Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta không được mất cảnh giác, chủ động phòng chống tốt nhất để bão vào sẽ đỡ thiệt hại cho nhân dân, địa phương, nếu không vào cũng là để rút kinh nghiệm tốt giúp ta chỉ đạo chống bão.
Trước diễn biến bão số 9 phức tạp và dự báo có thể cấp 12, giật cấp 13, sáng nay 26/10, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp trực tuyến với các bộ, ngành và một số tỉnh, thành phố miền Trung có nguy cơ bão đổ vào, chỉ đạo các biện pháp phòng, chống bão.
Sau khi nghe các bộ, ngành báo cáo, Thủ tướng đánh giá cao các bộ, ngành địa phương đã nhận thức rõ nguy cơ lũ lụt và nhấn mạnh, cơn bão này có thể gây ra tình trạng lũ chồng lũ. Do đó, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là cập nhật dự báo chính xác nhất để thông tin đến các địa phương, bộ, ngành và nhân dân để thực hiện chỉ đạo cũng như ứng phó.
Đặc biệt nhấn mạnh, bão số 9 có thể gây thiên tai cấp độ 4 từ Nam Nghệ An trở vào, Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải đôn đốc kiểm tra thực hiện Công điện của Thủ tướng về ứng phó với bão số 9. Việc quan đầu tiên là Đài Khí tượng Thủy văn Trung ương, các đài khí tượng cả nước thường xuyên thông tin kịp thời, liên tục với các cấp các ngành để có phương án chủ động, kịp thời.
Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta không được mất cảnh giác, tinh thần chủ động phòng chống tốt nhất để bão vào sẽ đỡ thiệt hại cho nhân dân, địa phương, nếu không vào cũng là để rút kinh nghiệm tốt giúp ta chỉ đạo chống bão.
Thủ tướng lưu ý, việc đầu tiên hiện nay là tiếp tục làm tốt công tác cứu nạn, hỗ trợ cho người dân 5 tỉnh miền Trung, nhất là tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
“Thủ tướng và Phó Thủ tướng, các địa phương đã có chủ trương, cần bám vào chủ trương này, không để người dân màn trời chiếu đất, đói rét và khó khăn khác”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Nêu thực tế có những ngọn núi sạt lở xa đến 1,6km, Thủ tướng yêu cầu các địa phương không được chủ quan và phải có phương án di dời dân: "Thứ nhất là tình trạng lở đất ở miền Trung có thể xảy ra nên yêu cầu phương án di dời nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Đây là kinh nghiệm rất xương máu, khi mưa liên tục thì có thể gây sạt lở núi. Thứ hai là ven sông, biển nơi bão đi qua có nguy cơ rủi ro cao và ảnh hưởng nặng nề. Thứ ba là đảm bảo an toàn các hồ đập. Tình hình hồ đập ở các tỉnh miền Trung đã xuống cấp, đáng báo động, cần xả theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân."
Trước việc mưa, ngập lớn có thể xảy ra, ảnh hưởng đến tính mạng người dân, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị và địa phương bao quát tình hình để có biện pháp xử lý.
Thủ tướng giao Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phải có cơ quan thường trực hỗ trợ các địa phương làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn. Các Trung đoàn, Sư đoàn, lực lượng biên phòng trên địa bàn phải tập trung cứu dân, hỗ trợ dân trước và sau bão, lũ. Có thể triển khai biện pháp rất mạnh như sử dụng xe tăng, trực thăng để cứu dân khi dân bị mắc kẹt.
Sau bão lũ, ngành điện phải đảm bảo điện cho người dân; giao thông thông suốt, không để ách tắc nhiều ngày. Các địa phương, đơn vị chuẩn bị hàng hóa hỗ trợ cho người dân, không để khó khăn thiếu thốn.
Đồng thời quán triệt tinh thần “4 tại chỗ”, từ tỉnh đến huyện đến xã, không phải bị động, chờ đợi, ngay từ bây giờ có những chỉ đạo, tăng cường các phương án mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, sát với thực tiễn từng địa phương.
Thủ tướng cũng yêu cầu không tổ chức họp trừ những cuộc họp cần thiết để tập trung lực lượng, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương, huyện xã và vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương phòng chống bão, lũ trong đợt này.
“Các địa phương không được chủ quan, coi thường. Nếu chủ quan thì sẽ có hậu quả lớn”, Thủ tướng nhắc lại lần nữa.
Hương Nguyễn (t/h)
Trong một thời gian rất ngắn trong vòng 10 ngày mà khúc ruột miền Trung chống chọi với bao nhiêu cơn bão, lũ liên tiếp ập đến, làm cho nhân dân ngày càng thêm cực khổ,cơ hàn hơn. Việc chủ động ứng phó với thiên tai nên được chuẩn bị chu đáo, hiện nay các cấp nên khẩn trương lên kế hoạch để có phương án tốt nhất cho nhân dân về nơi tránh trú an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của.
Trả lờiXóatrước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, đặc biệt là sự xuất hiện của những cơn bão nối tiếp nhau gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của bà con nhân dân miền Trung thì chúng ta không được chủ quan, từ công tác quản lý, nắm bắt tình hình thời tiết đến việc ổn định chỗ ở tạm thời an toàn cho người dân.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóacác cấp chính quyền, ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai và người dân các địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp vùng bão lũ và lân cận cần phải nhanh chóng khắc phục hậu quả tạm thời, chuẩn bị tinh thần và có phương án đối phó với cơn bão tiếp theo. Lúc này không chỉ người dân miền Trung mà đồng bào cả nước đồng lòng khắc phục hậu quả trước tình hình mưa bão phức tạp.
Trả lờiXóaĐúng là thương thay khúc ruột miền trung, mùa hè thì nắng như lửa đốt, vào mùa mưa bão lại thiên tai liên tục xảy ra. Mong sao cho bà con chân cứng đá mềm, vượt qua được mọi khắc nghiệt của thời tiết, chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bão lũ để đối đầu với cơn bão sắp tới.
Trả lờiXóaTrước tình hình mưa lũ, bão còn nhiều phức tạp, chính quyền địa phương cần huy động tối đa lực lượng giúp dân di dời đến nơi an toàn, củng cố đê điều, tuyệt đối không được chủ quan. Sẽ có nhiều khó khăn nhưng chúng ta cùng hướng về miền Trung
Trả lờiXóaKhông nên chủ quan, mất cảnh giác trước tình hình mưa bão. Chỉ trong thời gian ngắn vừa qua miền Trung đã hứng chịu biết bao nhiêu cơn bão, kéo theo bao nhiêu lũ lụt. Vì thế cần làm hạn chế tối đa nhất thiệt hại về người và của. Đừng để chủ quan, mất cảnh giác mà phải trả giá.
Trả lờiXóa