Cuteo@
Nói ngay, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội được thông qua ngày 19/6 nêu rõ “đại biểu Quốc hội có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”, nhưng Luật này đến năm 2021 mới chính thức có hiệu lực.
Hôm 23/8/2020, Đài Al Jazeera đã công bố loạt bài điều tra về chính sách mà họ gọi là "mua bán hộ chiếu châu Âu" của Cộng hòa Síp từ năm 2017 đến 2019. Với tên gọi "The Cyprus Papers" (Hồ sơ Síp), các bài của Al Jazeera đã hé lộ việc Síp "bán" hộ chiếu cho cả những tên tội phạm bị kết án và những kẻ đào tẩu khỏi pháp luật. Hàng ngàn trang tài liệu liên quan cũng được công bố. Kể từ khi gia nhập Liên minh châu Âu (EU) năm 2004, hộ chiếu Síp trở thành vật sở hữu đáng thèm muốn của nhiều người ở nhiều quốc gia, vì cho phép đi lại, làm việc và giao dịch ngân hàng trên khắp EU. Những người giữ hộ chiếu Sip cũng có thể đi lại tự do tới 174 quốc gia mà không cần xin thị thực. Từ đây, chính quyền Síp đã mở "Chương trình đầu tư Síp", cho phép bất kỳ ai chi ra tối thiểu 2,5 triệu USD dưới danh nghĩa "tiền đầu tư" trở thành công dân Síp. Hàng ngàn hồ sơ từ 70 quốc gia đã rào rạt bay tới đảo quốc phía đông châu Âu này sau đó. Trong số những người mà Al Jazeera tiết lộ có anh tôi là Phạm Phú Quốc, đến từ Việt Nam.
Ngay sau đó hàng loạt bài viết cho rằng đó là sự kiện chấn động liên quan đến Quốc hội. Trước câu hỏi của Tuổi trẻ, anh tôi hiên ngang nói rõ, anh có Quốc tịch Syprus do gia đình bảo lãnh.
Thật khó để kết tội anh vì anh Quốc trúng cử Quốc hội năm 2016 nhưng đến 2018 mới có quốc tịch Cyprus nên việc này không được kê khai trong hồ sơ đại biểu.
Trong khi đó Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội được thông qua ngày 19/6 nêu rõ “đại biểu Quốc hội có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”, cơ mà Luật này đến năm 2021 mới chính thức có hiệu lực. Mặt khác, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 không đề cập cụ thể quy định về quốc tịch đối với đại biểu Quốc hội. Nhiều người vì thế có cách hiểu khác nhau.
Có người cho rằng, trường hợp của chị Nguyễn Thị Nguyệt Hường có thêm quốc tịch Malta bị xử lý khác với trường hợp của anh tôi. Chị Hường đã không khai có quốc tịch Malta trong hồ sơ ứng cử. Các cơ quan chức năng xác định việc mang 2 quốc tịch đối với trường hợp chị Nguyệt Hường là sai quy định pháp luật và chị bị bác tư cách đại biểu Quốc hội sau đó.
Trường hợp của anh Quốc tôi, hãy cùng lót dép hóng tiếp.
Thực ra thì tay này có 2 hay đến 20 hay 2000 cuốc tịch thì cũng kệ mẹ nó. Chẳng ảnh hưởng đến ai cả. Chúng ta không cần bàn luận. Đọc bài này tôi mới lên google tra chữ Phạm Phú Quốc hoặc đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc thì chỉ thấy nói về vụ 2 hộ chiếu này thôi, còn tịt. Thà rằng cứ như Lưu Bình Nhưỡng hoặc Dương Trung Quốc thì còn có cụ Kình và mấy anh Đồng Tâm biết mặt nhớ tên.
Trả lờiXóaViệc của anh Quốc còn phải chờ ý kiến của lãnh đạo của Quốc Hội đã, như tác giả đã nói anh quốc trúng cử đại biểu đoàn TP HCM năm 2016 mà đến 2018 anh mới có thêm quốc tịch, điều này không ghi trong hồ sơ là đúng rồi. Với lại luật mới hiện hành thì 2021 mới thông qua, báo chí hiện nay đang ầm ĩ vụ này. Không biết lãnh đạo các cấp sẽ xử lý vụ anh Quốc ra sao, tôi không dám bỏ ngỏ. Nhưng theo tôi việc này chỉ đáng trách có lỗ hỏng trong công tác đại biểu, đáng nhẽ ra phải biết sớm hơn, tham mưu nhanh hơn để không xảy ra vụ việc ầm ĩ như này.
Trả lờiXóa