đó, nghĩa là đã già và không còn trẻ. Xin phép chúng mình gọi nhau là Cậu - Tớ cho dễ xưng hô; bỏ lại phía sau các chức vị rườm rà để khỏi câu lệ, nhưng hứa ngôn từ vừa phải, dễ nghe.

Mình nhập ngũ trước cậu vẻn vẹn 6 tháng, cũng kịp hưởng và hiểu như thế nào là bom đạn ở cái chiến trường Thượng Đức khét lẹt mùi của chết chóc, bi thương, cái chiến trường duy nhất và mảnh đất duy nhất để những người phía bên kia lập hẳn Boloc gọi là “Thư Hùng Quân Sử”; còn bên cách mạng cũng dành một Boloc gọi là “Truyền Thống Dựng Nước Và Giữ Nước”. Nơi đây, các nhà văn, nhà thơ... viết tiểu thuyết, bài đăng trên báo QĐND, trên VNQĐ dầy đặc nhất trong mấy tháng liền, cho đến hôm nay vẫn còn nhiều nhà văn đang khai thác viết về nó.

Không biết cậu có kịp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh không, nếu chưa kịp cũng không sao, khỏi lao vào chỗ chết đúng không ? Nghĩa vụ của đời lính thôi, háo gì, mặt xanh như đít nhái, chứ dễ như chém gió bay giờ đã sướng! Một trái pháo hay một viên M72 là một chiếc xe tăng trở thành cái lò bát quái, một viên đạn tí tẹo là một đời người rồi. Chiến tranh mà. Tớ vất vả hơn cậu, chơi liền tù tỳ ba cuộc chiến. Hình như khi cậu sang Liên Xô với câu hỏi của thầy giáo già “ bạn biết con ngựa thành Tơ Roa có lông màu gì ”?. Đúng là mình chịu, thua cậu. Khi đó cậu đang uống từng ngụm sữa, ăn những lát bánh mỳ thơm phưng phức, ngắm những cô giá Nga trông ngon như những quả táo chín, lòng bằng khuâng vô định để thưởng thức những bản nhạc cổ điển của xứ sở Bạch dương, đời vui biết mấy là vui, hay lên một chuyến tàu điện ngầm lùng kiếm từng chiếc áo bay, từng cái mai so, cái bàn là với những nhẩm tính mong lung và mỉm cười mãn nguyện. Còn mình, khi đó cũng tự thưởng cho mình mấy vốc gạo rang với đôi bàn tay không sạch sẽ, nếu cậu có hỏi vì sao tay không sạch, mình trả lời, nước chẳng có mà uống thì lấy nước đâu mà để rửa tay. Cũng có thể lúc đó, mình đang quằn quại trong Vũng máu, máu của chính bản thân mình tràn ra qua vết khoét sau tiếng nổ của một trái cối mà quân Pôn Pốt bắn đến, hoặc đang khiếp đảm trong căn hầm nát gỗ mỏng manh nghe tiếng rít của xích chiếc xe tăng T59 cùng tiếng gầm của động cơ máy nổ mà cái xe tăng chết tiệt trở hướng tại chỗ mấy vòng liền...!

Nói đến xe tăng, mình lại nhớ đến mấy ông cán bộ chính trị, lại là cán bộ chính trị, họ ở trường điều về, hay đơn vị khác chuyển sang hoặc mới ra trường; mà cái khổ của mấy ông ấy đều giống nhau, đó là Thích thể hiện, vì vậy một số hấp tập vội vàng. Tỉ như ông bạn tôi tên Ng. quê Quỳnh Trang, ngày kỹ thuật ra nhà xe làm, một xe ra khỏi nhà , LX nhờ ông bạn hiệu chỉnh để Lùi vào nhà, lẽ ra khi lùi phải lấy đít mà chỉnh, chả hiểu sao, rầm cái, cây cột sắt nhà xe cong lên; thế là mắng lái xe té tấp “... đã bảo Lùi số 1 mà sao mày Lùi số 3..”....chết cười; lại có ông chính trị tiểu đoàn, LX ô tô lên báo cáo xin đi lên trung đoàn lấy Bugi “các cậu cần mấy người..!” Thế là cánh LX bữa đó thoát đóng gạch xây Doanh trại. Xin mấy bạn e24 không nêu tên nhé.

Khoa à, tớ không chê bai các bạn nói ở trên, họ cũng rất giỏi về một khía cạnh hay một mảng gì đó, nhưng dính vẫn đề kỹ thuật cũng khó, mình tự nhận rất khá về xe BMP -1, nhưng nói đến xe tăng, biết nhưng không dám qua mặt lính xe tăng. Ai cũng vậy thôi, đừng ham cái gì cũng tường tận, cái gì cũng là hiểu biết hết được. Nói như một nhà quân sự tài ba “những nhà quân sự nghiệp dư nói về Chiến Dịch, Chiến lược thông vanh vách, nhưng những nhà quân sự thực thụ chỉ nói một câu, đó là Hậu Cần”; còn Bác Hồ cũng chỉ một câu ngắn “thực túc thì binh cường” thế thôi mà bao hàm tất cả về thành bại của một chiến địch hay một cuộc chiến tranh. Mình đọc rất nhiều Thể loại tiểu thuyết, chuyện dài và hồi ký của tướng lĩnh Việt Nam và Lên Xô....nhưng giờ chỉ nhớ một số chi tiết đặc trưng mà quên cả tên tác giả. Nhưng lại nhớ rất dai câu nói dí dỏm của Chu Lai trên VTV khi một bạn hỏi về Nghệ Thuật, ông ta nói “ cứ cái gì hơn bình thường một chút, đó là nghệ thuật.”. Thật chí lý.

Phần giới thiệu hơi dài phải không Khoa, mình nghĩ cậu đã hiểu về nghề nghiệp của mình rồi. Mình đã ngồi ăn cơm nhà ông bạn đối diện nhà Khoa ở KTT Lý Nam Đế khi Khoa mới xây dựng gia đình, thậm chí ngồi gần bàn trong nhiều bữa tiệc cưới hay bên cốc bia trong TTTT QĐ mà cậu chẳng biết, với mình thì nhớ, thần tượng của lớp lớp chúng mình mỗi khi đọc bài “hạt gạo làng ta” hay “đợi mưa trên đảo Sinh Tồn” của Khoa.

Nhưng hình tượng năm nào về Khoa bỗng xụp đổ, xụp đổ những hai lần của xụp đổ khi hai lần đọc bài Khoa mạt sát anh Phạm Xuân Thệ. Chẳng phải chê văn chương kém sắc xảo, không phải, nó được viết công phu và chặt chẽ câu từ...! Mà chê Khoa, rất chê. Nhưng không hề trách cứ gì nặng lời, bởi vì Khoa cũng chỉ là nạn nhân của TT và MXH, của sự hời hợt khi xem xét hồ đồ một con người, một tập thế cùng anh Thệ trưa ngày 30/4 năm ấy. Mình cũng không chê trách gì VTV hay hTV, vì họ cũng là nạn nhân của sự hiểu biết kém cỏi, thiếu tìm tòi, thiếu nghiên cứu...! Nói như ai đó “anh Thệ chìa tay phải bắt tay ông Minh, còn tôi chìa tay trái bắt tay ông Minh...”; đấy, chục năm sau chắc ông Thệ ôm hôn ông Minh thắm thiết cũng nên. Buồn cười thế đấy. Nạn chém gió đến là vui.

Khoa, mình không muốn trao đổi về nội dung hai bài viết của Khoa về anh Thệ mà muốn làm rõ một chi tiết của nhà báo Tây Đức Bo xít Gét Lắc (thông cảm nhé, đọc cũng khỏ nói gì viết Tên ông ta cho đúng). Đúng là khó viết. Nhưng người Việt mình lại rất sính, rất khoái, như kiểu” Đồng Hồ Tây có bao giờ sai” cứ có tí tây là nhất, nhất rồi.

Trong cuốn Thành Phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0.



Cuốn sách xuất bản năm 2010 (báo Hà Nội), có 147 trang, do nhiều tác giả phương Tây viết, nó thuộc thể loại kể chuyện đơn lẻ, ngắn gọn những gì tai nghe mắt thấy.

Giá trị của cuốn sách ở mức độ tham khảo, mình không cần thiết phải phân tích. Nó có giá khởi điểm là 400.000vnd, giá hiện tại ở từng của hàng là từ 12.000 vnd - 42.000 vnđ.

Chỉ nêu một đoạn được rất nhiều báo Trích dẫn làm sôi động cuốn sách, và nó được giật tít đặt nền cho Nhân chúng thứ 3 gì đó phát rầm rộ trên hTV, VTV.

“Tôi chạy vào Dinh vừa đúng lúc. Là người châu Âu duy nhất, là nhà báo duy nhất, tôi chứng kiến đại tướng Minh ‘Lớn’ Tổng thống Việt Nam cộng hoà bị bắt bởi Phạm Xuân Thệ, chỉ huy Doan - Don - Son (Đoàn Đông Sơn- NV) của quân giải phóng. Tay cầm súng ngắn đã lên đạn, một khẩu K54 của Nga. Thệ rất phấn khích la lớn ‘ ông Minh’, chúng tôi muốn ông đi với chúng tôi ra đài phát thanh để tránh đổ máu, để ông ra lệnh cho quân đội ông đầu hàng“....!

Khoa đọc và hiểu gì về đoạn văn này..? Khó đấy, ngay đến mình là người trong cuộc cũng giật mình. Mình cam đoan có đến 90% người đọc, trước ngày 30/4 không biết gì về Mật danh của trung đoàn 66, đó là Đông Sơn. Ngay khi về E66, bọn mình đã được quán triệt trung đoàn mang Mật danh Đông Sơn, bên kia, khu vực xóm 15,14 ...là đoàn Nam Sơn (E24), núi Cai Kinh bên sông Vu Gia là đoàn Bắc Sơn (EPB68), sư đoàn gọi là đoàn Khánh Sơn. Còn ngoài Quảng Trị, nơi các đc huấn luyện Tân binh có trung đoàn 9, gọi là đoàn Tây Sơn. "

Điều đó, sau này cũng chẳng ai nhớ đến nó - Đông Sơn.

Mình coi trọng đoạn văn này trên nhiều phương diện.

- Ông Minh bị anh Thệ bắt... Đúng như kết luận của Đảng ủy, BTL QĐ2 tháng 12/1975 tại Thủ Đức. Các đoạn khác, mình tham khảo chứ không coi là sự kiện.

- Mật danh Đông Sơn của trung đoàn 66, chỉ được xuất hiện một lần và chỉ một lần duy nhất mà thôi. Đó là câu trả lời của anh Thệ với trung tá Bùi Tùng (tên ngày đó thường gọi) như lớp chúng tôi ngày đó cũng không thể quên phần việc của 3 con người, anh Thận, anh Thệ và anh Tùng.

Vậy Mật Danh Đông Sơn xuất hiện thời điểm nào, ở đâu mà ông nhà báo Tây Đức đề cập trong đoạn văn trên??

Thời điểm nào Khoa biết không? Đó là tại đài phát thanh.

Tại đài phát thanh, bộ phận E66 tham gia soạn thảo lời đầu hàng cho ông Minh đọc thì anh Tùng xuất hiện và hỏi: Các anh ở đơn vị nào ?

Trả lời, tôi là đại úy Phạm Xuân Thệ, đoàn phó Đoàn Đông Sơn (chỗ này phải khen ông tây nhớ, rất nhớ chi tiết cỏn con này. Cũng có thể ông ta đã ghi âm?)

Đáp, tôi là trung tá Bùi Tùng, Chính ủy lữ đoàn 203.

Và từ giờ phút đó anh Tùng xem qua bài tự tay ông Minh chép theo lời anh Thệ đọc và bổ xung 2 chữ “Tổng Thống” vào văn bản.

Khoa à, đúng như các cụ nói “cầm dao tay phải chém vào tay trái” là vậy. Giỏi bằng mấy thì cũng có chỗ sơ hở, chỉ cần Chứng Minh và làm rõ một nội dung, một mắt xích là sự kiện đã xoay sang góc độ khác rồi phải không Khoa.

Bạn đã xem bức thư của anh Tùng gửi phó Chính ủy BTL TTG, Đào Văn Xuân chưa?? Ai xem xong cũng phần nộ, chê bai anh Thệ nọ kia. 4 năm trước tôi vào phản biện, bị coi là nâng bị, là ăn tiền, là trả ơn thủ trưởng...! Cũng bực lắm, chỉ Commest một đoạn “chính báo (vài tờ báo gia đình thôi) và các anh XT làm lỡ hoặc mất cơ hội của anh Tùng...” và rút ra quan sát, đúng 4 năm không ai xem xét. Chả biết năm nay thế nào nữa. Bởi nhiều tư liệu và nhân chứng sẵn sàng Hội thảo lần thứ 3- lần thứ 3. Mình tin vẫn không có gì thay đổi.

Xem thư xong, phân tích theo Tâm Lý Học, nó là cả một kỳ công, nhưng mình thấy bình thường đến độ tầm thường.

Khoa, tớ biết cậu viết hai bài theo cảm tính, phiến diện, một chiều. Còn mình, không bao giờ. Trong loạt bài “ Những điều còn lại sau cuộc chiến” đăng trên trang cá nhân, khoảng 10 bài thì phần lớn sử dụng tư liệu của các anh bộ đội xe tăng, như trung uý, trợ lý TT lữ 203 Nguyễn Thế Tường, tốt nghiệp HVKTQS năm 1971; bài đăng báo của đại tá Bùi Quang Thận; Comment của đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt; thư của đại tá Bùi Văn Tùng vv vv, kết hợp với tư duy và để Chứng minh và viết bài phản biện. Có một số bài của nhân chứng Đam, Thệ, Hoàng, Thất...những nhân vật áp giải ông Minh được sử dụng để làm rõ từng phần; đồng thời vào Tube, Google xem nhiều video, trang viết... Và kết luận, anh Tùng không thể bắt và dẫn giải ông Minh ra đài phát thanh, anh Tùng không trực tiếp viết lời đầu hàng của ông Minh. Một rừng Nhất báo, một Đống video trên Tube không hề xuất hiện anh Tùng, có chăng ai đó cắt từ Video và dẫn giải Thệ, Minh, Tùng...ba là, ba la. Mình tìm hiểu qua nhiều người, người đó lại là Chuẩn uý, trung đội trưởng c20 của e66: có Tên Phạm Văn Xuyên, quê Yên Trung, Yên Khánh, Ninh Bình. Đúng là, khi bị chi phối cảm xúc, họ còn xây dựng hai chiến sỹ ngồi cùng xe ( Ông Tây); bên XT chọn có mỗi cậu công vụ...!

Thật đáng tiếc, anh Tùng tự nhận ba nội dung (bắt và dẫn giải ông Minh ra đài phát thanh; viết cho ông Minh đọc lời đầu hàng; viết và đọc lời chấp nhận đầu hàng)

Một số ngôn ngữ được sử dụng ngược lại với anh Thệ; ví dụ ông Minh mấy lần dùng từ trả lời anh Tùng là “ thưa ông”...! trong khi ông Minh trả lời anh Thệ là “ thưa chỉ huy”..!

Mình không đi sâu vào nội dung bức thư vì quá nhiều bất cập, nhiều chứng cứ lỏng lẻo, một số nội dung bất lợi cho chính tác giả...!

Khoa thân, cậu là cán bộ chính trị, được nghiên cứu nhiều về các Tôn giáo, tớ cũng vậy nhưng thời gian có 30% để học. Phật giáo dạy, kiếp người không ai thoát được Nghiệp, nó là Nhân quả. Trong đó có 3 nội dung: Thân nghiệp, Ý nghiệp và Khẩu nghiệp.

Nghĩa là: - Thân làm điều xấu hay tốt sẽ nhận hậu quả tương ứng..

- Nghĩ điều xấu hay tốt để chỉ đạo làm điều tốt hay xấu...

- Nói, Viết điều xấu hay tốt sẽ gặp điều tốt hay xấu tương đương..

Trong cuộc sống mỗi người ai cũng có phần, có điều, nghiệp đến sớm hay muộn mà thôi.

Phật giáo thì dạy người ta Tu để tránh Nghiệp xấu. Ki Tô giáo dạy người ta sám hối chuộc tội.

Thôi nhé, nội dung đã dài, không đầu, không cuối, hãy thông cảm, xin dừng tại đây, chúc Khoa khỏe và bình an.

Nếu bạn quan tâm, hãy xem và cho ý kiến. Nhưng lưu ý tránh cảm xúc mạnh.

Thân.

P/s: Ảnh là các đoạn văn chụp qua màn hình.

3 nhận xét:

  1. Chê VTV nhận thức kém cỏi thì ghê rồi.

    Trả lờiXóa
  2. Từ thượng cổ tới nay các nhà khoa bảng ( nhàthơ, nhà văn) chưa bao giờ trở thành thủ lĩnh chứ đừng nói là làm vua chúa được cả bởi vì cảm xúc và nhận thức của họ không giống người bình thường.

    Trả lờiXóa
  3. Khi đã viết và đăng các bài viết thì phải hết sức cẩn trọng, các thông tin phải chuẩn xác; viết không đúng sự thật là rất nguy hiểm

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog