Chia sẻ

Tre Làng

Đừng để bị dắt mũi bởi những hình ảnh thương tâm trên mạng

Cuteo@

"Chơi mạng mà không tỉnh táo dễ bị dắt mũi". Đó là câu tôi đã từng nói cách đây gần chục năm. Mới đây, khi cả nước đang đồng lòng hướng về miền Trung, chia sẻ khó khăn với người dân trong cơn hoạn nạn thì một số trang mạng và một số báo liên tục chia sẻ những hình ảnh từ nước ngoài, hoặc trong quá khứ, rồi xào xáo lên để minh họa cho nỗi khổ của người dân nơi rốn lũ. Chuyện sẻ chia để cảm thông thì ít, nhưng sử dụng những tấm ảnh đó để chửi bới, rủa xả chính quyền thì nhiều. Đó là cách làm báo, cách viết bài của phường bất lương.

Nói đó là hành vi bẩn tưởi hèn hạ của phường bất lương vì mục đích của chúng là chửi chính quyền, chống phá chế độ chứ không phải sẻ chia với bà con gặp nạn.

Bức ảnh dưới đây là một ví dụ:



Đây là hình ảnh "anh Võ Quang Nông gỡ mái nhà, đưa cha mình lên xuồng cứu hộ để đến bệnh viện cấp cứu" trên báo điện tử Vietnamnet, biến thành "con cháu của mẹ phải dỡ gạch, ngói trên mái nhà để mang mẹ đi chôn cất"...

Và đây là ví dụ khác:


Hai ảnh trên là ảnh chụp màn hình từ báo Tuổi Trẻ từ năm 2016. Nhưng hiện phường bất lương lại dùng và xào xáo lại bài viết về việc "chính quyền thu lại 400/500 ngàn của người dân được nhà từ thiện hỗ trợ" để mập mờ đánh lận con đen, nhằm tấn công chính quyền.

Thực tế vụ việc này xảy ra ở thôn Trung Thôn, xã Quảng Trung thuộc thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình vào năm 2016. Ngay sau khi sự việc được báo chí đưa tin, chính quyền đã có giải thích rất rõ ràng rằng: sau trận lũ lịch sử năm 2016, các đoàn thiện nguyện ồ ạt mang tiền và vật chất tới địa bàn này để ủng hộ nhưng đoàn nào cũng chỉ chăm chăm tìm và ủng hộ "những người có hoàn cảnh khó khăn nhất, thiệt hại nặng nhất"...dẫn đến tình trạng có người, có hộ được ủng hộ rất nhiều, mì tôm cả lương khô ê hề ăn không hết, trong khi đó trên cùng địa bàn có nhiều người, nhiều hộ cũng bị ảnh hưởng thiệt hại nhưng không được hỗ trợ. Chính vì thế, chính quyền đã phải can thiệp vận động người dân nộp lại 1 phần tiền và vật chất được ủng hộ để phân bổ lại cho những hộ dân khó khăn hơn. Chủ trương này được đông đảo người dân ủng hộ. Nhưng rất tiếc, báo chí đã lợi dụng chuyện này để ám chỉ cán bộ chính quyền ăn chặn tiền cứu trợ của dân. Hậu quả của nó là làm giảm niềm tin của người dân vào chính quyền.

Ví dụ 3:




Hình ảnh "cậu bé bùn" ở Thái Lan xảy ra từ lâu, được dân mạng, và ngay cả báo chí nước nhà dùng gán cho người dân Quảng Trị. Vậy mà khối người tin.

Đó mới chỉ là 3 ví dụ nhỏ xinh về động cơ đen ngòm của lũ lều báo và bọn bất lương. Thật tiếc, vẫn có không ít người bị dắt mũi nên đã like, share những tin như vậy.

Hãy là người đọc thông thái, nên kiểm chứng trước khi like hay share!

7 nhận xét:

  1. Đồng ý rằng, đâu đó sẽ có những "con sâu" làm rầu nồi canh nhưng không vì thế mà chúng ta vơ đũa cả nắm. Có đi thực tế vùng lũ mới thấy, bản thân những người ở chính quyền xã cũng liên tục dầm mưa, lội nước lũ, ăn mì khô đi phát quà cả ngày và đêm giúp bà con. Có cả những người đã không may ra đi mãi mãi, khi nỗ lực cứu bà con.

    Trả lờiXóa
  2. Thế mới nói, phải biết đặt lòng tốt của ta trong đúng hoàn cảnh. Không thể để bọn phản động lợi dụng lòng tốt ấy để chống phá Đảng, Nhà nước. Chúng nương theo truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn của đồng bào để viết nên những bài post, status câu like sai sự thật tình hình lũ lụt ở miền Trung. Ta cần tỉnh táo trước những luận điệu như vậy ở trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Trả lờiXóa
  3. Những bọn xấu đăng tải những thông tin không hề chính xác nhằm lợi dụng lòng tốt, tình thương của những người đọc. Chúng sử dụng những hình ảnh thương tâm trong lũ lụt nhưng lại mô tả bằng những thông tin hoàn toàn sai lệch, không đúng sự thật

    Trả lờiXóa
  4. "Chơi mạng mà không tỉnh táo dễ bị dắt mũi". Đó là câu tôi đã từng nói cách đây gần chục năm. Mới đây, khi cả nước đang đồng lòng hướng về miền Trung, chia sẻ khó khăn với người dân trong cơn hoạn nạn thì một số trang mạng và một số báo liên tục chia sẻ những hình ảnh từ nước ngoài, hoặc trong quá khứ, rồi xào xáo lên để minh họa cho nỗi khổ của người dân nơi rốn lũ.

    Trả lờiXóa
  5. Hình ảnh "cậu bé bùn" ở Thái Lan xảy ra từ lâu, được dân mạng, và ngay cả báo chí nước nhà dùng gán cho người dân Quảng Trị. Vậy mà khối người tin. Trên đây mới chỉ là 3 ví dụ nhỏ xinh về động cơ đen ngòm của lũ lều báo và bọn bất lương. Thật tiếc, vẫn có không ít người bị dắt mũi nên đã like, share những tin như vậy.

    Trả lờiXóa
  6. ối giồi, đã ăn cướp lại còn la làng. Những hình ảnh cũ rích được đăng tải nhiều năm trước lại bị khơi lại với nội dung hết sức lố bịch. Thoáng nhìn qua thì những hình ảnh này thực sự gây nghẹn lòng với người xem nhưng nếu người đăng đưa nội dung kèm theo sai sự thật thì sẽ gây hiểu lầm trong dư luận. Thậm chí đây còn là chiêu bài xấu của các thế lực thù địch nhằm công kích chính quyền.

    Trả lờiXóa
  7. những hình ảnh vô cùng chân thực đó hóa ra lại là giả mạo, là hình ảnh cũ từ những năm về trước bị các đối tượng xấu lợi dụng, sử dụng để xuyên tạc, bịa đặt câu chuyện thương tâm ở rốn lũ năm nay. QUa đó chúng có những lời lẽ xúc phạm chính quyền và các nhóm từ thiện, cứu trợ. Đây là hành vi đáng lên án và báo động đến người dân nên tỉnh táo khi tiếp cận các nguồn thông tin trên mạng xã hội.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog