Báo Nhật viết về Việt Nam: Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam chậm đưa vào vận hành chính thức khiến cho cửa hàng xung quanh lo lắng
Thời điểm hoàn thành tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Việt Nam chạy ở trung tâm thủ đô Hà Nội đang trễ rất nhiều. Phần lớn các thiết bị đã được lắp đặt xong, tuy nhiên liên tục có trục trặc với phía nhà thầu Trung Quốc. Kế hoạch vận hành tuyến đã trễ 3 năm, khiến cho chính phủ và các cửa hàng xung quanh lo lắng.
Ga Cát Linh là ga lớn nhất trong tổng số 12 ga dự định đưa vào vận hành. Vào ban đêm khi ghé thăm ga này, thấy phía dưới đường tàu có đông xe máy đang đậu, có cả người mang chiếu ra trải nằm bên cạnh. Nhà ga này đã hoàn thành cách đây 1 năm, tuy nhiên thấy mặt đất đã dơ và đường dẫn lên ga phủ bụi.
Tuyến đường sắt đô thị này dài 13 km, kết nối Cát Linh nằm giữa trung tâm Hà Nội và Hà Đông. Dự án sử dụng vốn ODA của chính phủ Trung Quốc, tổng số tiền đầu tư khoảng 900 triệu USD. Nhà thầu EPC(phụ trách thiết kế, mua trang thiết bị và thi công) là tập đoàn số 6 của công ty đường sắt Trung Quốc, với dự định hoàn thành vào năm 2017.
Thủ tướng Phúc vào đầu tháng 6 đã chỉ đạo các bộ ngành liên quan cần gấp rút thương lượng với phía doanh nghiệp Trung Quốc, ông đã nói rằng "Cần phải đưa vào vận hành ngay trong năm 2020". Tuyến tàu này đã xong gần hết. Gần đây vào tháng 4/2019 đã chạy thử nhưng vẫn chưa bắt đầu vận hành chính thức.
Lý do của việc trễ hẹn này là do có sự không ăn khớp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Truyền thông Việt Nam cho rằng do tập đoàn số 6 của công ty đường sắt Trung Quốc từ chối cung cấp giấy tờ liên quan tới an toàn, đây là những giấy tờ cần thiết để cho phép vận hành. Mặt khác phía Trung Quốc phản biện rằng yêu cầu này khác với hợp đồng đã ký ban đầu nên không cần thiết phải cung cấp. Có vẻ là vào đầu tháng 7 giấy tờ cần thiết đã được cung cấp, tuy nhiên lại có "trục trặc về việc chi trả".
Dịch covid 19 đang lan rộng khắp thế giới cũng làm gia tăng thêm sự chậm trễ này. Phía Việt Nam hiện nay vẫn tiếp tục hạn chế nhập cảnh gắt gao đối với người nước ngoài, khiến cho nhân viên của công ty Pháp phụ trách kiểm định an toàn lần cuối không thể nhập cảnh được. Nhân viên phía công ty vận hành cũng không có việc làm, và khoảng 30% nhân viên đã nghỉ việc. Mặc dù thủ tướng Phúc kêu gọi "bắt đầu đưa vào vận hành trong năm nay", tuy nhiên trở ngại trước mắt vẫn còn lớn.
Việc vận hành trễ cũng gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp xung quanh. Công ty Aeon đã mở cửa hàng thứ năm ở Việt Nam tại địa điểm gần ga cuối vào 12/2019. Khi khai trương thì dự định ban đầu là tàu đã chạy, 1 người của công ty nói rằng "Không ngờ lại trễ tới mức này".
Ở Việt Nam có khoảng gần 20 dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên phần lớn các dự án đều đang kéo dài. Tình hình giao thông ở khu vực trung tâm của cả 2 thành phố đều trầm trọng theo từng năm, vì đây là nguyên nhân gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế nên chính phủ cũng nhấn mạnh sự nguy hiểm này.
Việt Nam hiện có tranh chấp về chủ quyền biển với Trung Quốc trên biển Đông, Việt Nam là nước có ý thức "chống Trung" mạnh nhất trong các quốc gia Đông Nam Á. Người dân trong nước dành sự quan tâm lớn cho dự án đường sắt đô thị đầu tiên của cả nước này, cho nên quan trọng là phải làm cách nào để có thể tìm ra tiếng nói chung giữa Việt Nam và Trung Quốc, hiện 2 phía đang có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau.
chó chê mèo lắm lông, quạ chê công lắm cứt.
Trả lờiXóa