Laura và tôi đau lòng hết sức khi nhìn cảnh George Floyd bị chèn cổ một cách dã man, cũng như rất buồn khi thấy sự bất công và nỗi sợ hãi đang làm cả nước muốn ngộp thở. Nhưng mấy hôm nay chúng tôi vẫn cố không nói gì vì đây không phải lúc để lên tiếng dạy đời. Đây là lúc để lắng nghe. Đây là lúc để nước Mỹ xét lại những điều sai quấy của mình - và qua đó ta cũng sẽ nhìn ra sức mạnh cứu chuộc cho dân tộc.
Quả là một sự thất bại khi vô số công dân Mỹ gốc Phi, nhất là những người trẻ, tiếp tục bị quấy nhiễu và đe doạ đến tính mạng ngay trên quê hương của họ. Nhưng cũng là sức mạnh khi người biểu tình được các lực lượng cảnh sát có trách nhiệm bảo vệ để họ có thể xuống đường đòi hỏi một ngày mai tươi sáng hơn.
Bi kịch này - với một chuỗi dài những bi kịch tương tự, đề ra một câu hỏi mà lâu nay không ai muốn trả lời: Làm sao để chấm dứt sự kỳ thị có hệ thống ở Mỹ? Cách duy nhất chúng ta có thể nhìn thấy chính mình trong ánh sáng của sự thật là lắng nghe tiếng kêu van của những người đang đau khổ. Những kẻ muốn bóp nghẹt tiếng kêu đó không hiểu nước Mỹ là gì, hoặc bằng cách nào nước Mỹ có thể trở nên tốt hơn.
Thử thách lớn nhất của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ là làm sao kết hợp những con người có nguồn gốc vô cùng khác nhau thành một đất nước của công lý và cơ hội. Những giáo điều và thói quen về sự thượng đẳng của giống dân da trắng mà đã một lần suýt xé đôi đất nước vẫn còn đang đe doạ quốc gia chúng ta. Câu trả lời cho vấn nạn của nước Mỹ nằm trong cách ta ăn ở sao cho đúng với lý tưởng đã tạo nên đất nước này - tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng và được thượng đế ban cho những quyền căn bản. Chúng ta dễ quên rằng đó là những tư tưởng cực kỳ cấp tiến, và những nguyên lý căn bản mà ta trân quý luôn luôn thách thức các cơ chế bất công dù do cố ý hay mặc nhiên.
Những người hùng xưa nay của nước Mỹ - từ Frederick Douglass đến Harriet Tubman, từ Abraham Lincoln đến Martin Luther King Jr. - đều là những vị anh hùng của sự đoàn kết. Thiên chức của họ không dành cho kẻ yếu tim. Họ có khả năng làm lộ diện sự kỳ thị và bóc lột - những vết nhơ của dân tộc mà đôi khi không dễ cho cộng đồng đa số bình tâm suy xét. Chúng ta chỉ có thể nhìn ra nhu cầu của đất nước qua cặp mắt của người bị đe doạ, áp bức và bỏ rơi.
Giờ đây chúng ta đang đứng trước một câu hỏi lớn. Có rất nhiều người hoài nghi nền công lý của nước Mỹ. Và họ có lý do. Người da đen thấy quyền con người của họ cứ bị vi phạm liên miên, trong khi các cơ quan nhà nước thì phản ứng hết sức chậm chạp hoặc không đi tới đâu.
Ai cũng biết một nền công lý bền vững chỉ đạt được bằng những phương tiện ôn hoà. Hôi của không là giải phóng; tàn phá không phải là tiến bộ. Nhưng ta biết muốn có yên bình dài lâu phải có sự công bằng tương xứng. Chế độ pháp trị cần đặt trên nền tảng của sự bình đẳng và chính danh của nhà cầm quyền; công lý cho tất cả là trách nhiệm của tất cả mọi người.
Nó sẽ đòi hỏi một nỗ lực bền bỉ, dũng cảm và sáng tạo. Khi ta hiểu được kinh nghiệm sống của người khác, ta sẽ dễ giúp họ hơn. Muốn thương người như thể thương thân ta phải đối xử với người khác bình đẳng. Chúng ta có một con đường tốt hơn - con đường của sự đồng cảm, của giao ước sẻ chia, của hành động can đảm, và của sự bình yên dựa trên công lý. Tôi tin rằng người Mỹ chúng ta sẽ cùng nhau chọn con đường tốt hơn ấy.
P/S Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
Mỹ, hay bất cứ quốc gia nào, kể cả những quốc gia phát triển ở phương Tây hay phương Đông cũng có những mặt không ổn nhưng chẳng qua là những mặt không ổn ấy không được bộc lộ ra hoặc bị che giấu quá tốt. Nói vui một chút, có khi chính chúng ta "nợ" Covid-19 một lời cám ơn vì đã "giúp" phơi bày ra những mặt trái đó ấy. Và sự kiện người da đen bị ghì cổ trong vòng 9 phút cho đến chết đã lột tả trần trụi bản chất của Mỹ,một quốc gia hùng mạnh về kinh tế nhưng quyền con người đâu được đảm bảo.
Trả lờiXóaBạn nói đúng, nói về nhân quyền thì ở Mỹ còn thua xa rất nhiều nước
XóaKhông lẽ Cảnh sát và Quân đội Hoa Kỳ được sinh ra là để đàn áp, bắt bớ, đánh đập nhân dân Mỹ. Cú ghì cổ chết người đó không phải dành cho dân!Kẻ làm sai phải trị tội !Biểu tình là quyền của dân theo luật pháp nước mỹ . Nhưng BẠO LOẠN ( ĐẬP PHÁ CƯỚP BÓC ...) LÀ HÀNH VI PHẠM TỘI thì chế độ nào cũng nghiêm trị theo pháp luật !Mỹ lâu nay thường tố cáo nhân quyền các nước ,rồi hôm nay đến lượt họ diễn xem thế nào
Trả lờiXóaNước Mỹ năm nay có thể nói là thất bại thảm hại khi dịch covid đã khiến hàng trăm nghìn người chết, trong khi chính phủ phản ứng quá chậm chạp. Chỉ giỏi đổ lỗi cho nước khác. Giờ lại vụ việc liên quan đến phân biệt chủng tộc khoét sâu thêm vào khủng hoảng của Mỹ. Trump vẫn giữ động thái cho phép nã súng vào người biểu tình ôn hòa, còn ông cựu Tổng thống Bush thì lại đnag thương xót cho Mỹ, cho dân Mỹ, phải chăng ngay từ trong nội tại Mỹ đã có quá nhiều bất ổn không thể giải quyết được.
Trả lờiXóaMỹ được biết tới là quốc gia đa sắc tộc và đa văn hóa, một xã hội phát triển hàng đầu thế giới và người Mỹ luôn tự hào với những giá trị của bình đẳng và dân chủ. Tuy nhiên, tình trạng phân biệt chủng tộc, đặc biệt là sự kỳ thị của những người Mỹ da trắng với cộng đồng người Mỹ gốc Phi, tình trạng phân biệt đối xử của các nhân viên thực thi pháp luật da trắng với công dân da màu, vẫn âm ỉ dù chính quyền Mỹ đã làm rất nhiều việc để phá bỏ quan điểm về “chủ nghĩa da trắng thượng đẳng.” Và dù sao thì xứ sở văn minh bậc nhất thế giới chuyên đi rao giảng nhân quyền ấy cũng đã gục ngã tạm thời chỉ vì cú ghì của một anh cnahr sát da trắng hahaa
Trả lờiXóaCó rất nhiều nguyên nhân dẫn tới làn sóng biểu tình, bạo loạn nghiêm trọng đang diễn ra tại nước Mỹ. Trên thực tế, đây là đỉnh điểm của rất nhiều năm bất bình đẳng thu nhập không thể tưởng tượng nổi, cùng sự chia rẽ chủng tộc sâu sắc. Nước Mỹ thường được xem là văn minh hàng đầu nhưng nạn phân biệt đối xử là còn tồn tại và là vấn nạn lớn mà bản thân nước Mỹ chưa giải quyết.
Trả lờiXóaTôi cũng nghĩ như bạn, nước Mỹ hãy quan tâm đến vấn đề nhân quyền của nước Mỹ trước khi quan tâm đến nhân quyền của các nước khác
XóaNước Mỹ, cái nơi mà họ luôn tự hòa về nên tự do, dân chủ của mình và luôn muốn áp dụng nó với cả những nước khác thì cũng đang ẩn chứa trong mình đầy rẫy những mâu thuẫn xã hội cần phải giải quyết. Trump vẫn chỉ nghĩ đến tiền và cho phép nã súng vào người biểu tình, lúc trước Mỹ ủng hộ những người biểu tình ở Hongkong cho rằng họ quả cảm, vậy phải chăng bây giờ những người biểu tình ở Mỹ phải có tiêu chuẩn kép thì mới được phong là "quả cảm, xả thân vì nghĩa lớn" nếu không sẽ ăn đạn ngay hả!
Trả lờiXóaCựu tổng thống chẳng nhẽ bây giờ mới nhận ra mối đe dọa, mâu thuẫn tiềm tại trong lòng nước Mỹ hay sao. Ông nói không sai nước Mỹ cần xem lại mình trong khi vẫn đi rêu rao dân chủ nhân quyền ở khắp nơi nhưng trong lòng nước Mỹ điều đấy lại không đảm bảo.Thực ra cuộc khủng hoảng kép đó nguyên nhân sâu sa của nó là quy luật khủng hoảng trong chế độ chủ nghĩa tư bản, mà vụ Floy chỉ là chất xúc tác cho cuộc khủng hoảng tiềm tại đó có cơ hội nổ lên mà thôi.
Trả lờiXóaThực chất là thảm cảnh ngày hôm nay của nước Mỹ là kết cục sau rất nhiều năm những xung đột sắc tộc trong lòng xã hội nước Mỹ âm ỉ cháy, len lỏi trong tư tưởng của người Mỹ. Chẳng qua chỉ là chúng bùng nổ ngay khi có sự kiện gây phẫn nộ này xảy ra mà thôi
Trả lờiXóaĐến một cựu Tổng thống Mỹ cũng phải thốt lên những điều tồi tệ về nhân quyền của nước Mỹ thì người dân các nước khác họ lên án nước Mỹ là quá đúng rồi
Trả lờiXóa