Chia sẻ

Tre Làng

5 tỷ liều vắc xin Covid-19 "có chủ", Mỹ công bố hợp đồng 1,5 tỷ USD

Các nước như Mỹ, Nhật Bản, Brazil hay châu Âu đã chi mạnh tiền để đặt mua trước hàng tỷ liều vắc xin ngừa Coid-19, trong bối cảnh đại dịch tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới.

Một nhà khoa học đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh vật Nikolai Gamaleya tại Moscow, Nga. (Ảnh: AP)

Theo hãng tin AFP, mặc dù mới chỉ có Nga phê chuẩn vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên, song các nước trên thế giới đã đặt mua trước của các hãng dược trên thế giới ít nhất 5,7 tỷ liều, trong đó Mỹ là khách hàng lớn nhất.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã triển khai “Chiến dịch Thần tốc” nhằm thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và sắp tới là phân phối vắc xin ngừa Covid-19 cho toàn bộ người dân Mỹ từ đầu năm 2021. Ông Trump hôm qua cũng thông báo về hợp đồng trị giá 1,5 tỷ USD với công ty công nghệ Moderna của Mỹ để đặt mua 100 triệu liều vắc xin Covid-19. Đây là hợp đồng mua vắc xin thứ 6 của chính phủ Mỹ kể từ đầu tháng 5.

“Tôi vui mừng thông báo chúng tôi vừa đạt thỏa thuận với Moderna để sản xuất và phân phối 100 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 của họ… Chúng ta sẽ đẩy nhanh quá trình sản xuất 100 triệu liều ngay khi loại vắc xin này được phê chuẩn, và tiếp đó là 500 triệu liều nữa, như vậy chúng ta có tổng cộng 600 triệu liều”, ông Trump cho biết tại cuộc họp báo ngày 11/8.

Đến nay, Mỹ là nước chi nhiều tiền nhất cho các hãng dược, các tổ chức nghiên cứu và phát triển vắc xin ngừa Covid-19, ước tính ít nhất 10,9 tỷ USD. Ngoài hợp đồng với Moderna, chính phủ Mỹ trước đó cũng ký hợp đồng đặt mua hàng trăm triệu liều vắc xin của Johnson & Johnson, Novavax, Pfizer, Sanofi và AstraZeneca.

Trong khi đó, hai hãng sản xuất vắc xin Oxford/AztraZeneca và Sanofi/GSK cũng đẵ ký hợp đồng hợp đang thương thảo với Ủy ban châu Âu để cung cấp khoảng 700 triệu liều vắc xin Covid-19. Anh cũng đàm phán mua khoảng 250 triệu liều từ 4 nhà sản xuất khác nhau.

Nhật Bản đặt mua 490 triệu liều từ 3 nhà cung cấp, trong đó có 250 triệu liều từ công ty Novavax của Mỹ. Tập đoàn dược Takeda của Nhật Bản đã mua thương quyền sản xuất vắc xin Novavax tại Nhật Bản.

Tương tự, Brazil cũng đặt mua 100 triệu liều của AstraZeneca và liên kết với công ty Sinovac của Trung Quốc để sản xuất khoảng 120 triệu liều vắc xin CoronaVac - vắc xin đang được thử nghiệm lâm sàng ở Brazil. Hai vắc xin của Trung Quốc đang được thử nghiệm lâm sàng nưng hiện có ít đối tác quốc tế, trong đó có Brazil và Indonesia.

Nước duy nhất đến nay công bố đăng ký vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên là Nga. Tổng thống Vladimir Putin hôm qua cho biết, Bộ Y tế nước này đã chính thức phê chuẩn vắc xin Sputnik V sau khoảng 2 tháng thử nghiệm lâm sàng. Nga cho biết, hiện 20 quốc gia đã đặt hàng mua 1 tỷ liều vắc xin Sputnik V. Ông Kirill Dmitriyev, người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp Nga, cho biết khi phối hợp với các đối tác nước ngoài, Nga có thể sản xuất đến 500 triệu liều vắcxin mỗi năm tại 5 quốc gia.

Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI), liên minh thành lập năm 2017 bởi Ấn Độ, Na Uy và quỹ của tỷ phú Bill Gates và quỹ tín thác Wellcome Trust, cũng tìm cách đảm bảo những người thu nhập thấp cũng có khả năng tiếp cận vắc xin ngừa Covid-19. Liên minh này đã đặt mua 300 triệu liều vắc xin của AstraZeneca để phối hợp với Liên minh Vắc xin (GAVI) phân phối cho hàng chục nước đang phát triển. Viện Huyết thanh Ấn Độ sẽ sản xuất hàng tỷ liều vắc xin Covid-19 cho châu Á và các nước ở các khu vực khác. Novavax và AstraZeneca cũng ký thỏa thuận với Viện Huyết thanh Ấn Độ để mỗi hãng sản xuất 1 tỷ liều cho Ấn Độ và các nước thu nhập thấp và trung bình với điều kiện các vắc xin cho thấy hiệu quả rõ rệt trong quá trình thử nghiệm lâm sàng.


Minh Phương
Theo AFP

4 nhận xét:

  1. Cuộc ganh đua về vaccine thật mạnh mẽ trên thế giới và kẻ về đích đầu tiên là nước Nga.Thật ngạc nhiên và tự hào khi Việt Nam ta mặc dù tiềm lực kinh tế so với các nước tuyên bố thử vacine là không đáng kể những cũng đang có cho mình m=những nghiên cứu riêng và hứa hẹn sẽ sớm tự chủ trong việc sản xuất vacine.

    Trả lờiXóa
  2. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, giới học giả đánh giá, vaccine phòng Covid-19 không chỉ là phương án hữu hiệu để chiến thắng dịch bệnh, mà còn có thể trở thành “tài sản chiến lược” trong cuộc đại khủng hoảng dịch bệnh hiện nay. Ý nghĩa của cuộc đua điều chế vaccine này vượt ra khỏi khuôn khổ về các giá trị y học, có thể liên quan các vấn đề an ninh, chính trị và chiến lược quốc tế.

    Trả lờiXóa
  3. Đối với nhiều quốc gia, việc đưa ra thị trường loại vaccine phòng Covid-19 hiệu quả đầu tiên sẽ là cơ hội để chứng tỏ về năng lực nghiên cứu khoa học đạt đến trình độ cao. Dù khó có thể tránh được sự cạnh tranh, song các nhà khoa học kêu gọi các nước cần tăng cường hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu và điều chế vaccine. Điều này không chỉ là minh chứng cho sự hợp tác để cùng thắng lợi, mà còn vì nền y học và sức khỏe toàn cầu.

    Trả lờiXóa
  4. Cuộc chạy đua về vaccine trên thế giới đã có người cán đích đầu tiên và bắt đầu chứng kiến sự bùng nổ về nhu cầu vaccine. Hy vọng vaccine cung cấp đủ cho toàn cầu, vì sức khỏe cộng đồng, một thế giới không còn dịch bệnh

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog