Vừa qua, trong cuộc tranh luận tại nghị trường Quốc hội, Đại biểu Hoàng Đức Thắng đã phát biểu rằng: “Không làm sai làm trái thì ai chống phá ta được”. Thoạt nghe qua có vẻ đúng những ngẫm lại thì có nhiều điều đáng bàn.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng phát biểu tại nghị trường Quốc hội.
Thưa đại biểu, nếu câu nói này do một người dân bình thường nói thì tôi không bàn, nhưng câu nói này lại do một đại biểu quốc hội nói ra giữa Hội trường Quốc hội được truyền hình cả nước thì với vai trò là một cử tri, tôi phải nói đôi điều. Mong đại biểu lắng nghe.
Trước hết, tôi rất đồng ý với đại biểu vế trái của câu nói “Không làm sai làm trái…”. Đây là điều rất rất đúng, tôi ủng hộ Nhà nước xử nghiêm các cá nhân, tổ chức, từ dân đến quan chức và lãnh đạo, nếu ai làm sai thì mang ra xét xử và trừng phạt đúng pháp luật. Càng làm trong sạch bộ máy dân càng mừng.
Nhưng vế phải của câu nói “… thì ai chống phá ta được” thì có vấn đề. Đại biểu hãy rời bỏ mấy tập giấy mà đại biểu đang đọc xuống và thoát ra khỏi những luồng thông tin ngột ngạt trên báo chí, mạng xã hội hiện nay và bình tâm nhìn lại những vẫn đề sau:
Mới đây, phải khó khăn lắm Việt Nam mới ký kết làm ăn được với Liên minh Châu Âu (Hiệp định Thương mại Tự do EU Việt Nam – EVFTA) mang lại cơ hội giao thương, hàng hóa Việt Nam được vươn ra thế giới, tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Điều này là đúng hay sai? Vậy tại sao chúng lại viết thỉnh nguyện thư phản đối, kể cả biểu tình để ngăn cản thưa đại biểu?.
Cảnh những người biểu tình phản đối EVFTA ở Bruxelles, Bỉ hôm 21/1/2020 Photo: RFA
Cảnh những người biểu tình phản đối EVFTA ở Bruxelles, Bỉ hôm 21/1/2020 Photo: RFA
Cảnh những người biểu tình phản đối EVFTA ở Bruxelles, Bỉ hôm 21/1/2020 Photo: RFA
Năm 1995, khi Mỹ chuẩn bị dỡ bỏ cấm vận Việt Nam thì những kẻ chống phá cũng biểu tình kịch liệt là đúng hay sai đây? Phải chăng họ muốn Việt Nam nghèo đi, không muốn quốc gia nào hợp tác với đất nước, không muốn người dân có cuộc sống tốt đẹp?
Rồi khi thành lập Hội doanh nhân Việt Nam tại Australia (2010) để làm cầu nối gắn kết các doanh nghiệp ở Australia với Việt Nam, hỗ trợ giới thiệu, đầu tư, đưa các sản phẩm của Việt Nam sang thị trường Australia. Việc này đúng hay sai thưa đại biểu? Vậy mà tại sao vẫn bị chống phá?
Biểu tình chống phá Hội doanh nhân Việt Nam – Australia
Rồi hàng hóa nông sản do người dân Việt Nam vất vả lắm mới sản xuất và vượt qua bao rào cản thì mới xuất khẩu qua Mỹ, đem lại công ăn việc làm, thu nhập cho hàng triệu nông dân Việt Nam. Điều đó đúng hay sai thưa đại biểu? Vậy tại sao vẫn bị chúng chống phá, kêu gọi tẩy chay hàng Việt?
Ông Lê Hà Dũng là Chủ Tịch Cộng đồng Việt Nam tại New Hampshire đứng tại siêu thị Market Basket kêu gọi tảy chay tất cả những thứ thực phẩm, hàng hóa nào có hình cờ Việt Nam
Trong lịch sử, đã có không biết bao nhiêu phong trào chống thực dân Pháp giành lại độc lập cho nước nhà như: Khởi nghĩa Yên Bái của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học, khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa của Phong Trào Cần Vương, Nam Kỳ Khởi nghĩa, Phan Bội Châu,… Nhưng kết cục bị Pháp dìm trong biển máu. Sau này quân và nhân dân ta theo Bác Hồ đã thành công trong cuộc trường kỳ kháng chiến, đã biết báo lớp lớp cha ông đã ngã xuống để giành độc lập, giúp đồng bào thoát khỏi kiếp lầm than nô lệ. Điều này đúng hay sai thưa đại biểu? Vậy mà thực tế điều này hiện nay vẫn bị chống phá đấy, chúng còn cho rằng cha ông ta đã đánh đuổi “văn minh” đi, bôi nhọ cả Bác Hồ với những ngôn từ và bằng những câu chuyện kinh dị nhất đấy thưa đại biểu.
Và việc Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam kiện Chính phủ Mỹ, kiện 37 công ty sản xuất hóa chất ở Mỹ (Monsanto) để bù đắp cho các nạn nhân chất độc da cam là đúng hay sai thưa đại biểu ? Vậy mà vẫn bị chúng chống phá đấy thưa đại biểu!
Mỹ đã thực hiện 19.905 vụ phun, rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học da cam dioxin, xuống 26.000 thôn, bản, làng mạc của Việt Nam, với diện tích 3,06 triệu ha, rải trên 1/4 tổng diện tích miền nam Việt Nam, làm môi trường bị ô nhiễm nặng nề, các hệ sinh thái bị đảo lộn. Khoảng 4,8 triệu người Việt bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân với biết bao thảm cảnh mà nhiều thế hệ phải hứng chịu. Hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng vì phơi nhiễm, con cháu của họ cũng đang phải vật lộn chống chọi với các di chứng quái ác. Hiện Việt Nam còn khoảng 150.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ ba và ngay cả binh lính Mỹ, Hàn Quốc, Australia… tham chiến cũng bị phơi nhiễm nhưng ít hơn bộ đội Việt Nam.
Mỹ rải chất dioxin xuống Việt Nam
Mong muốn bù đắp cho những nạn nhân, Việt Nam đã đi kiện các công ty sản xuất hóa chất Mỹ, nhưng chính những kẻ chống phá lại biểu tình phản đối. Tòa án tối cao của Mỹ (được ca ngợi là tự do dân chủ, nhân quyền) nhưng đã bác đơn kiện, bác đơn thỉnh cầu của Việt Nam. Các công ty Mỹ chỉ chấp nhận bồi thường 180 triệu USD cho các cựu binh Mỹ. Hàng năm, Hoa Kỳ chi khoảng 1,5 tỷ USD cho các cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam bị ảnh hưởng của chất độc da cam. Đối với những vụ kiện đòi quyền lợi cho người Việt Nam thì chối bỏ trách nhiệm. Vụ kiến “bất công” đến nỗi Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Nhân phải thót lên là vì các nạn nhân kiện các tập đoàn hóa chất của Mỹ rất giàu, lại kiện trên nước Mỹ, tại tòa án Mỹ, theo luật của Mỹ và với sự tham gia của các luật sư Mỹ.
Nguyễn Minh Vũ, 5 tuổi, nạn nhân chất độc da cam, trong một bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Reuters.
Cuối cùng tiền hỗ trợ lẫn đền bù cho người vô tội bị nhiễm chất độc da cam không được, Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam phải phải quay về đi quyên góp mô hình xã hội trong nước, doanh nghiệp, mạnh thường quân ủng hộ.
Xin hỏi đại biểu việc làm của Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam đúng đắn như vậy tại sao vẫn bị chống phá? Họ còn đưa ra “thua 4 bàn”. Tại sao họ lại hả hê trước sự thất bại của Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam trong vụ kiện này? Họ đấu tranh vì cái gì đây? Có phải vì tinh thần dân tộc, vì tự do dân chủ, thưa đại biểu?
Rồi vụ biểu tình bạo loạn đốt phá UBND, ném bom xăng đốt xe công vụ ở Bình Thuận năm 2018, đốt phá các nhà máy ở khu công nghiệp ở Bình Dương. Nhà nước phải xét xử các hành vi phá hoại đó theo pháp luật Việt Nam. Điều này là đúng hay sai? Vậy mà tại sao Nhà nước vẫn bị chúng chống phá, tại sao chúng vẫn bảo vệ những kẻ phá hoại đó, thưa đại biểu?
Hoặc ngay trong vụ Đồng Tâm, gia đình ông Lê Đình Kình đâu phải là chủ sở hữu cánh đồng Đồng Xâm đấy. Vậy mà họ đã tàng trữ vũ khí, mua dao phóng lợn, lên kế hoạch tấn công lực lượng chức năng, tuyên bố giết chết từ 200 đến 300 công an, đổ xăng thiêu sống 3 chiến sỹ công an như những tên khủng bố. Điều đó là đúng hay sai? Vậy mà các diễn đàn, tài khoản cá nhân phản động vẫn chống phá, bênh vực cho hành vi man rợn như thế?
Rồi các cán bộ chiến sĩ của Việt Nam đang ngày đêm canh giữ ngoài biển đảo, biên giới, luôn đối mặt với hiểm nguy,… ngày đêm xây dựng lên những hòn đảo xanh tươi giàu mạnh. Lớp lớp cán bộ chiến sĩ phải căng mình ngày đêm chống chọi với thiên nhiên, chống chọi với kẻ thù luôn lăm le xâm lấn. Điều đó đúng hay sai? Vậy tại sao vẫn bị chống phá? Vẫn nó những kẻ mở miệng ra là bán đảo, bán biển, là hèn với giặc?
Và còn rất rất nhiều việc làm đúng đắn, có lợi đất nước, có lợi cho dân mà chúng vẫn chống phá. Đại biểu hãy nhìn xem, những gì sai thì chúng khoét thật sâu, còn những gì đúng thì chúng xuyên tạc đi, biến đúng thành sai. Những kẻ phản động không chỉ chống phá khi Việt Nam làm sai mà chúng còn chống phá cả những điều mà chúng ta làm đúng.
Thế nên, câu nói của đại biểu “nếu không làm sai làm trái thì ai chống phá ta được” nghe qua có vẻ đúng, nhưng nói câu này ra nó lại thể hiện tư tưởng bảo vệ cho những kẻ chống phá. Dễ làm cho người nghe hiểu rằng chúng chỉ chống những cái sai. Vậy là đại biểu vô tình biến chúng thành “chính nghĩa”.
Dù đất nước Việt Nam có trong sạch tới đâu, làm đúng thế nào thì chúng cũng không bao giờ công nhận. Bằng chứng là đại biểu hãy lên các trang mạng VOA, RFA, Việt Tân, và các đối tượng phản động, dân chủ cuội mà xem. Chúng có đăng một tin tích cực nào về Việt Nam không?
Bất kỳ một quốc gia nào cũng có cái hay và cái dở, có điểm tốt và xấu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thế mới cần những vị ĐBQH như đại biểu Hoàng Đức Thắng, người đang góp lên tiếng nói cũng mình để tạo nên những giá trị tốt đẹp cho nhân dân và đất nước mỗi ngày nhưng nếu góp ý đó không đầy đủ thì nó trở thành miếng mồi béo bở cho những kẻ phản động lợi dụng xâu xé.
Đặng Trường
Nguồn: Cánh cò
Mấy ông đại biểu kiểu này giống như là đang giật title câu view ấy. Toàn những câu phát biểu trên trời không đúng với thực tế. hử hỏi, Luật Đặc khu có chữ Trung Quốc nào mà các thế lực thù địch nói rằng chính quyền bán nước cho Trung Quốc, Luật An ninh mạng có quy định nào về việc cấm người dân bày tỏ quan điểm mà chúng cho rằng chúng ta bịt miệng người dân. Và hậu quả của sự xuyên tạc trên là gì, là vụ việc bạo loạn ở Bình Thuận và gây rối trật tự công cộng ở những địa phương khác.
Trả lờiXóaThử hỏi, nếu cứ cho rằng do mình sai các thế lực thù địch mới tuyên truyền xuyên tạc thì liệu có quá chủ quan, một chiều hay không?Nói như thế là không hẳn rồi, kẻ xấu đâu cần chúng ta xấu mới phá hoại, kể cả những việc tốt thì chúng cũng xuyên tạc thành việc xấu mà thôi. Đbqh thì hãy suy nghĩ, cân nhắc câu từ kĩ trước khi phát ngôn, cẩn thận lại giống anh Nhưỡng anh Quốc thì buồn lắm.
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch, phản động không bao giờ từ bỏ chống phá Đảng và Nhà nước ta, cho dù ta làm tốt hay làm chưa tốt. Vì mục tiêu của chúng là chống phá tiến tới thay đổi chế độ chính trị nước ta ! Nếu đất nước phát triển giàu mạnh thì chúng tìm cách xuyên tạc bản chất, bóp méo sự thật. Còn đất nước tồn tại yếu kém thì chúng cho rằng do chế độ chính trị. Do vậy, đại biểu QH Hoàng Đức Thắng nói: Không làm sai, làm trái thì ai chống phá ta được ? Câu này làm nhiều người suy nghĩ ?
Trả lờiXóaĐại biểu Quốc hội là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Nếu đại biểu Thắng có nhận thức kém, mơ hồ, ảo tưởng, mức độ nguy hiểm cao. Do vậy khi lựa chọn, bầu đại biểu Quốc hội cần khắt khe, kỹ hơn. Đồng thời có chế tài kiểm soát phát ngôn của mấy ông nghị, tránh tình trạng phát ngôn thiếu tính xây dựng, thiếu hiểu biết.
Trả lờiXóaCho dù chúng ta có làm đúng so với những gì chúng ta đề ra, nhưng giữa xã hội có nhiều suy nghĩ, tư tưởng khác nhau thì ai dám chắc sẽ không có tư tưởng cố tình chống đối vì lợi ích các nhân, lợi ích nhóm. Vậy thì ý kiến của đại biểu quốc hội có cách nào để không còn chống phá hay không
Trả lờiXóaXin lỗi tác giả bài viết, ngay cả tác giả cũng hiểu sai câu nói của Đại biều Thắng " Không làm sai, làm trái thì ai chống phá ta được" nghĩa là khi chính quyền làm đúng thì sẽ có được niềm tin của nhân dân mà khi nhân dân đã có niềm tin vào chính quyền thì không có một thế lực thù địch nào chống phá ta được..
Trả lờiXóaKhông một ai là hoàn hảo cả, cũng như một đất nước cũng có điểm mạnh và điểm yếu, cái tốt và cái xấu, tuy nhiên với cương vị là đại biểu quốc hội người đại diện tiếng nói cho nhân dân thì ông thắng nên phát ngôn sao cho phù hợp, đừng để một từ ngữ nào đó mà bọn thế lực thù địch có thể lợi dụng để bởi móc
Trả lờiXóaNhư vậy mới đúng là "hoàng đứt thắng"
Trả lờiXóaNếu chúng ta làm tốt thì kẻ xấu có nói Dân chẳng tin, nhưng nếu chúng ta làm xấu thì dù một việc nhỏ chúng cũng thổi phồng lên thành chuyện To; vậy nên mọi người Việt Nam, nhất là các cán bộ hãy cố gắng không làm chuyện xấu, còn người Dân thì đừng thổi phồng một chuyện xấu Nhỏ mà thành xấu To, ấy là đã tiếp tay cho kẻ xấu đó. Còn ý của Đại biểu Thắng là hoàn toàn tốt cho chúng ta đó. Tôi xin lấy 1 ví dụ về việc không có nhưng 3 người nói có mà không kiểm tra trở thành việc thật : vào Chiến quốc, học trò của Khổng Tử là Tăng Sâm (1 trong số người hiền theo Khổng Tử học đạo) ở ấp Phí , có lần người hàng xóm ra chợ thấy nghe nói có kẻ tên là Tăng Sâm giết người bèn chạy về nhà nói với mẹ Tăng Sâm là ngoài chợ nói Tăng Sâm con bà giết người, người mẹ nghĩ Tăng Sâm là người hiền không thể phạm tội tày trời đó được nên không tin, lúc sau có người lại nói Tăng Sâm giết người bà vẫn không tin, đến người thứ 3 hớt hải từ chợ chạy về nói Tăng Sâm giết người, đến lúc này mẹ Tăng Sâm phát hoảng thật sự và nghĩ con mình đã giết người thật; Tuy nhiên sự thật không phải thế, và 3 người kia đều không chứng kiến việc Tăng Sâm giết người mà chỉ nghe đồn ngoài chợ, còn kẻ giết người là có thật và cùng tên với tăng Sâm và cùng ở ấp Phí. Qua đó ta thấy rằng việc sai nói mãi thành đúng vì đa phần mọi người không trực tiếp chứng kiến mà chỉ nghe qua đồn thổi, qua câu chuyện ngoài đường, ngoài chợ. Và với trình độ của đại biểu Thắng thì tôi cho rằng Đại biểu đang cảnh báo tất cả mọi người chúng ta đừng làm việc xấu để kẻ thù, kẻ phá hoại không có chỗ chọc ngoáy và khi niềm tin của Nhân dân tăng thêm thì ta lo gì bọn xấu và bọn xấu chỉ còn nước bị tóm khi thò mặt ra thôi (đây là kế tát nước bắt cá đó).
Trả lờiXóaLà một Đại biểu Quốc hội thì khi phát ngôn phải hết sức thận trọng, không thể tùy tiện được
Trả lờiXóa