Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra công tác quản lý tài chính, tài sản, thực hiện các dự án đầu tư, tổ chức hợp tác nghiên cứu, đào tạo, liên kết đào tạo và cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa cho biết ngày 5-8 đã công bố quyết định thanh tra tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
Theo đó, TTCP sẽ thanh tra công tác quản lý tài chính, tài sản, thực hiện các dự án đầu tư, tổ chức hợp tác nghiên cứu, đào tạo, liên kết đào tạo và cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019.
Thời kỳ thanh tra từ năm 2015 đến tháng 12-2019; khi cần thiết có thể xem xét trước hoặc sau thời kỳ trên. Thời hạn thanh tra 60 ngày làm việc thực tế (không kể ngày nghỉ, ngày lễ) kể từ ngày công bố quyết định thanh tra.
Đoàn Thanh tra gồm 10 thành viên do ông Nguyễn Hữu Nhường, Thanh tra viên Cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ 3, , làm Trưởng đoàn.
Công bố quyết định thanh tra Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
Phó Tổng TTCP Trần Ngọc Liêm cho biết đây là cuộc thanh tra đầu tiên của TTCP đối với Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam và là cuộc thanh tra theo kế hoạch thanh tra năm 2020. Ông Trần Ngọc Liêm yêu cầu các thành viên của Đoàn thanh tra trong quá trình làm việc với Viện phải thực hiện tốt quy tắc ứng xử; dân chủ, công khai, minh bạch, rõ ràng; lịch làm việc, nội dung làm việc cụ thể; thực hiện nghiêm các quy định, quy chế của đoàn thanh tra cũng như các quy định khác của pháp luật về thanh tra; trong quá trình và phải bảo quản tài liệu theo chế độ mật, thực hiện đúng quy chế phát ngôn đoàn thanh tra.
Ông Trần Ngọc Liêm đề nghị các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho đoàn thanh tra trong quá trình làm việc tại đơn vị để có kết quả thanh tra khách quan, phản ánh đúng bản chất sự việc.
Trước đó vào năm 2017, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ tại Học viện Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Một số sai phạm nổi cộm như xác định chỉ tiêu không đúng, tổ chức tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ sai quy chế, chương trình đào tạo tiến sĩ không đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu…
Một lỗ hỏng rất lớn trong công tác quản lý cũng như thi tuyển để xét các chức danh như PGS,TS cấp nhà nước. Hiện nay tình trạng tiến sỹ giấy rất là nhiều, chỉ cần vài tỷ hay vài trăm triệu là có thể mua được hoặc là làm được, mặc kệ anh là ai,trình độ anh như thế nào.Đề tài của anh có thiết thực, có giá trị hay không? Gần đây cũng ồn ào về các vụ xét tư cách về các học hàm học vị của một số cá nhân bị báo chí phanh phui đã làm dấy lên lo ngại trong dư luận, liệu quy trình nó có đúng không?hay mập mờ,cẩu thả ở các khâu? điều đó còn bỏ ngỏ, chờ kết luật thanh tra.../
Trả lờiXóa