Ong Bắp Cày
Tôi định không viết về vụ Hồ Duy Hải nữa và chọn cách chờ đợi UBTP của Quốc hội có kết luận chính thức, nhưng mới đây lại đọc được bài nhà thơ, nhà báo Trần Đăng Khoa trả lời phỏng vấn về vụ này, nên đành viết tiếp.
Ý kiến của Trần Đăng Khoa xoay quanh vấn đề chính là "dấu vân tay". Theo anh Khoa thì "Mã khóa để tìm ra hung thủ trong vụ Hồ Duy Hải" là dấu vân tay. Theo anh Khoa thì có thể lấy được dấu vân tay trên con dao đã rửa, trên cơ thể nạn nhân, trên cái thớt dính đầy máu, trên quần áo...Anh Khoa cũng cho rằng không có dấu vân tay của Hải ở hiện trường thì Hải ngoại phạm, không liên quan đến vụ án và nguy hiểm hơn là anh kết luận như đúng rồi, rằng "kẻ nào có dấu vân tay ở hiện trường thì 100% kẻ đó là thủ phạm". Tôi xin lạy anh một lạy vì anh dũng cảm chém gió về điều mà anh mù tịt. Mời các anh chị đọc Khoa theo link dưới:
Trước hết tôi tôn trọng ý kiến của Trần Đăng Khoa và xin không bàn đến những vấn đề khác như kết tội, mạ lị ông Nguyễn Hòa Bình hay vấn đề tâm lý tội phạm. Cũng nói rõ ngay rằng, tôi không kết luận Hồ Duy Hải giết người hay không, vậy nên không bàn về chuyện đó. Tôi chỉ bàn để chỉ ra cho Trần Đăng Khoa và một số người đang tưởng Trần Đăng Khoa nói đúng về dấu vân tay.
Tìm lọc trong bài thấy có mấy đoạn đáng lưu ý mà tôi trích nguyên văn kèm theo hình chụp màn hình bài viết có đoạn trích của Trần Đăng Khoa làm bằng chứng dưới đây:
(1) "Đặc biệt là trong hiện trường vụ án có rất nhiều dấu vân tay, nhưng lại tuyệt nhiên không có một dấu vân tay nào của Hải. Điều này chứng tỏ Hải hoàn toàn ngoại phạm. Đây là bằng chứng quan trọng nhất, chứng tỏ Hải không liên quan đến cái chết vô cùng thảm khốc của hai cô gái ở bưu điện Cầu Voi…"
(2) "Và nếu Hải rửa thì Hải chỉ xóa được vết máu của nạn nhân, xóa được dấu vân tay của Hải trên chậu rửa, chứ làm sao xóa được hết dấu vân tay trong khắp hiện trường, đặc biệt là trên cơ thể nạn nhân, cả dấu vân tay trên chính con dao đã rửa nữa chứ. Chỉ cần có dấu vân tay của Hải trên con dao này thì cũng đã đủ để kết tội Hải rồi... Và mã khóa để giải được vụ án rất đơn giản mà lại thành phức tạp này cũng là dấu vân tay".
(3) "Dấu vân tay có đầy trong hiện trường, trên cái thớt đầy máu và trên cả cơ thể nạn nhân ấy là dấu vân tay của ai?"; "Dấu vân tay của khách chỉ ở quầy giao dịch chứ không ai vào phòng ngủ của nhân viên mà để lại dấu vân tay trên cơ thể nạn nhân và trên cái thớt đầy máu".
(4) "không có dấu vân tay nào ở hiện trường trùng với mười dấu vấn tay của Hải thì Hải hoàn toàn ngoại phạm. Ta có thể gạt Hải sang bên để tìm ngay những người có dấu vân tay trùng với dấu vân tay trên cơ thể nạn nhân và trong hiện trường. Kẻ nào có dấu văn tay trùng khớp với những dấu vân tay ấy thì đó chính là thủ phạm. "...
