Theo AP ngày 14-7 đưa tin, vụ cháy trên tàu sân bay USS Bonhomme Richard đã kéo dài gần hai ngày nhưng hiện vẫn chưa thể dập tắt, đó là chưa kể "nguy cơ" từ hơn 3.000 tấn dầu trong tàu này có thể bắt lửa, khiến đám cháy bùng phát lần hai.
Người đại diện phát ngôn của Hải quân Mỹ cho biết: "Ngọn lửa đang lan tới kho chứa nguyên liệu, đây chắc chắn là điều khiến chúng tôi lo ngại. Tất cả những gì cần làm hiện đang được thực hiện nhằm ngăn ngọn lửa tiến thêm".
Đám cháy trên tàu sân bay Mỹ hai ngày vẫn chưa thể dập tắt, có nguy cơ bùng phát lần 2 - Ảnh: U.S. Naval Surface Forces
Ngoài vụ hỏa hoạn việc xử lý dầu tràn cũng đang được tiến hành, một vùng đệm an toàn rộng 1,5 km đã được thiết lập và thông báo cho người dân sống gần khu vực nhằm bảo đảm an toàn. Thông báo từ phía Hải quân Mỹ cho biết có gần 60 người đã bị thương do vụ cháy.
Hơn 400 lính cứu hỏa, nhiều tàu chữa cháy và hai trực thăng hải quân được triển khai để đối phó với ngọn lửa. Theo các chuyên gia, cho dù đám cháy được khống chế thì có thể mất tới hàng trăm triệu USD để sửa chữa tàu sân bay này, thậm chí khả năng nó sẽ bị loại biên vì hư hỏng quá nặng.
Siêu tàu đổ bộ tấn công Mỹ cháy dữ dội - Rất nguy cấp, mũi đã chúi xuống nước và lệch sang phải
Hiện trường vụ cháy nổ tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard.
Chiếc siêu tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard lớp Wasp trị giá hơn 1,5 tỷ USD của Hải quân Mỹ đã cháy nổ dữ dội. Nhiều tàu chiến hiện đại phải sơ tán khẩn cấp.
22h32: Công tác chữa cháy vẫn đang diễn ra khẩn trương. Hiện vẫn còn 5 thủy thủ đang được theo dõi tại bệnh viện, tất cả đều đang trong tình trạng ổn định.
22h09: Tthuyền trưởng dự bị cấp 1, chuyên gia quân sự Nga Vasily Dandykin đã nhận xét về những gì đã xảy ra đối với tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard của Hải quân Mỹ như sau:
"Hỏa hoạn là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra trên một con tàu. Thủy thủ của cả dân sự và hải quân đều biết điều này. ... Vì vậy, trước hết, việc tuân thủ cẩn thận các quy tắc an toàn cháy nổ là cần thiết.
Chỉ sơ suất, thiếu tuân thủ một chút - và điều này có thể xảy ra. Tôi nghĩ rằng ở đây có hai phiên bản: một là trục trặc kỹ thuật hoặc thái độ cẩu thả của nhân viên, điều này thường xảy ra.
Đây là tàu đổ bộ tấn công, nghĩa là có khoang dành cho thiết bị, cho thuyền, nhà chứa máy bay trực thăng. Rõ ràng, đám cháy bắt đầu xảy ra với điều này. Và đây là một điều khủng khiếp".
22h04: Nguyên nhân sự cố chưa được xác định, nhưng chúng ta biết rằng hỏa hoạn ở các xưởng đóng tàu là vấn đề nghiêm trọng với Hải quân Mỹ. Hàng loạt vụ cháy đã xảy ra trên các chiến hạm được bảo dưỡng gần đây, dù chúng hoàn toàn có thể được dự báo và ngăn chặn.
Thay vì tìm cách khắc phục, thì thật đáng buồn, Hải quân Mỹ lại phớt lờ tình hình và chuyển sang chê bai những sự cố tương tự ở Nga và Trung Quốc.
21h36: Cây bút gạo cội Craig Hooper của Forrbes nhận xét:
"Vụ cháy bùng phát trên tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard, một trong 10 tàu đổ bộ tấn công hạng nặng của Mỹ, có thể bắt nguồn từ sự lơ là quy định an toàn. Những chiến hạm này được coi là thành phần quan trọng nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, việc mất đi một chiếc cũng gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hạm đội".
20h33: Lửa đã cháy lan lên thượng tầng và những khu vực quan trọng nhất của tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard
Lửa đã cháy lan lên thượng tầng và những khu vực quan trọng nhất của tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard
20h28: Tất cả mọi biện pháp và lực lượng có thể trưng dụng, kể cả trực thăng đều đã được ném vào cuộc chiến chống giặc lửa.
Trực thăng quân sự Mỹ ném "bom nước" lên tàu đổ bộ hy vọng dập tắt được đám cháy khổng lồ.
20h20: Thiệt hại của USS Bonhomme Richard chưa được xác định, nhưng ngọn lửa đã gây suy yếu nhiều cấu trúc thép và làm nóng chảy lốp của những phương tiện đang đậu trên sàn đáp máy bay.
Một số chuyên gia cho rằng sau khi ngọn lửa được khống chế, con tàu sẽ phải đắp chiếu nhiều năm và tiêu tốn hàng trăm triệu USD để sửa chữa, thậm chí là bị loại biên vì hư hỏng quá nặng.
20h01: Bất chấp vụ cháy tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard đã xảy ra được gần 18 tiếng và lửa đã lan ra khắp nơi, lên cả thượng tầng, các lính cứu hỏa liên bang và hải quân Mỹ vẫn đang chiến đấu miệt mài với giặc lửa.
Lửa đã lan ra toàn tàu.
19h34: The Drive cho biết hiện nay tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard đã hoàn toàn biến thành một ngọn lửa khổng lồ, rực cháy trong đêm.
18h22: Hỏa hoạn trên tàu USS Bonhomme Richard có thể bắt nguồn từ việc thực hiện quy tắc an toàn lỏng lẻo tại nơi bảo dưỡng, theo các chuyên gia Mỹ.
Đám cháy kéo dài suốt nhiều giờ và đã lan đến phần thượng tầng chiến hạm, trong khi một số nhân chứng cho biết tàu đã chúi mũi xuống nước và nghiêng sang phải.
17h33: Nhiều trực thăng chữa cháy đã được huy động tham gia vào việc cứu tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard. Dường như tình hình đã rất nguy cấp.
Lửa ngày càng bùng mạnh lên trên khắp con tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard.
17h20: Chuẩn đô đốc Sobeck cố gắng trấn an rằng: “Vụ hỏa hoạn có thể làm gián đoạn kế hoạch này. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ đảm bảo tàu USS Bonhomme Richard tiếp tục ra khơi”.
Nhưng dường như một số chuyên gia lại không tỏ vẻ lạc quan như vậy, họ cảnh báo nguy cơ siêu tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard bị thiệt hại nghiêm trọng, có thể trở thành đống sắn vụn.
17h12: Vụ cháy tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard ngay tại cảng có thể đe dọa kế hoạch nâng cấp 10 tàu tấn công đổ bộ thành hạm đội “tàu sân bay tia chớp”, có tung phóng được nhiều tiêm kích tàng hình F-35B.
Trước khi xảy ra vụ cháy, theo chương trình nâng cấp với chi phí ước tính 250 triệu USD, trong đó có hạng mục đặc biệt là nâng cấp lớp phủ sàn chịu nhiệt mới, cho phép USS Bonhomme Richard mang theo ít nhất 20 chiếc F-35B.
Thông thường, một tàu tấn công đổ bộ Mỹ (trị giá khoảng 3 tỉ USD) chỉ có thể chở được các máy bay trực thăng và tối đa khoảng 6 máy bay phản lực cất cánh thẳng đứng.
16h16: Công tác chữa cháy vẫn được triển khai với cường độ cao nhất.
15h27: Lửa mỗi lúc một lớn trên tàu đổ bộ.
15h03: Góc nhìn từ cầu Coronado cho thấy khói dày đặc đã lan ra toàn bộ con tàu, công tác chữa cháy vẫn chưa thành công.
14h56: CNN cho biết khói dày cuồn cuộn bốc lên từ gần như toàn bộ con tàu, trong khi các tàu cứu hỏa sử dụng vòi rồng để cố gắng kiểm soát ngọn lửa. Đã có một số lính cứu hỏa bị bỏng và ngạt khói.
14h28: Hiện nay trời đã tối, nhưng bất chấp những nỗ lực tối đa của các nhóm chữa cháy, dường như lửa mỗi lúc bốc càng lớn.
14h31: Những hình ảnh mới nhất về lực lượng cứu hỏa đang cố gắng dập cháy trên tàu đổ bộ tấn công.
14h15: Các hoạt động chữa cháy vẫn đang tiếp tục trên boong tàu USS Bonhomme Richard (LHD-6).
Trực thăng chữa cháy cũng đã được tung vào tham chiến với sự tham gia của 2 chiếc thuộc Phi đội trực thăng chiến đấu trên biển số 3.
14h07: Chuẩn đô đốc Philip Sobeck, chỉ huy Nhóm tác chiến viễn chinh số 3 Hải quân Mỹ cho rằng con tàu có thể được cứu: "Chúng tôi đang làm hết cách để nó có thể hoạt động trở lại... Dù gì thì nó cũng đang ở trong giai đoạn sửa chữa".
Giám đốc Sở Cứu hỏa San Diego Colin Stowell cho biết: "Đã có một vụ nổ trong khi các thủy thủ sơ tán khỏi tàu".
13h42: Lực lượng cứu hỏa vẫn đang cố gắng để có thể khống chế ngọn lửa bên trong tàu, vừa liên tục xả nước để làm mát vỏ tàu.
Các phương tiện và nhân lực được huy động tối đa.
Lực lượng chữa cháy bên trong tàu tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard.
13h37: Một quan chức quốc phòng vừa thông tin với hãng ABC News rằng đã có 19 lính cứu hỏa liên bạng bị thương khi tham gia chữa cháy.
13h32: Lawrence Brennan, Đại tá hải quân Mỹ về hưu nhận định:
"Hải quân Mỹ có thể mất khí tài cực kỳ quan trọng, vốn đang được nâng cấp để vận hành siêu tiêm kích F-35B, nếu không thể kiểm soát ngọn lửa. Chi phí sửa chữa có thể lên tới hàng trăm triệu USD nếu con tàu không bị phá hủy hoàn toàn, trong khi đóng tàu thay thế sẽ mất nhiều năm và tiêu tốn khoảng một tỷ USD".
12h51: Chuẩn đô đốc Philip Sobeck, chỉ huy Nhóm tác chiến viễn chinh số 3 Hải quân Mỹ nói với các phóng viên: "Chúng tôi tin rằng ngọn lửa bùng phát từ khoang chở hàng nằm sâu trong thân tàu, nơi cất trữ trang bị khí tài của thủy quân lục chiến và mọi thứ trên tàu..."
12h36: Vụ cháy tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp.
11h37: Hãng tin CNN cho biết Hải quân Mỹ đã di dời khẩn cấp 2 tàu khu trục hiện đại ra xa hiện trường và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã được báo cáo nhanh về tình hình.
Thông tin mới nhất cho thấy, sau khi vụ cháy xảy ra được 30 phút thì Sở Cứu hỏa thành phố San Diego được thông báo tình trạng báo động cấp độ 1 (lúc 9h00, giờ địa phương), sau đó được nâng lên cấp độ 2 vào lúc 9h09 và lên hẳn cấp độ 3 vào lúc 9h51 sáng.
11h29: Các quan chức có trách nhiệm nói với hãng tin ABC News rằng sẽ rất khó để có thể nhanh chóng dập tắt ngọn lửa, thậm chí có thể mất tới vài ngày, bất chấp việc đã huy động toàn lực bao gồm tất cả các đội cứu hỏa của địa phương, của căn cứ hải quân và các tàu chữa cháy của cảng và những khu vực lân cận.
11h08: Hãng tin Mỹ ABC News dẫn tuyên bố của Chuẩn đô đốc Philip Sobeck trong cuộc họp báo khẩn vừa tổ chức cách đây không lâu cho biết lửa dường như đã bùng phát ở khoang hàng dưới hầm tàu. Chưa rõ tại sao lại gây nổ tuy nhiên nguy cơ về các vụ nổ tiếp theo là nhỏ, ông nói.
Các nhà chức trách đã khoanh vùng chu vi 1,800-foot (khoảng 549m) quanh con tàu và đang cố gắng kiểm soát nhiệt độ cũng như thông khí trên tàu.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cũng đã đóng kênh San Diego ở phía Nam cầu Coronado đối với tất cả các tàu thuyền.
10h33: Giám đốc Sở cứu hỏa Liên bang tại San Diego, ông Rob Bondurant cho biết đang tìm cách khoanh vùng đám cháy đồng thời một khu vực an toàn đã được thiết lập quanh con tàu.
Trên tàu hiện đang có khoảng 1 triệu gallon nhiên liệu (tương đương với 3.785.412 lít), nhưng rất may là khu vực chứa nằm rất sâu ở dưới, cách xa các nguồn nhiệt.
10h20: Theo các hình ảnh được công bố có thể thấy nhiều tàu cứu hỏa đang được triển khai để dập lửa, tập trung vào khu vực trung tâm ở giữa tàu. Một tiếng nổ lớn đã được nghe thấy trước khi con siêu tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard bùng cháy lớn.
09h53: Giám đốc Sở Cứu hỏa San Diego Colin Stowell nói rằng con tàu có thể bốc cháy trong nhiều ngày và có nguy cơ lan tới ngang mớn nước của tàu.
09h44: Theo Reuters kể từ khi bắt đầu cháy nổ trong nhiều giờ qua, bất chấp các nỗ lực của lực lượng cứu hỏa, con tàu dài 257m này vẫn đang bị nhấn chìm trong khói lửa, có thể nhìn thấy cách đó vài km. Gần 10 tàu chữa cháy đã được huy động để dập lửa.
Chuẩn đô đốc Charles Brown, phát ngôn viên của Hải quân Mỹ cho biết các thủy thủ bị thương chủ yếu do hít phải khói và bị bỏng nhẹ.
Sở cứu hỏa San Diego cho biết tất cả nhân viên cứu hỏa đã được lệnh thoát khỏi bến tàu. Các hình ảnh từ trên không cho thấy ngọn lửa dường như lớn hơn.
Người phát ngôn của Hải quân tại San Diego Mike Raney cho biết nguồn gốc và nguyên nhân chính xác của vụ cháy vẫn chưa được xác định, nhưng không có bằng chứng về hành vi phá hoại. Đạn trên tàu chiến thường được tháo gỡ trước khi các tàu vào cảng để bảo trì và sửa chữa.
08h38: Giám đốc Sở Cứu hỏa San Diego Colin Stowell nói rằng con tàu có thể bốc cháy trong nhiều ngày và có nguy cơ lan tới ngang mớn nước của tàu. Có một vụ nổ xảy ra trong lúc các thủy thủ rời khỏi tàu.
Hải quân Mỹ đã di dời hai tàu gần đó tới nơi an toàn, đồng thời thông báo tình hình cho Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper.
Hiện chưa rõ nguyên nhân tàu USS Bonhomme Richard bốc cháy. Thông tin ban đầu cho thấy ngọn lửa bùng lên từ khu vực cửa mở phục vụ tàu đổ bộ nhỏ đi vào và ra trong bụng tàu.
08h35: Trước khi được đưa đến San Diego để bảo dưỡng, sửa chữa vào năm 2018, tàu USS Bonhomme Richard hoạt động ở Nhật Bản 6 năm trong thành phần lực lượng hải quân Mỹ triển khai tại đây.
Theo các quan chức, có khả năng rất khó dập tắt đám cháy. Các lực lượng cứu hỏa địa phương, của căn cứ và trên tàu đều tham gia dập lửa. Hiện có 2 đội chữa cháy trên tàu, lãnh đạo đơn vị cứu hỏa liên bang tại San Diego Rob Bondurant cho biết.
08h23: Được biết, đơn giá của mỗi chiếc tàu đổ bộ tấn công lớp Waps là khoảng hơn 1,5 tỷ USD.
Trước vụ cháy nổ của tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard, một con tàu khác cùng lớp Waps là USS Boxer khi đang làm nhiệm vụ ở vịnh Ba Tư đã bị một máy bay không người lái Iran áp sát khiêu khích.
Trước đó, vào ngày 15.04, Hải quân Mỹ thông báo ít nhất 11 tàu tấn công nhanh của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bao vây, uy hiếp nhóm tàu hải quân và tàu tuần tra Mỹ ở phía bắc Vịnh Ba Tư.
Theo Hải quân Mỹ, vụ việc xảy ra khi 6 tàu hải quân Mỹ gồm tàu đổ bộ USS Lewis B. Puller, tàu khu trục USS Paul Hamilton, các tàu tuần tra USS Firebolt và USS Sirocco, tàu USCGC Wrangell và USCGC Maui thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đang huấn luyện cùng các máy bay trực thăng tấn công AH-64E Apache thuộc Lục quân Mỹ tại vùng biển quốc tế ở phía bắc Vịnh Ba Tư.
08h12: Mike Raney, mọt người phát ngôn của Bộ Tư lệnh các lực lượng tàu mặt nước Hải quân Mỹ cho biết:
"Toàn bộ lực lượng chữa cháy, bao gồm cả các tàu trong cảng đã được liên lạc và hướng dẫn nhằm hỗ trợ không chế ngọn lửa... Nguyên nhân của vụ cháy hiện chưa rõ và công tác điều tra chắc chắn sẽ được tiến hành".
07h50: Hiện vụ cháy vẫn chưa được không chế, bất chấp nỗ lực cao nhất của Sở Cứu hỏa thành phố San Diego.
07h29: Thông báo trên trang Twitter chính thức của mình, Bộ Tư lệnh các lực lượng mặt nước của Hải quân Mỹ cho biết tại thời điểm xảy ra cháy nổ đang có 160 thủy thủ trên tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard.
Trước khi bùng cháy, tàu Bonhomme Richard vốn có kíp thủy thủ lên tới gần 1.000 người đang được tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa.
Trong số 21 người được đưa thẳng tới bệnh viện cấp cứu có 17 thủy thủ Hải quân Mỹ và 4 nhân viên dân sự.
07h24: Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ cho biết, do đang neo đậu tại cầu cảng nơi tập trung rất nhiều tàu chiến khác nên nguy cơ cháy lan rất cao. Các tàu neo đậu gần đó đã phải di dời khẩn cấp.
Cụ thể, vào lúc 1h00 chiều (giờ địa phương), tàu khu trục USS Fitzgerald (DDG 62) đã rời bến tránh xa tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard đang bốc cháy dữ dội. Sau đó khoảng 30 phút, tàu khu trục USS Russell (DDG 59) cũng được sơ tán.
07h16: Cập nhật mới nhất cho biết đã có ít nhất 21 người bị thương trong vụ cháy nổ hết sức nghiêm trọng này.
06h15: Tàu đổ bộ chở trực thăng LHD (Landing Helicopter Dock) lớp Wasp có thiết kế để vận chuyển toàn bộ sức mạnh của một đơn vị Lính thủy đánh bộ viễn chinh Hoa Kỳ tới vùng chiến sự thông qua trung gian là các xuồng đổ bộ thông thường hoặc máy bay trực thăng. Chiếc đầu tiên của lớp, LHD-1 Wasp chính thức đi vào hoạt động từ 29/7/1989.
Đã có tất cả 8 chiếc LHD lớp Wasp được đóng, đánh số từ LHD-1 đến LHD-8 và đến nay tất cả đều vẫn còn đang hoạt động, trong đó USS Bonhomme Richard (LHD-6) vừa bị cháy nổ dữ dội là chiếc thứ 6.
Với kích thước khổng lổ, lượng giãn nước đầy tải 41.150 tấn; chiều dài 253,2 m; chiều rộng 31,8 m; mớn nước 8,1 m.m nỗi chiếc tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp đủ sức chuyên chở toàn bộ sức mạnh của đơn vị Lính thủy đánh bộ viễn chinh gồm 1,894 lính, 5 xe tăng M1 Abrams, 25 xe thiết giáp lưỡng cư AAV, 8 pháo M-198, 68 xe tải và tới 12 xe hỗ trợ khác.
Trong các nhiệm vụ thông thường một tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp mang theo 6 phản lực cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier, 4 trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra, 12 trực thăng vận tải CH-46 Sea Knigh
06h06: Hàng chục xe chữa cháy cùng nhiều lính cứu hỏa được điều khẩn cấp tới hiện trường
06h01: Toàn bộ thủy thủ của tàu đã được sơ tán, trong đó có khoảng 18 người được đưa khẩn cấp tới bệnh viện.
05h52: Theo các báo cáo ban đầu, lửa bùng cháy vào lúc 8h30 sáng 12/07 theo giờ địa phương (tức gần sáng nay theo giờ Việt Nam) khi đang neo đậu tại cảng. Sau đó một tiếng nổ cực lớn được ghi nhận. Dường như điều đó khiển ngọn lửa bùng cháy dữ dội và lan rộng hơn.
05h30: Ngọn lửa bùng lên trên tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard thuộc lớp tàu đổ bộ tấn công Wasp tại căn cứ Hải quân Mỹ ở thành phố San Diego. Sau đó một tiếng nổ lớn được ghi nhận.
Tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard của Hải quân Mỹ cháy nổ dữ dội.
Theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét