(VTC News) - Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt khẳng định trong cả 5 bộ sách Tiếng Việt đều không có trang nào chứa bài học có thông tin, hình ảnh về "Bốn cái làn".
Ngày 11/10, liên quan tới việc mạng xã hội lan truyền hình ảnh bài học "Chữ số 4" với ví dụ minh họa "Bốn cái làn" khiến dư luận xôn xao, trả lời VTC News, GS.TS Trần Đình Sử - Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt tỏ vẻ bức xúc và khẳng định đây là một sự bịa đặt trắng trợn.
Theo GS.TS Trần Đình Sử, cả 5 bộ sách Tiếng Việt hiện hành, thậm chí các sách Toán hay những môn khác cũng đều không có trang nào chứa hình ảnh hay nội dung nêu trên.
Ông Sử cho hay, hiện ông vẫn còn đang giữ các bộ sách Tiếng Việt mà bản thân ông cùng hội đồng thẩm định đã xem từng trang một trước khi xuất bản.
"Việc ai đó bịa đặt ra hình ảnh, nội dung với bài học "Chữ số 4" kèm theo ví dụ "Bốn cái làn" đã làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến uy tín của sách Tiếng Việt.
Rõ ràng, không thể có chuyện sách giáo khoa phục vụ dạy học lại đi chuyển tải nội dung thô thiển như vậy", Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt quả quyết.
Trước đó, nhiều trang mạng xã hội chia sẻ hình ảnh về bài học "Chữ số 4" với ví dụ "Bốn cái làn". Nhiều ý kiến cho rằng, Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đã để "lọt" nội dung nhạy cảm, thô thiển này.
Giờ thì những người trực tiếp chịu trách nhiệm thẩm định đã đứng ra để khẳng định tính đúng sai của sự việc rồi. Mong rằng anh chị em, quý bạn đọc hãy cố gắng tìm nguôn tin hay ít ra tư mình đối chứng trước khi đưa một việc ở đâu đâu ra tranh luận như vậy, tránh gây ra những luồn tranh luận một cách nhảm nhí vì những thứ không có thật
Trả lờiXóaKhông hiểu có ai rảnh rỗi đến độ còn đi bịa đặt câu chuyện để biến nó thành vấn đề tranh luận như thế! Chắc chắn những người làm nên sách giáo hoa họ đều đặt tâm trí năng lực mình vào từng trang sách, rồi còn qua bao nhiêu đợt kiểm duyệt, kiểm thử rồi mới đưa vào trong hệ thống giáo dục chứ có phải đùa đâu mà có thể xảy ra chuyện xuất hiện hình ảnh đó được
Trả lờiXóaMay mà không phải là sự thật. Chứ sách dạy trẻ mà lại đưa cái ngôn từ dễ xuyên tạc và thiếu văn minh như vậy thì chắc phải xem lại người viết sách và hội đồng thẩm duyệt. Mà công nhận giờ cái bọn xuyên tạc ghê thật đấy ! có như vậy cũng xuyên tạc được làm hoang mang cho biết bao nhiêu người làm bậc cha mẹ phụ huynh..
Trả lờiXóaKhiếp đến vậy cũng xuyên tạc được. Giờ thì mười mươi rõ ràng rồi. Làm gì có trang sách nào in thế đâu mà lại xuyên tạc như thế nhỉ? Không thể chấp nhận được cái kiểu xuyên tạc như vậy được. Nếu phát hiện ai xuyên tạc gây mất danh dự, uy tín của quyền sách và người viết sách yêu cầu xử phạt thật là nặng vào
Trả lờiXóaQua những bài báo đính chính như vậy ta mới thấy các thế lực chống phá luôn lợi dụng sự cả tin của người dân và sức mạnh của truyền thông dự luận để bôi nhọ, bêu riếu những chính sách phát triển, hướng đi mới của các Bộ, ban ngành. Từ đây, bản thân mỗi người cũng cần phải đề cao cảnh giác trước những thông tin sai lệch và tiếp nhận nguồn tin từ những nguồn báo chính thống, rõ ràng, minh bạch
Trả lờiXóaCuối cùng thì các nhà thẩm định cũng đã lên tiếng đính chính về sự thật bị bại đặt trong bộ sách giáo khoa. Một lần nữa khẳng định sự việc liên quan bốn cái làn là không đúng sự thật nhưng đang bị lan truyền nhanh chóng trên mạng
Trả lờiXóaCần nhanh chóng tìm rõ nguồn lan truyền tin tức bịa đặt trong sách giáo khoa này vì nó ảnh hưởng rất nhiều thứ, nhất là trong giáo dục đào tạo, xử lý nghiêm các hành vi đăng tải các thông tin sai sự thật và phải xử nghiêm trước pháp luật để làm gương
Trả lờiXóaHình ảnh Bốn cái làn trong sách giáo khoa đã được đính chính lại là do bịa đặt, chứ không có chuyện ngôn ngữ nhạy cảm thô thiển này xuất hiên trong sách giáo khoa được, tất cả tin tức đó đều do một số kẻ xấu nó bịa đặt mà thôi, gây ảnh hưởng tiêu cực trong dư luận
Trả lờiXóa