Còn rất nhiều những kết luận trì độn nên tôi không muốn trích. Bây giờ tôi sẽ nói về dấu vân tay:
Mời xem ảnh chụp màn hình, chú ý đến khoanh và gạch chân màu đỏ:
1. Vân tay, dấu vân tay và cơ chế hình thành.
Vân tay chính là "chữ kí sinh học" của một người. Nói nôm na dân dã là hoa tay của mỗi người. Mỗi người đều có vân tay và không ai giống ai. Ngay cả các ngón trên cùng bàn tay cũng có vân tay khác nhau. Vân tay của mỗi người là không đổi trong suốt cuộc đời.
Dấu vân tay là phần vân tay được "in lại" trên các đồ vật mà bàn tay đã tiếp xúc, cầm nắm, sờ mó.
Vì tính duy nhất, riêng có của vân tay mà dấu vân tay được ứng dụng trong khoa học hình sự, có giá trị truy nguyên và giá trị chứng minh tội phạm.
Vân tay chính là các đường gờ và rãnh ở mặt trong của đầu ngón tay, tạo thành một ''họa đồ'' riêng biệt.
Sở dĩ dấu vân tay có thể để lại trên đồ vật vì ngón tay có những lỗ chân lông mà từ đó mồ hôi được bài tiết gồm có nước và acid amin, chất béo và các chất bẩn khác. Khi sờ nắm vào các đồ vật, dưới tác động của lực bàn tay, phần trong của đầu ngón tay như một con dấu in những đường nét (hoa tay) của chúng lên những đồ vật mà ta chạm tay vào. Phần in lại trên đồ vật là dấu vân tay đồng thời là chứng cứ chứng minh con người đó đã có mặt và cầm, nắm, chạm, tiếp xúc vào đồ vật đó.
2. Sự tồn tại của dấu vân tay trên đồ vật và khả năng phát hiện, thu thập, giám định.
Nên nhớ, dấu vân tay chỉ có ở mặt trong của ngón. Khi mặt trong của ngón tay chạm vào bề mặt của vật nào đó đủ mạnh, nó sẽ để lại những dấu vết các đường vân tay trên bề mặt của vật đó. Tùy thuộc vào lực tác động và diện tiếp xúc của ngón tay và tùy thuộc vào bề mặt của vật mà ngón tay chạm vào (in vào) mà dấu vết vân tay đó rõ nét (chất lượng tốt) hay mờ (chất lượng thấp) hoặc có đủ điều kiện để giám định hay không (vết vân tay để lại không hết trên bề mặt nhám, lồi lõm). Trên cơ sở đó mà cơ quan điều tra sẽ thu được dấu vân tay rõ hay không rõ, toàn bộ hay không toàn bộ, sử dụng được hay không thể sử dụng để giám định.
Về nguyên tắc, khi vân ngón tay chạm vào vật nào thì sẽ để lại dấu vết ở đó, nhưng không phải trường hợp nào cũng thu được dấu vân tay.
Với công nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay, người ta cũng chỉ có thể lấy được dấu vân tay trên những bề mặt cứng, phẳng (bàn ghế, cánh cửa, cánh tủ...) hoặc cong nhẵn liên tục (bóng đèn, chai lọ, phích nước..) mà chưa thể lấy dấu vân tay trên các vật gồ ghề (quả mít, quả rứa, chôm chôm, cổ chai có ren xoáy...) quần áo, hoặc phần da thịt ở cơ thể người hay động vật.
Nói chính xác ra, ở trên một số vật cứng nhưng xù xì, gồ ghề thì người ta vẫn có thể lấy được một phần dấu vân tay (Do mặt ngón tay chỉ chạm vào được phần nổi, gồ lên chứ không chạm được vào phần rãnh sâu của đồ vật), nhưng mẫu vân tay bị thiếu khuyết đó có thể không đủ để giám định.
Người ta không biết chính xác dấu vân tay tồn tại được trên đồ vật bao lâu, nhưng biết rõ dấu vân tay sẽ bị phá hủy, làm hỏng trong trường hợp đồ vật chứa mẫu vân tay bị đốt, bị tan chảy, nhiệt độ môi trường quá cao, hoặc bị lau rửa, hay rơi vào môi trường kiềm, môi trường acid đậm đặc.
Như vậy, dù mặt trong của ngón tay có thể chạm vào nhiều vật và để lại dấu vân tay, nhưng không phải trường hợp nào cơ quan điều tra cũng có thể phát hiện, thu thập được dấu vân tay đó và khi đã thu được thì chỉ những mẫu đầy đủ, chất lượng tốt mới có thể giám định.
3. Trường hợp không phát hiện, thu thập được dấu vân tay của nghi phạm ở hiện trường.
Có mấy khả năng sau đây:
Một là, nhân viên cơ quan điều tra, cán bộ khám nghiệm hiện trường cẩu thả, kém cỏi về trình độ nên không biết phải tìm dấu vân tay và các dấu vết khác ở đâu, thậm chí khi phát hiện có dấu vết vân tay, nhưng phương pháp lấy mẫu không tốt nên không thu được. Thường việc tìm kiếm dấu vân tay phụ thuộc rất nhiều vào các giả thuyết điều tra ban đầu, đặc biệt là nhận định về hung khí, phương thức gây án của hung thủ.
Hai là, dấu vân tay đã bị xóa mất hoặc hung thủ không để lại dấu vết. Việc xóa dấu vết có thể do hiện trường đã bị xáo trộn trước khi cơ quan khám nghiệm tới. Thực tế không hiếm chuyện người nhà vào dọn dẹp, lau chùi, làm việc khác để cứu nạn nhân rồi mới báo cơ quan điều tra. Những việc làm đó đã vô tình làm mất dấu vân tay. Đó là chưa kể hung thủ hoặc ai đó tạo hiện trường giả để đổ tội cho người khác hoặc đánh lừa cơ quan điều tra. Có trường hợp, hung thủ sau khi gây án xong đã bình tĩnh tiêu hủy các chứng cứ bằng cách xóa dấu vết để lại, trong đó có dấu vân tay. Cũng có nhiều trường hợp, hung thủ có mặt tại hiện trường nhưng sẽ cố ý không để lại dấu vân tay bằng cách đeo găng tay hoặc lót vải, lót nylon để thực hiện tội phạm. Đấy là chưa kể đến trường hợp dấu vân tay có thể mất nếu bị lau, rửa, nung nóng, chà sát vào vật khác hoặc bị môi trường phá hủy.
Đừng nhầm lẫn rằng, cứ có dấu vân tay của ai đó trên hung khí thì có nghĩa người đó là tội phạm và không tìm thấy thấy dấu vân tay của nghi can nào đó thì có nghĩa họ không có mặt tại hiện trường.
Anh Trần Đăng Khoa nói rằng, không tìm thấy dấu vân tay của Hồ Duy Hải hiện trường thì 100% là Hồ Duy Hải không có mặt ở đó. Anh Khoa coi đó là chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải. Đó là kết luận hồ đồ nếu không muốn nói là thiểu năng.
Tôi thì tin rằng, Hải khai đúng là sau khi cắt cổ 2 cô gái, anh ta đã lau rửa con dao và cài nó vào cái khe giữa vách và tấm bảng. Tương tự như việc không thu được cái thớt gỗ, việc không tìm thấy con dao gây án ngay hôm khám nghiệm hiện trường là lỗi của cán bộ khám nghiệm, nhưng giả sử có tìm thấy nó trong tình trạng đã bị lau rửa cẩn thận thì không thể lấy được dấu vân tay đâu.
Anh Trần Đăng Khoa nói, không tìm thấy dấu vân tay của Hải tại hiện trường thì Hải vô can là không đúng, bởi nhiều trường hợp không thể lấy được mẫu vân tay. Chẳng hạn như tên giết người nào đó dùng một tảng nước đá 10 kg đập lên đầu, khiến nạn nhân tử vong. Sau đó tảng nước đá đó tan chảy mất và người ta không thể tìm thấy dấu vân tay của hung thủ.
Anh Trần Đăng Khoa nói, không tìm thấy dấu vân tay của Hải tại hiện trường thì Hải vô can là không đúng, bởi nhiều trường hợp không thể lấy được mẫu vân tay. Chẳng hạn như tên giết người nào đó dùng một tảng nước đá 10 kg đập lên đầu, khiến nạn nhân tử vong. Sau đó tảng nước đá đó tan chảy mất và người ta không thể tìm thấy dấu vân tay của hung thủ.
Tiện đây nói rõ luôn là trong vụ này, công an không thể lấy được dấu vân tay trên con dao đã lau rửa, trên chiếc thớt dính đầy máu, trên quần áo và cơ thể nạn nhân được đâu.
4. Trường hợp không thu được dấu vân tay của nghi phạm nhưng lại thấy nhiều dấu vân tay của những người khác tại hiện trường.
Anh Trần Đăng Khoa nói: "Kẻ nào có dấu vân tay trùng khớp với những dấu vân tay ấy thì đó chính là thủ phạm".
Một lần nữa anh Khoa lại thể hiện sự trì độn về nhận thức. Điều tra mà như anh thì tôi chắc chắn oan sai thấu trời thấu đất. Mời anh bấm vào bài đăng trên Vietnamnet có tựa "Dấu vân tay sai lầm". để thấy không phải như anh kết luận:
Kết luận như anh Khoa thì tất cả những người đến chơi tại Bưu cục Cầu Voi đều là thủ phạm.
Nói cho anh rõ, điều tra là hoạt động cần đến kiến thức chuyên môn vững vàng, sự chính xác, tận tâm và phải rất thông minh mới làm được anh ạ. Tội phạm mà ù ờ như anh thì chúng nó bị bắt hết rồi. Người có dấu vân tay tại hiện trường chưa chắc đã là thủ phạm và người không tìm được dấu vân tại tại đó cũng chưa chắc đã vô can. Muốn biết hung thủ là ai người ta còn phải dựa vào nhiều dấu vết, chứng cứ khác nữa anh ạ.
Nói cho anh rõ, điều tra là hoạt động cần đến kiến thức chuyên môn vững vàng, sự chính xác, tận tâm và phải rất thông minh mới làm được anh ạ. Tội phạm mà ù ờ như anh thì chúng nó bị bắt hết rồi. Người có dấu vân tay tại hiện trường chưa chắc đã là thủ phạm và người không tìm được dấu vân tại tại đó cũng chưa chắc đã vô can. Muốn biết hung thủ là ai người ta còn phải dựa vào nhiều dấu vết, chứng cứ khác nữa anh ạ.
Tôi không trách anh muốn tìm ra chân lý dù cái tâm của anh tốt đâu. Nhưng tôi chê anh về kiến thức.
Lẽ ra không hiểu vấn đề thì không nên phát biểu mới đúng. Không phải có tâm là đủ mà còn cần đến kiến thức và trách nhiệm phát ngôn trước cộng đồng nữa. Anh viết như thế là tôi hiểu anh chưa nắm được thế nào là dấu vân tay, cơ chế hình thành vân tay, cơ chế để lại dấu vân tay trên đồ vật tiếp xúc cũng như khả năng của con người trong thời điểm hiện tại trong việc tìm, lấy dấu vết và giám định dấu vân tay. Với phát biểu này anh đang tự đánh mất chút tôn trọng cuối cùng của người đọc với anh.
Thật tiếc!
Thật tiếc!
Dấu vân tay chỉ là một trong rất nhiều yếu tố để có thể kết luận ai là hung thủ, không thể chỉ dựa vào dấu vân tay để kết luận được
Trả lờiXóa