Chia sẻ

Tre Làng

Về nguyên nhân gây nên sạt lở đất

Cuteo@

Lũ lụt, sạt lở đất xảy ra ở miền Trung gây thiệt hại khủng khiếp về người và của, khiến cả xã hội lo lắng, bất an. Nhiều bạn lên mạng khăng khăn nói rằng việc sạt lở đất, vùi chết nhiều người ở miền Trung vừa qua là do phá rừng làm thủy điện và tiện thể chê bai khả năng quy hoạch, quản lý của chính quyền. 

Tôi thì nghĩ hơi khác một chút về chuyện lũ lụt và sạt lở đất. Tôi cho rằng lũ lụt và sạt lở đất là 2 hiện tượng khác nhau. Ở đây tôi chỉ xin được nói về sạt lở đất theo hiểu biết của cá nhân, dựa trên việc tìm đọc các tài liệu từ nhiều nguồn. Dù đúng hay sai cũng mong học hỏi được từ ý kiến của các bạn.

Trước hết phải công nhận rằng, chặt phá rừng cũng là một trong số những nguyên nhân góp phần gây nên thảm họa tự nhiên trong đó có sạt lở đất. Hiểu một cách đơn giản là cây cối sẽ góp phần giữ, chặn dòng chảy đất đá. Tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở đất không phải do chặt phá rừng.

Tìm hiểu được biết, sạt lở là chuyển động dốc hoặc chuyển động khối. Theo đó, lớp đất mặt và đá di chuyển xuống dốc liên tục hoặc không liên tục bởi lực hấp dẫn. Sạt lở đất có đặc điểm của một dòng chảy kéo theo đất đá hoặc bùn.

Sạt lở đất ở vùng rừng núi Quảng Nam, Thừa Thiên Huế hay Quảng Trị vừa qua chỉ xảy ra khi có 2 điều kiện. Điều kiện cần là cấu trúc địa chất ở khu vực lỏng lẻo, có độ dốc. Điều kiện đủ là mưa nhiều, nước thấm sâu xuống bên dưới lớp đất mặt, khiến các dòng nước ngầm có lưu lượng tăng mạnh, dẫn đến hình thành một "Mặt trượt". Khi nước ngầm bên dưới đủ lớn sẽ hình thành một lớp bôi trơn giữa "mặt trượt" và lớp nền bên dưới và khi lực ma sát (để giữ mặt trượt ở lại) không thắng được lực hấp dẫn thì sạt lở đất sẽ xảy ra, toàn bộ mặt trượt sẽ trôi xuống phía dưới. Tùy thuộc vào cấu trúc địa chất, địa mạo và dung lượng nước mà lớp đất trôi xuống sẽ ở dạng khối hoặc giống như dạng lỏng.

Các bạn không nên nhầm lẫn giữa sạt lở đất với lũ ống, lũ quét dù chúng có nhiều điểm giống nhau, nhưng bản chất là khác nhau. 

Điều nên nói thêm ở đây là yếu tố nước. Nước có thể tăng hoặc giảm độ ổn định của độ dốc tùy thuộc vào lưu lượng. Ít nước quá hoặc nhiều nước quá cũng có thể dẫn đến sạt lở đất.

Nếu thời tiết điều hòa, một lượng nước nhỏ, vừa đủ có thể làm cho đất trở nên có kết cấu khỏe hơn. Lý do là vì sức căng bề mặt của nước làm tăng sự gắn kết của đất và cho phép đất chống xói mòn tốt hơn so với khi khô. 

Nếu thời tiết cực đoan như chúng ta đang chứng kiến ở miền Trung, mưa liên tục với lưu lượng lớn, khiến cho vùng sườn đồi/núi chữa quá nhiều nước, làm tăng áp lực lỗ rỗng, giảm ma sát, tăng độ trơn trượt, dẫn đến sạt lở.

Một ví dụ điển hình cho vai trò của nước trong duy trì kết cấu hay độ khỏe của đất là hình ảnh một Lâu Đài Cát. Nước phải được trộn với cát để lâu đài giữ được hình dạng của nó. Nếu thêm quá nhiều nước, cát sẽ bị rửa trôi. Nhưng nếu không có đủ nước, cát sẽ rơi xuống và không thể giữ được hình dạng.

Do vậy nhiều bạn nói mất rừng dẫn đến sạt lở dù đúng, nhưng không phải nguyên nhân chính. Địa hình của ta ở Quảng Trị, Quảng Nam là đất núi lửa bị phong hóa, kết cấu lỏng lẻo, cộng thêm thời tiết cực đoan, mưa quá nhiều thì dù không làm thủy điện, hay không phá rừng chuyện sạt lở vẫn diễn ra. Tương tự như thế, ở phía Bắc, những nơi thường xảy ra sạt lở đất như Lai Châu cũng có cấu trúc địa chất như vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog