Chép từ blog Tôi là một người lính
Trước việc 29 bị can trong vụ án tấn công cảnh sát ở Đồng Tâm khiến ba chiến sĩ hy sinh bị đưa ra xét xử về các tội Giết người và Chống người thi hành công vụ từ ngày 7/9/2020, các tổ chức, cá nhân chống Nhà nước Việt Nam đã đưa ra nhiều thông điệp tuyên truyền về vụ việc, chủ yếu xoay quanh: lý do khiến vụ án xảy ra, trách nhiệm của các bên liên quan trong vụ việc, các diễn biến trước phiên xử, và hậu quả có thể có của phiên xử.
Về các diễn biến trước phiên xử, đối với thái độ của báo chí chính thống, Nguyễn Văn Đài viết: “Cách đưa tin của báo chí đều mang tính khẳng định các bị cáo đã có hành vi giết người. Như vậy là việc đưa tin mang tính chất định hướng cho dự luận xã hội. (Trong khi đó) Theo quy định của luật tố tụng hình sự việt nam, thì việc chứng minh các bị cáo có hành vi giết người hay không chỉ được thực hiện tại phiên tòa, báo chí không được phép kết luận khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật.
Đối với quyền gặp và làm việc với luật sư, các thành viên tổ chức VOICE công kích việc nhóm bị can không được liên lạc với luật sư cho đến ngày 26/08.
Đối với thái độ của nhóm bị can, luật sư Đặng Đình Mạnh và giới chống đối đồng loạt khai thác thông tin rằng Trịnh Bá Tư đang tuyệt thực trong tù (tin này chưa được xác thực).
Về hậu quả của phiên xử, khi trả lời BBC, Nguyễn Quang A và Nguyễn Văn Đài nói rằng phiên xử sẽ sẽ “làm tích tụ những bất mãn của người dân với chế độ”, “dẫn tới sự thay đổi chính trị trong tương lai ở Việt Nam”. Nguyễn Quang A nhấn mạnh rằng phiên xử làm mất tính chính danh của chế độ, do chế độ “luôn lớn tiếng hô hào là của nhân dân lao động, của công nông, nhưng hành động thì lại trái ngược, như (…) vào ban đêm đưa cả ngàn cảnh sát đến đàn áp những người dân làng và vu cho họ ‘chống người thi hành công vụ’”.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến:
Thứ nhất, lâu nay chưa có “nhà đấu tranh dân chủ” nào ở Việt Nam chết vì tuyệt thực. Nhiều khả năng Trịnh Bá Tư sẽ lặp lại sự nửa vời này, luật sư Đặng Đình Mạnh nên nghĩ vậy để yên tâm.
Thứ hai, nhóm Lê Đình Kình đã thật sự “chống người thi hành công vụ”, như những hình ảnh bên dưới đã chỉ ra. Hầu hết các “nhà dân chủ” cộm cán biết điều này, ông Quang A cũng biết điều này, chỉ có điều ông không thừa nhận vì động cơ chính trị. Những người nhắm mắt trước sự thật có xứng đáng làm trí thức không, và những người ủng hộ bạo động có tư cách nấp sau danh nghĩa “bất bạo động” không? Đó là những câu hỏi mà ông Quang A nên tự đặt ra cho mình và giới “dân chủ”.
Thứ ba, dự đoán của ông Quang A và Nguyễn Văn Đài thực ra không có gì mới. Trong suốt 15 năm qua, từ thời Trần Khải Thanh Thủy, giới chống Cộng đã không ngừng kỳ vọng rằng họ có thể lật đổ chế độ bằng cách kích động “dân oan”. Trớ trêu thay, tiền và ảo tưởng của các nhóm chống Cộng đã đẩy nhiều nông dân như nhóm Lê Đình Kình vào thế phạm tội và bị truy tố, trong khi viễn cảnh lật đổ vẫn còn xa vời. Nếu biết nghĩ cho nông dân, giới chống Cộng nên phân định rạch ròi chuyện kiện tụng đòi đất đai và chuyện lật đổ chế độ, thay vì gộp chúng làm một để chống Cộng bằng máu của những người nông dân thiếu hiểu biết.
Đẩy sự việc Đồng Tâm xảy ra như vậy một phần nguyên nhân rất lớn chính là đám dân chủ, đám phản động và các tổ chức, cơ quan thù địch chống Việt Nam ở nước ngoài luôn hậu thuẫn, kích động, tài trợ tiền bạc để Lê Đình Kình và tổ Đồng Thuận điên cuồng chống phá, gây rối. Bọn chúng muốn "mượn tay giết người", mượn sự thiếu hiểu biết,tham lam của Lê Đình Kình và tổ Đồng Thuận để chống phá Việt Nam ta, để thực hiện các âm mưu phá hoại, gây rối của chúng.
Trả lờiXóaxin hỏi dự đoán của ông Nguyễn Quang A là lấy từ căn cứ nào vậy, người dân mà ông nói ở đây là toàn bộ hay chỉ là mọt bộ phận những nhà rận chủ suốt ngày rêu rao xuyên tạc vụ việc Đồng Tâm. Đừng vơ đũa cả nắm và đừng ảo tưởng về sức mạnh của mình. Chắc chắn những thủ phạm trong vụ án này sẽ phải nhận bản án thích đáng.
Trả lờiXóa