Chia sẻ

Tre Làng

Dịch Covid-19 đang tăng tốc

Cuteo@

Bóng đá Việt Nam đã trở lại sân cỏ hôm 23/5/2020 bằng trận đấu giữa CLB HAGL và CLB Dệt Nam Hà Nam Định, đó cũng là tín hiệu vui mừng đánh dấu một xã hội an toàn về Covid-19 đồng thời ghi nhận những nỗ lực của chính phủ, trình độ tổ chức công tác ứng phó với các thảm họa từ dịch bệnh, khẳng định trình độ năng lực của ngành y tế Việt Nam và sự sẻ chia, đoàn kết kết của cả cộng đồng. 

Đã 2 tháng qua, các sân cỏ Việt Nam, các siêu thị, các con phố đi bộ vẫn nhộn nhịp như chưa hề có Covid-19 - đó là sự khác biệt với thế giới vào lúc này. Ngay tại nước láng giềng Trung Quốc, tại Mỹ hay châu Âu, các sân cỏ vẫn chỉ có các hình nộm thay thế cho khán giả bởi nỗi sợ hãi về đại dịch Covid-19. Thực tế là ngoài số ít nước thành công trong ngăn chặn xử lý Covid-19 thì ngay cả các nước văn minh cũng chưa thể làm được điều này. 

Ngay sáng nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lần đầu tiên lên tiếng nhận trách nhiệm tác động của Covid-19 trên phạm vi toàn nước Mỹ trong bối cảnh Covid-19 đang "tăng tốc" trên phạm vi toàn thế giới.

Vào sáng nay, báo chí quốc tế đã đồng loạt đưa tin "Đại dịch Covid-19 càng lúc càng có dấu hiệu lan mạnh trở lại trên thế giới, đặc biệt tại các ổ dịch lớn hiện nay, đẩy số tử vong vượt ngưỡng 600.000 người". 

Vào hôm 18/7/2020, Tổ chức Y tế Thế giới WHO/OMS báo động về số ca nhiễm toàn cầu trong ngày tiếp tục tăng kỷ lục.

Cùng lúc hãng tin Pháp AFP cho hay, tính đến 01 giờ GMT sáng ngày 19/07, dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra đã giết chết hơn 600.000 người trên thế giới kể từ khi bùng lên tại Trung Quốc vào cuối năm 2019.

Trong một bản thông cáo công bố tại Genève, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới đã tăng thêm gần 260.000 trong ngày 18/7 - chính xác là 259.848 ca. Con số này đã thiết lập nên một kỷ lục mới đáng sợ sau con số vốn đã cực cao là 237.743 ca Covid-19 mới ghi nhận một hôm trước đó, những mức tăng lớn nhất trong một ngày kể từ khi đại dịch bùng lên tại Trung Quốc. Các quốc gia có số ca nhiễm mới cao nhất trong ngày 18/07 là Mỹ (71.484), Brazil (45.403), Ấn Độ (34.884) và Nam Phi (13.373).

Số người chết vì virus corona trên toàn cầu cũng tăng thêm 7.360 người, mức tăng hàng ngày cao nhất kể từ ngày 10/05. Theo AFP, đà tăng đáng sợ này đã đẩy số ca tử vong vì Covid-19 trên toàn thế giới vượt mức 600.000 người, cụ thể là 600.523 trường hợp tử vong, bao gồm hơn 200.000 ca ở châu Âu, khu vực bị tác hại nặng nề nhất cho đến nay, và 160.000 ca ở châu Mỹ Latinh, nơi dịch bệnh đang lây lan dữ dội.

Hoa Kỳ đứng thứ ba trong danh sách đáng buồn nói trên với hơn 140.000 người chết. Tình hình Mỹ đang rất đáng lo ngại vì số ca nhiễm mới tiếp tục ở mức cao ngất ngưỡng từ nhiều ngày nay. Đại Học Johns Hopkins ghi nhận thêm 60.207 ca nhiễm trong ngày, sau ba ngày liên tiếp có đến hơn 70.000 ca nhiễm mới trong 24 tiếng đồng hồ.

Trong một diễn biến khác, cũng vào hôm 18/7/2020, Tổng thống Iran đã bất ngờ công bố đất nước này đã có 25 triệu người nhiễm Covid-19. Hãng AFP của Pháp nói rằng, "tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 18/07 tuyên bố rằng có thể đã có đến 25 triệu người dân nước này bị nhiễm virus corona chủng mới, và con số này có thể lên đến 35 triệu người".

Nguyên thủ Nhà Nước Iran cho là, trong những ngày sắp tới đây, số người nhập viện vì dịch bệnh có thể tăng lên gấp đôi so với 5 tháng vừa qua. Theo AFP, các tuyên bố trên đây của tổng thống Iran là dấu hiệu cho thấy nước Cộng Hòa Hồi Giáo này có thể là đang áp dụng biện pháp miễn dịch cộng đồng để chống Covid-19.

Trong khi đó, tại châu Âu, gần 4 triệu dân cư thành phố Barcelona, thành phố lớn thứ hai tại Tây Ban Nha được kêu gọi hạn chế ra phố do số ca nhiễm mới đã tăng lên gấp ba lần trong vỏn vẹn một tuần lễ. Chính quyền địa phương từ ngày 18/7 đã ra lệnh đóng cửa tất cả các rạp xi-nê, nhà hát hay hộp đêm, cấm mọi cuộc tụ tập trên 10 người. Với trên 28.000 người chết từ đầu mùa dịch, Tây Ban Nha là một trong những quốc gia bị nặng nhất trên thế giới.

Biên giới Pháp - Tây Ban Nha vừa được mở cửa lại hôm 21/06/2020, nhưng thủ tướng Pháp, Jean Castex không loại trừ khả năng lại đóng cửa biên giới với Tây Ban Nha trong trường hợp tình hình xấu đi thêm. Cùng lúc, kể từ thứ Hai 20/07/2020, tại Pháp, quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang sẽ được áp dụng cho tất cả mọi người khi lui tới các nơi công cộng khép kín. Tình hình tại vùng lãnh thổ hải ngoại Guyane, ở Nam Mỹ, có dấu hiệu được cải thiện: số ca lây nhiễm mới, số người phải nhập viện và các trường hợp tử vong bắt đầu thuyên giảm.

Với những thông tin trên, người ta có quyền hình dung ra một bức tranh màu xám về tình hình phòng chống covid-19 trên phạm vi toàn thế giới. 

Thật đáng lo khi mà thế giới hiện tại chỉ là một ngôi làng toàn cầu và giao thương quốc tế đang là cách để các quốc gia hội nhập cùng phát triển thì đó cũng là cách để Covid-19 có cơ hội lây lan. Điều này nhắc nhở chính phủ và người dân Việt Nam không được chủ quan, xem thường các biện pháp phòng chống Covid-19, đặc biệt là các biện pháp phòng ngừa từ xa, từ bên kia biên giới.

5 nhận xét:

  1. Giặc Covid-19 tàn phá cả thế giới, thế nhưng nó bị chặn lại và bị đánh bại bởi người Việt Nam. Mà đã là người Việt Nam thì thế giới thừa biết là bất kỳ loại giặc nào cũng đều bị đánh bại! Thế là các loại "cột điện" khác nhau, đủ màu vàng, đen, trắng.. lũ lượt kéo sang Việt Nam, nơi không ai bị bỏ lại phía sau dù đó là "cái cột điện" đã mục và tưởng như không thể cứu vãn, kiểu như "cái cột điện" made in England có số đeo 91 vừa qua.

    Trả lờiXóa
  2. Nhìn các nước trên thế giới bất lực trước Covid 19 để thấy tự hào vì ta là dân Việt Nam! Đừng mơ hồ, ảo tưởng về chân trời mơ ước, thiên đường nào cả. Với đa số người Việt Nam thì chẳng nơi nào bằng tổ quốc của mình. Vn quyết tâm chiến thắng đại dịch covid 19 và không chủ quan trước mọi tình huống dù chúng ta đang trong thế chủ động.

    Trả lờiXóa
  3. Thực tế là những biện pháp chống dịch tại Việt Nam đều là những biện pháp tương đối đơn giản, với tính cộng đồng cao cùng các cơ quan công quyền có trách nhiệm, chúng ta đã vượt qua đại dịch. Thực tế, các tờ báo lớn đều đã vạch ra các cách thức mà Việt Nam chống dịch, nhưng thực tế mỗi quốc gia có áp dụng được hay không lại là một chuyện xa xôi khác.Nhân dân tôi hết xem bóng đá hàng nghìn người đến tụ tập tắm biển, ăn nhậu... Vậy mà vẫn có những đứa ngứa miệng chửi chính quyền!

    Trả lờiXóa
  4. Thật mừng, khi cuộc sống ở Việt Nam bây giờ lại là một niềm ao ước của một số bạn bè quốc tế ở những quốc gia khác.Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận với nhau rằng, trong con mắt của đông đảo bạn bè quốc tế, Việt Nam vẫn còn là một quốc gia đang phát triển, còn nghèo đói. Và tại sao một nước nhỏ như vậy lại chiến thắng dịch mà cả thế giới vẫn đang chao đảo vì covid, vậy thì có lẽ phải xem lại sự lãnh đạo của Đảng và chế độ nào ưu việt hơn rồi.

    Trả lờiXóa
  5. Dịch covid vẫn đang hoành hành khắp thế giới, do đó Việt nam cũng không nên chủ quan dù chúng ta đã đẩy lùi được dịch được mấy tháng nay, chúng ta cần có biện pháp sẵn sàng đối phó với dịch bệnh bất cứ lúc nào khi có bất ổn

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog