Ông Trần Bắc Hà đã chết vì bệnh hiểm nghèo, người chết không đối thoại được, cho nên đừng đổ hết tội cho ông Trần Bắc Hà.
"Bị cáo còn thấy thiếu 4 rủi ro nữa nên bị cáo yêu cầu cần phải có thêm tài sản đảm bảo cho dự án này. Tuy nhiên, khi bị cáo trình lên, ông Trần Bắc Hà đã không đồng ý, còn đe doạ và yêu cầu bị cáo nếu còn ý kiến về việc này sẽ cách chức bị cáo", đây là lời khai của bị cáo Trần Lục Lang, nguyên Phó Tổng giám đốc BIDV tại phiên tòa ngày 26.10.
Đương nhiên ông Trần Bắc Hà - Nguyên Chủ tịch BIDV là chủ mưu, cầm đầu vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" và "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Đương nhiên ông Trần Bắc Hà dùng quyền điều hành để ép cấp dưới làm theo ý của mình.
Nhưng các bị cáo thuộc cấp của ông Trần Bắc Hà đương nhiên có quyền của một công dân, của một cán bộ cấp dưới, không chấp hành theo chỉ đạo của cấp trên nếu đó là chỉ đạo thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật.
Đã làm tới chức vụ Phó Tổng giám đốc của BIDV, ông Trần Lục Lang bắt buộc phải nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Thấy sai mà ông cũng làm, đó là tình tiết tăng nặng.
Ông Trần Lục Lang không từ chối việc làm mà ông biết là vi phạm pháp luật, nếu ông không đồng lõa với âm mưu của ông Trần Bắc Hà, thì cũng vì sợ mất chức mà làm sai.
Thử đặt ra một kịch bản, nếu như ông Trần Lục Lang thấy "phi vụ" liên quan đến Cty Bình Hà và Cty Trung Dũng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không những ông không chấp hành lệnh của cấp trên, mà dám tố cáo với cơ quan có thẩm quyền, thì đã ngăn chặn được một vụ án đã làm thất thoát của BIDV 1.664 tỉ đồng.
Tuy nhiên, cùng một vụ việc, cùng chức vụ ngang nhau, nhưng ông Đoàn Ánh Sáng, nguyên Phó Tổng giám đốc BIDV lại dám chịu trách nhiệm: "Bị cáo ký với tư cách Phó Tổng giám đốc, dưới dức ép của HĐQT mà trực tiếp là Chủ tịch HĐQT. Bị cáo thấy bị viện kiểm sát truy tố đúng vì với tình hình doanh nghiệp như thế, dù có chịu sức ép hay điều kiện khách quan gì thì việc cho vay là không đúng".
Không chỉ ông Trần Lục Lang hay Đoàn ánh Sáng, mà 10 bị can khác nguyên là lãnh đạo, giám đốc các chi nhánh của BIDV đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm của mình.
Không thể đổ cho ông Trần Bắc Hà, bởi vì người chết không đối thoại được.
Lê Thanh Phong
VKSND cáo buộc ông Trần Bắc Hà (cựu chủ tịch HĐQT BIDV) chủ mưu, cầm đầu. Tuy nhiên, ông Hà đã chết nên cơ quan tố tụng đình chỉ bị can. Và cũng do đó đừng lấy cớ để đổ hết tội lên đầu ông Trần Bắc Hà - một người đã chết. Đã làm sai thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Trả lờiXóaNghĩa tử là nghĩa tận, ông Trần Bắc Hà đã chết rồi thì nên xem xét lại trách nhiệm một số bị cáo liên quan đến vụ án này bằng nhiều cách khác nhau.tất nhiên là không thể nói rằng ông Hà không liên quan, nhưng các bị cáo hình như đang né tránh và quanh co về vấn đề này đổ cho ông Hà. tất cả phải nghiêm minh trước pháp luật và có tội phải nhận, đó là quy luật.
Trả lờiXóaĐương nhiên trách nhiệm trong vụ này không thể thiếu ông Trần Bắc Hà nhưng không thể ông ta chết rồi mà những bị cáo khác lại thi nhau đổ hết lỗi cho ông ta như vậy được. Các sai phạm xảy ra có phần lỗi của các bị cáo thì họ phải nhận trách nhiệm
Trả lờiXóaKhông thể thấy người ta chết rồi mà đổ lỗi hết đầu người ta như vậy được, ai sai phạm thì sẽ bị xử lý theo pháp luật, tất cả họ đều phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình
Trả lờiXóaKhi có lợi ích còn đương nhiệm thì anh anh em em, chia nhau lợi ích khi phạm tội lại đổ lỗi, quy trách nhiệm cho người khác, dồn hết trách nhiệm về một người. Đây là sự việc đặc biệt nghiêm trọng, cơ quan chức năng cần điều tra để xử lý đúng người đúng tội, tránh để bỏ sót tội phạm.
Trả lờiXóa