Chia sẻ

Tre Làng

Hàng chục nghìn người đổ về Washington để phản đối phân biệt chủng tộc


Lễ diễu hành hôm 28/8 thu hút hàng chục nghìn người phản đối nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát ở Mỹ.


Sự kiện được tổ chức nhằm kỷ niệm lễ diễu hành nổi tiếng ở thủ đô Washington của mục sư Martin Luther King Jr. năm 1963. Khi ấy, cộng đồng người
Mỹ gốc Phi đang vất vả đấu tranh cho nhân quyền và quyền bình đẳng. Ảnh: AP.


Trong cuộc tuần hành lịch sử ngày 27/8/1963, cố mục sư Martin Luther King Jr. đã đọc bài diễn văn nổi tiếng: “Tôi có một ước mơ”. Ông mong muốn người da màu và người da trắng có thể chung sống hòa thuận, bình đẳng trong tương lai. Ảnh: AP.


57 năm sau lễ diễu hành năm 1963, con trai của ông, Martin Luther King III, tiếp tục phát biểu đầy nhiệt huyết trên bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln. Trong ảnh là Martin Luther King III và con gái, Yolanda Renee King. Ảnh: AP.


Trong phát biểu ngày 28/8, ông Martin Luther King III, tuyên bố: “Chúng tôi vẫn đang đấu tranh cho công lý bằng cách kêu gọi giảm bạo lực cảnh sát, dỡ bỏ các lệnh bắt giữ tập thể và tuyên bố mạng sống của người da màu đáng giá”. Ảnh: AP.


Hàng chục nghìn người Mỹ đã xuống đường và tham gia diễu hành trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Ban tổ chức đã đề nghị mọi người phải thực hiện giãn cách xã hội và đeo khẩu trang trong suốt buổi lễ. Ảnh: AP.


Cuộc diễu hành hôm 28/8 được coi là sự kiện chính trị lớn nhất tại Mỹ từ khi đại dịch bùng phát. Ban tổ chức cho biết họ muốn kêu gọi chính phủ cải cách chính sách, chỉ trích nạn bạo lực chủng tộc và bảo vệ quyền bỏ phiếu. Ảnh: AP


Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích cuộc tuần hành trong khi ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, ông Joe Biden, thể hiện sự ủng hộ trong một bài đăng trên Twitter. Ảnh: AP.


Trước đó vài ngày, cảnh sát tại thành phố Kenosha, bang Wisconsin, đã liên tiếp xả súng vào một người da màu, Jacob Blake. Vụ việc khiến nạn nhân phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch và có nguy cơ bị liệt. Ảnh: AP.


Sự bất công đối với Jacob Blake tiếp tục thổi bùng làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Tại thành phố Kenosha, phong trào biểu tình nhanh chóng leo thang thành bạo lực, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng. Ảnh: AP.

9 nhận xét:

  1. Công cuộc đòi quyền sống, quyền được đối xử công bằng của những người dân da màu vẫn luôn được kéo dài trong suốt thời gian qua. Đặc biệt cái chết của người đàn ông da màu do cảnh sát Mỹ đè chân dẫn đến không thở được và chết như một giọt nước tràn ly, khiến cho những hành động biểu tình đòi công bằng diễn ra đông đảo hơn trên các đường phố Mỹ

    Trả lờiXóa
  2. Năm nay nước Mỹ phải đối đầu với nhiều vấn đề quá đỗi phức tạp, đặc biệt là tình trạng phân biệt chủng tộc nóng hơn bao giờ hết. Mặc dù tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nhưng người dân Mỹ vẫn quyết tâm đấu tranh để đòi công bằng vì nạn phân biệt chủng tộc.

    Trả lờiXóa
  3. Nếu như Mỹ không đưa ra một sự giải quyết ổn thỏa bằng một chính sách hay gì đó cho người da màu thì có lẽ làn sóng biểu tình này sẽ không bao giờ có thể lắng xuống. Đặc biệt nếu như không lắng xuống và còn kéo dài thì thực sự nó ảnh hưởng đến tình hình chính trị chung cũng như lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ

    Trả lờiXóa
  4. Tình hình dịch thì vẫn căng thẳng với số ca nhiễm và tử vong vẫn tăng; giờ thêm cả việc biểu tình một cách bừa bãi không tuân theo những quy tắc đảm bảo chống dịch nữa thì thực sự gây nguy hiểm và dễ dàng cho dịch lan tới nhiều người hơn; vậy nên có phải chính quyền Mỹ đã đến lúc nên dành cho công dân của một câu trả lời thỏa đáng thay vì chỉ biết trốn tránh nữa hay không

    Trả lờiXóa
  5. Nghe những con số về số người biểu tình thì có thể thấy được sự căng thẳng trong làn sóng biểu tình vẫn chưa có dấu hiệu sẽ dừng hay giảm ở Mỹ. Đây cũng là thể hiện sự quyết tâm của người dân trong việc yêu cầu phía chính quyền Mỹ cho một câu trả lời chính thức trong việc đòi hỏi những quyền lợi và sự công bằng cho người da màu

    Trả lờiXóa
  6. Nạn phân biệt chủng tộc đã tồn tại âm ỉ trong xã hội Mỹ trong nhiều thế kỷ qua và bây giờ vẫn chưa thể giải quyết triệt để. Những cuộc biểu tình như thế này đã không còn quá xa lạ, thể hiện nguyện vọng của người dân và yêu cầu cả sự vào cuộc của chính quyền

    Trả lờiXóa
  7. việc phân biệt chủng tộc ở Mỹ luôn là vấn đề nóng và đặc biệt nổi lên gần đây khiến cho tình hình chính trị - xã hội Mỹ có nhiều biến động. Người dân da màu vẫn luôn đấu tranh cho quyền tự do, dân chủ của họ ở một đất nước suốt ngày đi rêu rao, đấu tranh cho dân chủ ở bên ngoài. Thật nưc cười!

    Trả lờiXóa
  8. Nạn phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại cùng với sự phát triển của nước Mỹ có lẽ sẽ đeo bám mãi đối với người dân da màu tại đây. Sự tồn tại này có lẽ rất khó để cân bằng, thay đổi. Sự chênh lệch giàu nghèo hiện nay tại Mỹ là quá lớn, việc người da màu tại đây bị coi rẻ, xem thường khi vẫn bị chính quyền thiếu quyết liệt giải quyết, không nói là xem nhẹ, không quan tâm.

    Trả lờiXóa
  9. Đất nước loạn là thế, quyền con người, quyền bình đẳng của người da đen bị xem nhẹ thế nhưng Mỹ vẫn luôn nghêu ngao mang danh đấu tranh cho dân chủ nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, chống phá nước khác. Thiết nghĩ trước khi mang danh đấu tranh cho quyền con người thì Mỹ cần đảm bảo tốt trong xã hội Mỹ trước khi mang nó đi nước khác.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog