Khoai@
Trong bài trước, khi viết về vụ cướp 35 tỷ ở TP HCM, tôi dã dùng từ "doanh nhân" để nói về thân phận nạn nhân. Nhưng sau khi bài được đăng tải, một bạn đã inbox và nói rõ "nạn nhân này không phải là doanh nhân, mà thực chất là một tay sừng sỏ trong làng đào tiền ảo, lấy của người ta thì người ta đòi lại". sau khi kiểm tra lại, tôi đã phải sửa lại. Và hôm nay, mọi việc đã bước đầu hé lộ, nạn nhân đó không phải là doanh nhân như một số báo đưa tin ban đầu.
Theo thông tin chính thức, nạn nhân là ông Lê Đức Nguyên, là một "ông trùm tiền ảo" trên mạng, mà nói thẳng ra là lừa đảo.
Nạn nhân của vụ cướp này không xa lạ với giới đầu tư tiền ảo – dù tiền ảo không được Ngân hàng Nhà nước công nhận và đã không ít lần đưa ra cảnh báo - đó chính là Lê Đức Nguyên, một ông trùm tiền ảo nổi lên từ năm 2016 với vai trò là người sáng lập sàn tiền ảo Bitkingdom để lôi kéo hàng chục nghìn người khác.
Năm 2016, Lê Đức Nguyên nổi lên là vai trò thủ lĩnh trong những buổi thuyết trình để kêu gọi những “con thiêu thân” đầu tư vào sàn tiền ảo Bitkingdom với lời hứa hẹn giúp người chơi sớm trở thành những “triệu phú đô la”.
Các thủ phạm dàn cảnh vụ cướp vừa bị bắt giữ.
Với những chiêu trò giống hết mô hình đa cấp biến tướng, Bitkingdom của Lê Đức Nguyên đã bị các phương tiện truyền thông vạch mặt. Tuy nhiên, tâm lý ham giàu, mong được giàu nhanh từ những lời hứa hẹn của Nguyên khiến hàng không ít người đổ tiền vào đồng tiền ảo này rồi rơi vào cảnh trắng tay.
“Chỉ cần đầu tư số vốn khoảng 10 triệu đồng, bạn sẽ có cơ hội kiếm được 100 tỷ sau 3 năm”, “Bitkingdom là một trung tâm cộng đồng toàn cầu... có sứ mệnh “trao quyền cho cộng đồng - kết thúc nghèo”, “Khi đầu tư 10 triệu tương ứng 1 bitcoin, sẽ được lợi nhuận 1%/ngày, 30%/tháng, sau 30 ngày, bạn có thể rút cả gốc lẫn lãi về” – là những lời nói hoa mỹ của Lê Đức Nguyên và cộng sự khiến bao người mờ mắt.
Cho đến khi sàn Bitkingdom bị sập vào năm 2018, ước tính có 32.000 người sập bẫy với số tiền lên đến 15.000 tỷ đồng. Còn Lê Đức Nguyên và cộng sự ôm tiền lặn mất tăm và chỉ lộ mặt sau khi xảy ra vụ cướp 35 tỷ đồng như đã nói trên.
Theo thông tin ban đầu, Lê Đức Nguyên và nhóm thủ phạm gây ra vụ cướp là những người không xa lạ, một số đối tượng từng tham giao đầu tư vào đường dây tiền ảo Bitkingdom do Nguyên kêu gọi đầu tư.
Tưởng là nạn nhân nhưng hóa ra lại lộ ra một tên tội phạm lừa đảo. Thật nực cười, đúng là hiếm có một vụ cướp nào được điều tra khi ra hung thủ lại là một tên lừa đảo lâu năm. Đúng là không còn gì để nói, một công đôi việc, tóm được cả nhóm tội phạm lại tóm được cả tên này
Trả lờiXóaĐây là bài học cho những người đam mê tiền ảo, không muốn làm mà đòi hưởng lợi lớn. Không có bữa ăn nào là miễn phí, không ai cho ai cái gì, đã có nhiều bài học cho việc tiền mất tật mang khi sử dụng tiền ảo, vì đam mê làm giàu mà bất chấp mọi nguy hiểm để rồi phải ôm hận ôm nợ cả cuộc đời, cần phải tỉnh táo trong việc kinh doanh của bản thân, đừng vì hám lợi trước mắt mà tin theo những thủ đoạn lừa gạt của các đối tượng đến lúc lại hối không kịp.
Trả lờiXóaNhững kẻ kiếm tiền bất chính phải bị vạch mặt và trừng trị
Trả lờiXóa