Quân Ngô đánh vào nước Sở, chiếm quốc đô Dĩnh, đốt tông miếu, quật mả tiên vương, binh sĩ ở lại đoạn hậu cho vua chạy, người chết, kẻ bị thương đến hàng vạn, chỉ riêng Thân Bao Tư cởi giáp, vứt qua, vượt núi, băng rừng, đi bộ 7 ngày tới nước Tần, đầu gối, ngón chân đều rách cả, người Sở chửi Tư là hèn nhát không chiến đấu. Tư quỳ ở cửa cung vua Tần 7 ngày không ăn uống, sáng kêu, chiều khóc, cuối cùng được vua Tần cảm động giúp binh mà khôi phục được nước Sở.
Nên trong giải quyết một vấn đề, quan trọng nhất là kết quả, mà thôi, còn việc làm như thế nào thì phải tuỳ tình hình mà định liệu, nếu quá coi trọng, chấp nhặt những tiểu tiết, không bao giờ có thể thành đại sự được.
Trong chống dịch Covid 19, thành công ở làn sóng thứ nhất và sắp tới là làn sóng thứ hai, đến từ công lao của toàn dân, chứ không của riêng ai cả. Việc làm, cách thể hiện có thể khác nhau, nhưng cuối cùng cũng đều là vì cái thắng lợi chung. Nghiêm túc đeo khẩu trang, rửa tay, khai báo y tế đầy đủ cũng là đóng góp.
Tuy nhiên bất kể làm gì, thì việc bảo vệ các y bác sĩ là phải là ưu tiên quan trọng nhất, với hơn 900 ca nhiễm và hàng vạn các F đang phải cách ly, đây có thể coi là phòng tuyến sinh tử của cuộc chiến, nếu nó mà thủng, thì đeo mặt nạ phòng độc của SWAT và rửa tay bằng Chivas 38, cũng chẳng giúp ích gì được cả.
Trong đại dịch này, hầu hết các chương trình từ thiện, kêu gọi đóng góp của các doanh nghiệp, người có ảnh hưởng đều hướng về các nhân viên y tế tuyến đầu - những người trực tiếp đương đầu với dịch bệnh. Những khẩu trang tốt nhất, đồ bảo hộ xịn nhất đều gửi về các bệnh viện đang trực tiếp điều trị các ca nhiễm. Điều này thể hiện nhận thức, dân trí của người Việt đã tốt hơn trước rất nhiều, nếu tinh thần này này tiếp tục được giữ vững, chúng ta chắc chắn sẽ thắng lần này, và cả những đại dịch tiếp sau nữa.
Từ ngày 1/8 cho tới 17h ngày 15/8/2020, chương trình Bảo Vệ Bác Sĩ 24h tiếp tục được VitaDairy triển khai đợt 2, nhằm cung cấp đồ bảo hộ, trang thiết bị và thực phẩm dinh dưỡng cho các y bác sĩ đang tham gia chống đại dịch. Đăng hình ảnh dưới bài trên trang cá nhân ở chế độ công khai, gắn hashtag #VitaDairyBaoVeBacSi24h hoặc #BaoVeBacSi24h là đóng góp 10.000 đồng vào quỹ. Theo tính toán trong đợt 1, hơn 7 tỉ đồng được được trao tặng, đây là một nguồn lực xã hội rất lớn, và quan trọng hơn, nó có được nhờ sự tham gia của gần 1 triệu người Việt thông qua một hành động nhỏ nhưng nhân văn, là sự động viên tinh thần khổng lồ từ đồng bào ở hậu phương, không thể đong đếm được bằng tiền bạc.
Sáng lập bởi hai vợ chồng đều là bác sĩ, nên tôi tin rằng chương trình của VitaDairy hướng tới đúng người, đúng mục đích và cả phương pháp nữa. Đất nước có thêm nguồn lực chống dịch, còn các y bác sĩ được trợ giúp về vật tư, thiết bị bảo hộ, thực phẩm dinh dưỡng để yên tâm chiến đấu. Tiền thì VitaDairy bỏ ra, công lao và lợi ích thì thuộc về cả cộng đồng, cá nhân tôi không thấy vấn đề gì đáng chê trách ở chiến dịch PR này cả.
Sông Tế nước trong, sông Hoàng nước đục, nhưng trong đục rồi cũng đều đổ ra Bể Đông. Bảo vệ y bác sĩ là việc nên làm, mọi đóng góp cần được vinh danh, mọi tấm gương cần được lan toả. Cũng như trong tình yêu, không cần ngày 3 status lãng mạn ngôn lù và tỏ tình ở tận Paris, mà chỉ cần thực sự hiểu nhau, thương nhau, đặt mình vào vị trí của nhau, lòng yêu nước cũng y như vậy. Câu hỏi cuối cùng vẫn là sự thực chất, rằng chúng mình đã làm gì, đóng góp gì cho Tổ quốc, có phải hổ thẹn khi nói câu “tôi yêu nước”, hay không.
Quả là:
Vài chữ thôi, gửi cho tiền tuyến,
Tình hậu phương trời biển sắt - son.
Mười K làm chẳng nên non,
Triệu người cộng lại, thì ngon vãi hồn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét