Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Nghệ An vừa khởi tố, bắt tạm giam cán bộ liên quan đến sai phạm tại đề án trăm tỷ hỗ trợ phát triển dân tộc Ơ Đu.
Tối 21/7 Thượng tá Phạm Anh Tuấn, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Công an Nghệ An (PC46) cho biết, liên quan đến sai phạm tại Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội người Ơ Đu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, PC46 đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Kim Văn Bốn (SN 1982), Cán bộ Phòng chính sách Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An để điều tra về hành vi tham ô tài sản.
Theo điều tra của cơ quan công an, trong quá trình thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An tại bản Văng Môn, xã Nga My (huyện Tương Dương), ông Kim Văn Bốn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, thực hiện hành vi lập khống hồ sơ để rút tiền từ đề án. Cơ quan điều tra đã xác định được số tiền mà ông Bốn chiếm đoạt được lên đến hàng trăm triệu đồng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của nhà nước.
Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2025 được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2016 với tổng kinh phí 120 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương là 90% và 10% ngân sách đối ứng địa phương).
Theo đó, đề án được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (2016-2020) kinh phí 61,6 tỷ đồng; Giai đoạn 2 (2021-2025) kinh phí 58,4 tỷ đồng.
Đề án được thực hiện tại 2 bản Văng Môn (xã Nga My) và bản Đửa (xã Lượng Minh), thuộc huyện Tương Dương do Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An thực hiện.
Một chuồng bò trong gói 67 chuồng trị giá 12,6 tỷ đồng
Mục tiêu của đề án là xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người Ơ Đu bền vững, tăng cường chăm sóc sức khỏe, cải thiện giống nòi và bảo tồn các nét văn hóa truyền thống; bảo tồn và phát huy tiếng nói, nhà ở, phong tục tập quán của người Ơ Đu.
Mặc dù tại bản Đửa (xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) không có người dân tộc thiểu số Ơ Đu sinh sống, nhưng cơ quan chức năng ở Nghệ An vẫn lập danh sách đưa 45 hộ với 231 nhân khẩu vào đề án trên.
Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An đưa bản Đửa ra khỏi đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2025.
Do vậy, ngày 30/9/2019, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định đưa bản Đửa ra khỏi danh sách thôn bản được hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội mà đề án trước đó đã đưa ra.
Ngoài ra, số liệu về dân số Ơ Đu trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng có sự bất thường. Theo báo cáo ngày 25/6/2020 của Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An thì tính đến thời điểm 31/12/2015, toàn tỉnh Nghệ An có 856 người dân tộc Ơ Đu.
Tuy nhiên, theo dữ liệu lưu tại Cục Thống kê Nghệ An thì theo tổng điều tra dân số năm 2009, toàn tỉnh Nghệ An chỉ có 340 người Ơ Đu. Năm 2015, Nghệ An có 314 người Ơ Đu; còn năm 2019 toàn tỉnh cũng chỉ có 411 người Ơ Đu sinh sống.
Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã vào cuộc điều tra, làm rõ.
Thằng cán gian tham nhũng này chăc cũng đã nhiều lần phạm tội kiểu này.
Trả lờiXóaTham nhũng thật sự là 1 trong các nguy cơ lớn nhất đưa tới sự sụp đổ của chế độ XHCN, làm mất niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng. Mong rằng, Đảng, Nhà nước đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng, để loại bỏ những con sâu mọt ra khỏi hệ thống chính quyền. Pháp luật VN sẽ không dung thứ cho những kẻ ăn chặn những đồng tiền của người nghèo khổ.
Trả lờiXóaĐó là 1 trong những lý do vì sao, dù chủ trương chính sách của đảng, nhà nước luôn luôn hướng đến dân giàu nước mạnh,tích cực chăm lo, giúp đỡ người nghèo mà mãi dân vẫn nghèo.Phải như thằng TÀU CẨU là phải tử hình thì mới đủ sức răn đe, như vụ ông Nguyễn Bắc Son là 1 ví dụ, chung thân là còn nhẹ.
Trả lờiXóaMột chính sách tốt, một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước, lại bị một đám quan chức bóp méo, ăn chặn mà mới chỉ đọc qua thôi, người ta đã không khỏi bức xúc.Chính sách ở trên đưa ra rất tốt, nhưng về tới địa phương thì lại vào túi các quan, luật nên xử lý mạnh tay ( chung thân hoặc tử hình để răn đe) kẻ tham ô, tham nhũng, như vậy mới trong sạch bộ máy, lấy lại niềm tin trong nhân dân.
Trả lờiXóaNhà nước cần tăng mạnh hình phạt lên mức cao nhất để cho những kẻ đang có dự định lấy tiền của dân sẽ ngưng lại mà không dám. Làm vài trường hợp làm gương là sẽ giảm ngay và dần chấm dứt được nạn này.Ăn chặn tiền của người nghèo là không thể chấp nhận được, quá thất đức và vô lương tâm!
Trả lờiXóaTham thì thâm, cán bộ thì phải liêm khiết, chứ cái loại cán bộ mà đi ăn tiền của dân thì cần phải xử lý thật mạnh tay, ngoài kia biết bao nhiêu người đang đổ mồ hôi xương máu, thế mà hắn ta dám ăn chặn tiền của dân, đúng là vô lương tâm
Trả lờiXóa