Có một sự thật ai cũng biết mà vẫn phải nhắc lại, đó là đám dân chủ cuội trong nước luôn cho rằng Chính quyền, Đảng Cộng sản tìm mọi cách và mọi biện pháp để theo dõi, giám sát công dân Việt Nam!? Cái nỗi sợ nực cười này từng khiến chúng hô hào xuống đường biểu tình phản đối luật An ninh mạng hay gần nhất là phản đối việc cài đặt phần mềm Bluezone giúp truy vết người tiếp xúc liên quan Covid-19. Đối với chúng, thà chúng trao thông tin cá nhân cho Google, facebook còn hơn là cho những gì liên quan đến Việt Nam, đúng kiểu C*t Mẽo thì thơm!
Câu chuyện tuần qua là một ví dụ, khi Bộ Công an dự định phát hành căn cước công dân có gắn chip điện tử. Việc này đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của dư luận. Đã có nhiều ý kiến đồng tình, bởi nó góp phần giảm nhẹ giấy tờ tùy thân của mỗi người dân, giúp việc giải quyết thủ tục sẽ nhanh gọn hơn, không phải “tay xách nách mang” nhiều loại giấy tờ khi giải quyết công việc nữa. Chiếc căn cước ấy giống như một loại siêu giấy tờ, vì khi gắn chip thì lượng lưu trữ thông tin là rất lớn, có thể tích hợp cả thẻ ngân hàng, bảo hiểm, thẻ sinh viên, xe buýt lên cùng. Có nghĩa, là người ta chỉ cần 1 cái thẻ cho tất cả các giao dịch đời sống. Rất tiện lợi.
Ấy vậy nhưng, bên cạnh sự ủng hộ đó, thì cũng có nhiều kẻ nhân danh “đấu tranh dân chủ” như Nguyễn Vũ Bình; Nguyễn Thông; Lê Dư Phước; Nguyễn Duy Tân… kêu gào phản đối, viện lý do, gây nghi ngờ trong người dân. Có thể kể đến một số luận điệu như: “Gắn chip điện tử vào thẻ căn cước là vi phạm nhân quyền của công dân”; “Gắn chip điện tử vào thẻ căn cước là biến công dân là bầy cừu và vi phạm hiến pháp”; “Nếu thẻ căn cước có gắn chip thì mọi công dân Việt Nam giống tội phạm bị quản thúc như ở nước ngoài”. Có kẻ còn nghĩ ra thuyết âm mưu rằng “người gắn chip điện tử sẽ dễ dàng bị lực lượng công an định vị, biết hết những ai định làm gì mà vẫn chỉ ngồi một chỗ”!?
Không thể hiểu nổi não trạng của những kẻ như thế này, nỗi sợ của chúng quả thực quá lớn rồi và nếu cứ để thế thì không tốt chút nào, chúng nên đến viện tâm thần để khám. Những kẻ đang kêu gào đó có biết rằng chúng đang sử dụng thẻ ngân hàng không!? Và cái thẻ ngân hàng đó nó có gắn một con chip đấy, theo lý luận và nỗi sợ của chúng thì Chính quyền đã theo dõi bọn chúng từ lâu lắm rồi, bây giờ mới sợ thì cũng đã quá muộn. Con chip đó chỉ phát huy tác dụng nếu như có thiết bị điện từ đọc được, như cây ATM ngân hàng hiện nay chúng ta vẫn đang dung, hay là mách đọc mã vạch chẳng hạn…
Và cho những kẻ này hay, đã có nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Bỉ, Etonia… sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chip cả mấy chục năm nay rồi. Mà nói như các anh chị dân chủ thì chắc các nước đó không có nhân quyền đâu? Thời buổi công nghệ 4.0 rồi nên chúng ta cũng nên bắt kịp thời cuộc, không thể cứ có việc lại cầm một đống hồ sơ giấy tờ lên cơ quan nhà nước ký giấy, chờ xác nhận được. Cái gì tiến bộ, hiện đại, thuận tiện cho cuộc sống của người dân thì ta làm, thay đổi thôi! Vừa nhanh, vừa gọn, vừa tiết kiệm thời gian công sức, tiền bạc. Hay hơn nữa là gười dân không bị hành khi chạy thủ tục hành chính. Nhờ có nó mà nạn hạnh họe, làm khó người dân để kiếm chác ở một số cán bộ sẽ biến mất.
Nỗi hoang tưởng về thẻ gắn chíp
Nực cười với những đầu óc và trí tưởng tượng, sáng tạo của những con người ở trên. Bản thân thẻ căn cước công dân có gắn chip cũng như cái chứng minh thư bình thường mà mọi người hay dùng mà thôi, không có chuyện quản thúc hay vi phạm nhân quyền gì đó. Chẳng qua, nó ưu việt hơn ở chỗ nếu như người nào đó muốn giải quyết thủ tục cá nhân, yêu cầu xác nhận phải có sổ hộ khẩu chẳng hạn, lúc đó ta lại phải gọi điện về nhà báo người thân chuyển giấy tờ lên. Sổ hộ khẩu thì chưa có, trong khi đó công việc lại cần giải quyết nhanh, vì chậm ngày nào là ách tắc ngày đó, vừa tốn thời gian, tốn tiền bạc vận chuyển. Thế nhưng, với thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử có lưu trữ thông tin thì chỉ cần dùng sóng điện từ như thẻ ATM của ngân hàng để quét là ra đầy đủ thông tin như quê quán, những mối quan hệ trong gia đình, sổ đỏ, sổ hồng, bằng lái xe, bảo hiểm y tế, hình ảnh nhận dạng, sinh trắc học…
Đúng là chỉ có những kẻ có tật giật mình, hay thích làm loạn thì mới sợ! Dùng sổ hộ khẩu cũng chê, dung thẻ cũng nói. Không biết phải làm gì với bọn này cho đúng đây!
Trần Hoàng Chinh
Không muốn chính phủ theo dõi, can thiệp nhưng lại muốn được nhà nước bảo vệ công dân khi có chuyện. Túm lại là muốn được tự do kể cả ăn cắp, ăn trộm, hiếp dâm, xem xxx...không ai biết nhưng vẫn muốn được sung sướng, an toàn trong mọi trường hợp. Khôn như thế quê tôi xích đầy các bác ạ.
Trả lờiXóaThẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.Cái lũ kền kền thì cái gì nó cũng ẳng được, không muốn đất nước tiến lên với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, bợ đít Mỹ chắc sướng!
Trả lờiXóaTừ năm 1977 đến nay, đã có gần 70 quốc gia ở các châu lục phát hành thẻ căn cước công dân tích hợp chip điện tử để sử dụng trong xác thực danh tính, chữ ký điện tử, cấp quyền ra vào những địa điểm bảo mật và tích hợp thông tin như số an sinh xã hội, bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, vé tàu xe, thẻ thanh toán và cả thẻ ngân hàng…Trong khi đó có 1 cuốc da nào đó còn không có công dân để cấp căn cước. Thế là các bạn ba que đủ hiểu chưa nhỉ!
Trả lờiXóaBản thân thẻ căn cước công dân có gắn chip cũng như cái chứng minh thư bình thường mà mọi người hay dùng mà thôi, không có chuyện quản thúc hay vi phạm nhân quyền gì đó. Chẳng qua, nó ưu việt hơn ở chỗ nếu như người nào đó muốn giải quyết thủ tục cá nhân, yêu cầu xác nhận phải có sổ hộ khẩu chẳng hạn, lúc đó ta lại phải gọi điện về nhà báo người thân chuyển giấy tờ lên.
Trả lờiXóaDĩ nhiên là vô lí nhưng nếu cái sự nghi ngờ của bọn chúng có thật đi chăng nữa thì một người lo lắng điều gì khi bị theo dõi? Phải chăng chỉ chăm chăm làm điều xấu, đi những nơi xấu thì mới lo bị phát hiện. Hơn nữa chắc không tìm hiểu nước ngoài, chưa bao giờ tìm hiểu về các loại giấy tờ có gắn chip ở nước ngoài. Thế mà người dân người ta có ý kiến gì đâu?
Trả lờiXóaCó gì mà phải sợ bị theo dõi? Có ăn cắp ăn trộm gì không mà phải theo dõi vậy? Nhà nước chắc rảnh mà đi theo dõi bao nhiêu người thế. Chừng nào mà gỡ được và ngưng dùng FB, quay trở lại dùng cái con đen trắng thì hãy yên tâm là không bị theo dõi nhá các bạn trẻ ảo tưởng. Đừng nghĩ mình quá quan trọng như thế
Trả lờiXóaDân ta có một đặc điểm rất buồn cười là đồ nước ngoài không sao mà đồ Việt Nam cứ sợ này sợ nọ. Ôi thế mà dùng biết bao nhiêu phần mềm, thiết bị Trung Quốc các thứ, cho pháp quyền truy cập để nó moi thông tin đến mức mình nói 1 câu mà google cũng nghe được rồi gợi ý một loạt thì phải biết bình thường bạn sống đã chẳng có gì bí mật rồi
Trả lờiXóaThôi đi ạ đến cái phần mềm sinh ra để bảo vệ cho bản thân quý vị thôi mà quý vị cũng nghi ngờ. Thôi thì không tải thì thôi nhưng cũng ở yên trong nhà nhé, đừng có chạy tót đi linh tinh mà không có phần mềm thì sẽ chẳng phát hiện ra mình tiếp xúc với các F nào đâu. Tốt nhất là có ý thức để bảo vệ mình và cộng đồng đi
Trả lờiXóaBọn thằng Bình, Thông, Phước, Tân ...như ếch ngồi đáy giếng, chả hiểu gì về thế giới, nhưng lại thích làm ra vẻ ta đây biết nhiều, hiểu rõ, nên nói nhăng nói cuội, thực chất là bọn chúng chuyên muốn làm việc xấu nhưng không muốn để ai biết nên sủa nhặng lên vậy thôi; cái kiến thức đơn giản nhất mà còn không hiểu, thế mà đòi làm nhà dâm chủ để dẫn dắt nhân dân xây dựng thế giới đại đồng thì chả hiểu chúng là loại gì của xã hội Việt Nam?, đích thị bọn chúng chỉ là loài cặn bã của dân Việt Nam thôi chứ có tài cán gì đâu.
Trả lờiXóaBọn rận chủ thì không bao giờ ủng hộ những chính sách, cải cách mới của chúng ta. Mục đích của thẻ gắn chip là vô cùng chính đáng chứ không hề có những âm mưu, ý đồ như bọn chúng bịa đặt. Chỉ có chúng mới nghĩ ra những luận điệu đó mà thôi
Trả lờiXóa