DAM!!! (Hồ đập)
Lịt pẹ lũ chín điểm 3 môn!!!
Nếu nói về Hồ đập không thể không nhắc đến ông trùm của cả thế giới, vừa là tiên phong vừa soái ca về số lượng hồ đập cũng như độ khủng của nó: Mỹ, à Hoa Kỳ mới hợp ngữ cảnh. Nói đến khoa học kỹ thuật thì cần phải học theo xứ cờ hoa, đừng cố cãi. Bởi rất nhiều bộ óc lỗi lạc của thế giới từng tập trung về đây. Trí tuệ của họ xứng đáng đc ngợi ca và phương pháp của họ phải nói là khá tối ưu, cần nghiên cứu áp dụng. Nhất là khoản hồ đập thì không ai sánh bằng, à bây giờ thì có thêm TQ, mà thôi kệ cái thằng hàng xóm đáng ghét đi. Chúng ta nói về Hoa và Kỳ cho nó ra gốc của vấn đề.
Trong 10 nhà máy thủy điện lớn nhất nước Mỹ, thì có đến 4 thủy điện cư ngụ trên sông Columbia, trong đó có 3 cái lớn nhất. Tổng số nhà máy thủy điện trên sông Columbia tính sơ sơ có 14 cái. Cái trong hình là thủy điện John Day đứng thứ 3 với công suất tương đương thủy điện lớn nhất VN: Sơn La. Tôi lấy cái Day này để ví dụ bởi 2 lý do rất cụ thể:
1. Nhìn vào ảnh, bạn có thể thấy ngay, đồi núi trong khu vực này chả khác gì đầu thầy chùa: trọc lóc. Có thể nói, nhân nhân Mỹ anh hùng đã đốn trụi hết rừng rú rồi làm thủy điện nhưng vẫn chưa bao giờ bị cánh kền kền báo chí lên án phá rừng làm thủy điện gây lũ lụt. À, tôi đùa đấy, phần nhiều đồi núi của Mỹ trọc trơn hay chỉ đc che phủ bởi rừng lá kim, khí hậu điển hình của xứ ôn đới. Khác xa các cánh rừng rậm, chi chít bạt ngàn cây cối vây quanh các thủy điện của ta. Vậy Mỹ có bị lụt không? Chắc chắn là có, lụt to là đằng khác. Chỉ khác là ko ai chửi vì đồi trọc mới có lũ lụt. 1 like cho nhân dân Mỹ dân trí cao: Lũ lụt đéo phải do rừng, có rừng hay không.
2. Cánh báo giới của Mỹ chẳng bao giờ ngu đi đặt câu hỏi: Tại sao trên có 1 con sông Columbia (sông lớn thứ 4 của Mỹ) lại có đến 14 nhà máy thủy điện??? Mà còn sông lớn nhất nước Mỹ và cả lục địa Bắc Mỹ: Missisippi (lớn thứ 4 thế giới) lại chả có thủy điện nào??? Câu hỏi này tất nhiên quá khó với cánh lều báo xứ ta, họ mà trả lời đc thì đã ko đặt câu hỏi tương tự: Tại sao chỉ 1 khúc ngắn trên sông Bồ ở Huế mà có đến mấy thủy điện Rào Trăng 4, Rào Trăng 3, A Lin B1, B2, …
Thôi thì mạn phép giải nghĩa cho nhân dân, chứ cánh lều báo thì thôi, nói nó như nước đổ đầu vịt: Nguyên lý năng lượng đều dựa vào định luật bảo toàn năng lượng, trong đó thế năng càng lớn sẽ sinh ra động năng lớn và chuyển hóa thành điện năng càng lớn. Ngắn gọn là, 1 khối nước trên núi sẽ sinh ra thế năng lớn hơn nhiều lần 1 khối nước ở biển. Dịch sang ngôn ngữ của lều báo ngu học đó là: Người ta xây thủy điện trên núi chứ ko xây thủy điện ở Đầm phá Tam Giang vì thế năng trên núi nó mới sinh công lớn chuyển hóa thành điện năng được.
Thế nên, 2 vấn đề có thể học từ người Mỹ: đồi trọc hay rừng rậm, lụt vẫn cứ lụt, mưa nhiều ko chứa nổi thì lụt, là lẽ đương nhiên. Thứ 2, thủy điện bản chất là “rừng nhân tạo”. Ai thắc mắc thì xin được giải thích như này: Rừng tự nhiên có nhiệm vụ giữ nước mưa, rơi qua các tán rừng, thẩm thấu xuống các lớp thực bì, xuống đất, xuống mạch ngầm, … Quá trình đó làm chậm đi thời gian 1 phân tử nước từ khi rơi xuống đất cho đến khi di chuyển về đồng bằng hạ du. Lớp rừng đó càng dày, thời gian “hãm” càng lớn. Rừng càng dày, nước càng xuống chậm. Do đó, ngay giữa mùa hè khô hạn: Suối vẫn chảy, vì các phân tử nước đó mới đi được từ đỉnh đến dòng suối và hòa vào nước suối để chảy về xuôi. Thủy điện cũng vậy, có rừng hay ko thì nước đều bị giam cầm ngay tại: chân thủy điện. Lúc nào cho nó về xuôi là do con người quyết định. Con người khống chế được Thủy Tinh bằng chiêu: Thủy Điện.
Chính vì vậy, trong những bài báo về thủy điện John Day, có câu: “góp phần điều tiết nước, chống lũ lụt”. Tuy nhiên, với não trạng của bọn 3 môn 9 điểm, chúng lại quy thành lũ lụt do thủy điện ở VN gây ra. Đấy cùng 1 loài báo mà có đến 2 cái nghịch cảnh: 1 ca ngợi thủy điện của Mỹ và 1 chửi bới thủy điện của VN. Ngu thật hay ngu giả? Ngu this hay ngu that? Tất nhiên, hỏi là tự trả lời, chứ bọn lều báo mà có não thì dân nó làm món não hấp lâu rồi.
Từ ngàn xưa, tổ tiên ta đã có phương pháp ngăn lũ rất rõ ràng đó là đắp đê. Đắp đê chả khác gì xây 1 hồ chứa công suất lớn ngay tại hạ du. Tất cả lượng nước thượng nguồn đc ngăn lại thành hồ nhờ các con đê ngăn lũ. Những kinh nghiệm đắp đê ngăn lũ của cha ông ta là thứ khoa học mà đến những nước hiện đại nhất như Mỹ, Hà Lan cũng phải áp dụng. Tại chính nước Mỹ, những trận lũ lụt kinh hoàng trên sông Mississippi vào thế kỷ 19, năm 1927, 1947, 1965,… đã gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng, khiến chính quyền Mỹ phải nhanh chóng xây dựng các tuyến đê ngăn lũ làm “làm hồ chứa” nhân tạo bảo vệ thành phố New Orleans.
Tất cả nhiệm vụ này được giao cho Công Binh cuả Quân đội Hoa Kỳ từ năm 1965 dự kiến hoàn tất trong 13 năm đến 1978. Tuy nhiên, đến khi cơn bão Katrina gây ra thảm họa ở New Orleans vào năm 2005 thì công trình này mới hoàn thành được có 60% sau 50 năm đc phê chuẩn. Nếu so tiến độ tuyến đường sắt Metro Bến Thành – Suối Tiên của Nhật và Cát Linh – Hà Đông của TQ, thì chả khác gì câu chuyện con bé nhà mình vừa đc học: Rùa và Thỏ.
Rõ ràng, tri thức của người Mỹ rất giỏi, nhưng các cụ nhà ta méo kém với câu: dân gian, quan tham. Dân trí cao như dân Mỹ thì nó gian cũng gấp bội phần dân ta. Theo 5 cuộc điều tra độc lập sau bão Katrina năm 2005 của Hoa Kỳ kết luận: Công binh Mỹ đã làm gian dối hệ thống đê bao bảo vệ chống lũ lụt. Chẳng hạn, tường chống lụt (wallflood) ở 17th Street Canal chỉ cao 2.1 m ngắn bằng ½ so với thiết kế tối thiểu 4 m. Thậm chí ngoài việc các bờ đê, tường chắn lụt bằng thép không đủ tiêu chuẩn, nền móng được xây cũng giả dối nốt khiến cho hệ thống tường đê bị ngã và gây ra thảm họa bão + lụt khiến hàng trăm người chết.
Cuối cùng, điều cần nhất đó là nên học theo phương pháp của Hoa Kỳ, nhưng đừng có học cách làm của người Mỹ. Bọn đó nói thì hay chứ làm thì cũng đầy dối gian như mọi dân tộc khác trên thế gian này. Tất nhiên, xứ cờ hoa ko bao giờ phải nghe cái loa rè như mấy thằng lều báo xứ ta bi bô với kiến thức nông cạn của tuoitre và tư duy thanhnien: Thủy điện gây lũ.
Đúng là các anh chị lều báo thứ đéo gì cũng biết, chỉ có bản thân mình ngu và dốt thì đéo biết mà thôi. Làm truyền thông thì ít ra cũng phải học theo anh Hoa Kỳ, ca ngợi thủy điện như này mới văn minh, mới là đỉnh cao của tuyên truyền:
“Roll on, Columbia, roll on
Roll on, Columbia, roll on
Your power is turning our darkness to dawn
….
So roll on, Columbia, roll on
And on up the river is Grand Coulee Dam
The mightiest thing ever built by a man
To run the great factories and water the land”
(Bài hát: ROLL ON COLUMBIA của ca sĩ Woody Guthrie: https://www.youtube.com/watch?v=2sH6CcsTafw)
Dịch nôm na:
“Chảy đi, Columbia, chảy đi
Chảy đi, Columbia, chảy đi
Sức mạnh của bạn đang biến bóng tối của chúng tôi thành ánh bình minh
….
Vì vậy, Chảy đi, Columbia, chảy đi
Và trên sông là Đập Grand Coulee (đập lớn nhất nước Mỹ)
Điều vĩ đại nhất từng được xây dựng bởi con người.
Để vận hành các nhà máy lớn và tưới nước cho đất đai”.
…
p/s: Nghe cứ như bài: “Chảy đi sông ơi” của bác Phó Đức Phương. Mỹ đúng là làm truyền thông số 2 thì ko ai dám nhận số 1. Ơ mà nhà báo dùng điện từ đâu để chửi thủy điện thế ko biết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét