Chia sẻ

Tre Làng

Ngư dân kể chuyện trên biển


Dựa trên góc độ của một "Hải Tặc" có khoảng 10 năm lênh đênh trên khắp Vịnh Thái Lan và một số vùng qua tận Indonesia, Philippines, Hải Nam (trung quốc)...

Những ngày đầu tiên xuống Biển tôi say sóng nôn ra mật xanh mật vàng mấy ngày liền, lúc trở lại bình thường rồi mới nhận ra Biển không như tấm bản đồ treo ở góc nhà hay quả địa cầu kích thước 30cm.

Biển rộng lớn và phức tạp hơn trên bờ rất nhiều! Tuy là toàn nước nhưng, để khám phá hết thế giới nước quanh một hòn đảo nhỏ trên Vịnh Thái Lan mất hàng năm trời chưa xong. Đứng trên thuyền nghĩ rất đơn giản nhưng, khi lặn xuống đáy biển đi không khéo lại lạc đường phải đu dây về thuyền hoặc ngoi đầu lên để định hướng về thuyền. Ở trên bờ có loại động vật nào thì ở dưới biển có loài ấy, kể cả ong biển cũng đốt đau như ong vò vẽ!

Tuy hình thù khác nhau một tý nhưng, cái tên thì tôi thấy rất nhiều loài cùng tên với Động vật trên cạn.

Dòng nước chảy trên biển phức tạp gấp trăm lần ở sông suối, ao hồ. Nó không chảy một hướng mà chảy theo quy luật từng vùng biển, từng vị trí mà thuyền neo đậu!.

Thường thì nước chia làm 3 làn chảy, trên cùng và đáy hay chảy cùng một hướng. Có khi 3 làn chảy khác nhau hoàn toàn. Tùy vào mùa trăng nên nước biển cũng chạy mạnh yếu như trên sông khi mùa khô hạn hoặc mưa lũ...

Có những lúc buộc cục chì nặng 500gram vào sợi dây cước thả xuống không chạm đáy vì nước chảy quá mạnh. Mạnh cỡ nào thì có thể hình dung với lực cản của sợi dây cước nhỏ như sợi tóc có cục chì bằng cán dao ghìm xuống mà không thể chạm đáy biển ở mức nước 20 mét. Thuyền thông thường bọn tôi đi chạy với vận tốc 10 hải lý/ giờ nhưng khi vào vùng nước chảy xiết còn 3 đến 4 hải lý/ giờ.

Một giàn lưới Thu có thể nhấn chìm con tàu sắt trong tích tắc nếu nó cuốn vào được.

Đáy biển cũng có muôn hình vạn trạng như ở trên núi đá, đồng bằng, vùng trung du vậy! Không nơi nào dống nơi nào. Biển không chỉ có mỗi cát ở đáy mà có bùn, đất sét, đá sỏi... Như trên cạn. Tóm lại nhân loại chỉ có thể khám phá được khoảng 7% đáy biển tính đến thời điểm hiện tại.

Còn trên mặt nước thì sao?

Phức tạp không hề kém giao thông trên bộ. Biển êm thì có thể vừa chạy vừa ngủ nhưng, biển động thì không khác gì Tham gia Giao Thông trên phố! Một chốc mảy may chạy theo quán tính thôi là ăn đủ. Một lượn sóng lưỡi gà, lượn đôi ập đến là nhấn chìm con tàu rồi tiếp tục đưa nó lên dập dờn vài lần là con tàu bị xé toạc ra từng mảnh. Hoặc hai tàu sẽ đâm nhau trong nháy mắt! Những lượn sóng khơi cao như một căn chung cư, khi nó đưa chiếc tàu lao xuống thì hoàn toàn không còn thấy bất cứ thứ gì quanh đó chỉ vài mét. Chỉ còn màu xanh biếc của trời và nước.

Có mấy lần Tài công nó ngủ gật để con tàu gỗ cưỡi lên một rạn san hô và đá ngầm. Cũng may những lần ấy biển không có sóng, không thì, chả biết bây giờ còn viết bài này cho giang hồ đọc được nữa hay không.

Đâm húc nhau vào ban đêm là chuyện như ăn cơm bữa! Nhất là những lúc trời mưa, tầm nhìn biến mất trong đêm tối hoàn toàn! Đèn báo hiệu trên cột hàng hải lúc này ánh sáng còn thua con đom đóm phát ra vào mùa thu.

Nguy hiểm nhất là chạy ngoài làn biển quốc tế có nhiều tàu lớn qua lại. Họ chạy theo Hải trình nên không thèm đổi hướng con tàu của mình để tránh tàu nhỏ phía trước!.

Việc đánh lái con tàu có hàng ngàn chiếc container trên đó nhiều lúc còn nguy hiểm hơn đi thẳng vào con tàu nhỏ. Với lại vẻ lái những con tàu ấy cần đường quơ rất rộng! Chưa kể tới việc bẻ lái sẽ đâm vào rạn đá ngầm dưới nước sẽ còn nguy hiểm hơn nhiều lần đâm vào con thuyền nhỏ. Thiệt hại lúc này phải tính hàng nghìn tỷ, hàng chục mạng người trên tàu và là thảm họa về môi trường biển nếu trong những chiếc container chứa đầy hóa chất độc hại hoặc tràn dầu ra biển!.

Nói thì dễ nhưng, khi đi trên biển rồi mới biết biển rộng lớn tới mức nào. Ở khu vực giáp ranh giữa các vùng biển của các nước lại càng phức tạp gấp bội trên đất liền. Ở đây khó mà phân biệt được tàu của nước nào với nước nào? Trên tàu Quốc Kỳ của các nước không thiếu, muốn căng Quốc Kỳ nước nào thì căng. Căng lên để đi ăn trộm Hải sản trên vùng biển của nhau! Và có khi căng Quốc kỳ lên để "dọa" nhau trên biển. Bị cảnh sát biển hoặc hải quân nước khác phát hiện hú còi thì thi nhau chạy toán loạn mỗi thằng một hướng. Tàu nhỏ thường sẽ linh hoạt hơn trong vấn đề rẻ trái phải, ôm quơ cũng tốt hơn gấp bội nhưng con tàu sắt lớn!

Khi họ thả cano xuống rượt đuổi thì một là chịu trói. Hai là, đâm chìm cano rồi bỏ chạy tiếp... Việc làm chìm cano của "địch" phải cần đến hai con tàu của mình hợp đồng tác chiến thật chính xác. Lừa cho nó đi vào làn giữa hai con tàu của mình rồi thình lình hai chiếc nhập lại ép cho chiếc cano chìm hoặc bể tan tác từng mảnh. Cách kém thông minh hơn là, dùng TNT ném qua cano của "địch", lúc này một là chạy thoát hai là bị bắn!

Trên biển thì hên xui khi bắn súng cầm tay lắm. Chỉ một làn sóng nhỏ cũng đủ đường đạn đi lệch mục tiêu vài chục mét. Dùng súng lớn ở tàu chính thì không khác gì dùng AK bắn con chim sẻ!.

Nói tóm lại: trò đuổi rượt nhau trên biển vui như trẩy hội

1 nhận xét:

  1. Đọc bài này xong lại liên tưởng đến bài "Người lái đò sông Đà" nhở. Họ cũng đều là những người dân chân chất, đứng trước đầu sóng, ngọn gió, bám sông, bám biển để xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Những con người anh hùng thầm lặng đứng trước ranh giới sự sống và cái chết mong manh nhưng vẫn luôn lạc quan yêu đời

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog