Xung đột gia tăng tại khu vực Nagorno-Karabakh, Armenia khẳng định tiêu diệt hàng loạt xe thiết giáp và máy bay quân sự của Azerbaijan.
Ngày 30/9, Bộ Quốc phòng Armenia tuyên bố tổng cộng 790 binh sĩ thương vong, 137 xe bọc thép và 72 máy bay không người lái của Azerbaijan đã bị phá hủy, trong các cuộc xung đột với lực lượng Azerbaijan.
Trước đó, đại sứ Armenia tại Nga cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã điều khoảng 4.000 máy bay chiến đấu từ miền Bắc Syria tới Azerbaijan và họ có tham gia vào các cuộc chiến ở Nagorno-Karabakh.
Nguồn tin từ Syria cũng nói với Reuters rằng Ankara đang gửi các chiến binh từ các nhóm nổi dậy đồng minh với Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria để hỗ trợ Azerbaijan.
Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi các bên đối lập trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh ngừng bắn, trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan.
Ông Putin nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của việc ngừng bắn và tất cả các bên phải thực hiện các biện pháp để giảm leo thang khủng hoảng, Điện Kremlin cho biết.
Trong một diễn biến khác, Armenia cáo buộc máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một máy bay chiến đấu SU-25 của nước này trên lãnh thổ Armenia, khiến phi công thiệt mạng, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Armenia cho biết.
"Một máy bay SU-25 của Armenia đã bị bắn rơi bởi một máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bay từ lãnh thổ của Azerbaijan", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia Shushan Stepanyan viết trên Facebook, nói thêm rằng "Phi công Armenia đã anh dũng hy sinh".
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Azerbaijan và các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận việc bắn hạ máy bay chiến đấu.
Nagorno-Karabakh, có diện tích khoảng 4.400km2, là vùng lãnh thổ đồi núi nằm sâu trong biên giới Tây Nam của Azerbaijan và được công nhận rộng rãi thuộc chủ quyền Azerbaijan - quốc gia có đa số người dân theo đạo Hồi.
Tuy nhiên, phần lớn dân cư ở Nagorno-Karabakh lại là người gốc Armenia theo đạo Cơ đốc và muốn ly khai để sáp nhập vào Armenia. Tranh cãi về vùng đất này khiến hai bên lao vào cuộc chiến kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994, khi chính quyền tự trị ở Nagorno-Karabakh đòi ly khai để sáp nhập vào Armenia.
Đợt giao tranh mới nhất được cảnh báo sẽ là nghiêm trọng nhất từ năm 1994. Các chuyên gia nhìn nhận tình hình ở Nagorno-Karabakh có thể leo thang thành chiến tranh quân sự tổng lực giữa Armenia và Azerbaijan, nhất là khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị lôi kéo vào xung đột.
Mộc Miên (Theo Aljazeera)
Có thể nói đây là một vụ xung đột hết sức nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng đến hai nước và thậm chí là các bên khác, kéo nhau vào những căng thẳng leo thang. Và rõ ràng rằng chiến tranh sẽ chỉ gây tổn thất, đau thương, hy sinh, mong rằng những căng thẳng này sẽ dừng lại sớm
Trả lờiXóaTại sao mọi người trên thế giới không thể chúng sống hoà bình được nhỉ mà cứ phải xung đột làm gì, chiến tranh chỉ gây đau thương tổn thất mà thôi, mong rằng căng thẳng giữa hai nước sẽ sớm được xoa dịu vì chính người dân họ phải chịu khổ vì chiến tranh mà thôi
Trả lờiXóaSau bao cuộc chiến tranh chúng ta thấy rằng nó chỉ đem đến đau thương mất mát mà thôi, vậy thì tại sao chúng ta không cùng nhau nỗ lực xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, vụ việc xảy ra xung đột giữa armenia thì chỉ làm cuộc sống người dân thêm khôn đốn mà thôi
Trả lờiXóa