Buổi chiều mấy đứa trong lớp tụ tập rủ nhau đến thăm thầy giáo cũ. Thầy ốm đau nằm liệt giường đã ba, bốn năm nhưng mãi hôm nay cả bọn mới tổ chức thăm hỏi, vì tới đây có hội lớp, lại nhân ngày 20/11 nữa nên tranh thủ một lần luôn.
Cả bọn đánh hẳn 13 cái ô tô, rồng rắn kéo nhau đến nhà thầy.
Dẫn đầu là đồng chí Quân phó chủ tịch huyện, ngày xưa đi học ngu như bò, chuyên chép trộm bài Gã. Tiếp theo lần lượt là các đồng chí: Hoạch chủ tịch xã, Lự trưởng phòng Giáo dục, Trịnh huyện đội, Bách chủ tịch Hội nông dân tập thể thị, Yến hiệu trưởng trường tiểu học,... và một số đồng chí viên chức tép riu lẫn doanh nhân thành đạt khác. Tất cả đâu đó 30 đứa. Đứa nào đứa nấy - nam thì sơ mi trắng đóng thùng, nách kẹp ví da cầm tay, tóc vắt từ bán cầu tây sang bán cầu đông vì hói; nữ thì váy vóc, túi xách rộn ràng, nước hoa thơm nhức hết cả mũi. Cười nói xôn xao như trẩy hội chùa Hương, thật là một bầu không khí vô cùng đoàn kết và phấn khởi.
Nhà thầy trong ngõ sâu, đi qua mấy mương nước, ba bốn cái ruộng rau muống mới tới. Xe dừng đầu ngõ một dãy dài như phái đoàn nhà trai đến đón dâu. Chó sủa um lên. Mấy con chó bé bằng củ khoai lao trong bụi ra, cứ nhè vào chân đồng chí Quân đòi cắn. Đồng chí phó chủ tịch giận tím mặt, gầm gừ quát "Bố mày cho củ riềng giờ!". Trưởng phòng Lự thấy vậy liền lắc đầu thở dài một cách đầy quan ngại "Đúng là một lũ chó không có giáo dục!".
Các đồng chí nữ đứng chụm vào nhau chụp ảnh tự sướng đăng phây. Một số đồng chí nam rủ nhau hái ổi ăn, vừa nhai vừa nhăn mặt kêu chát; trong khi đồng chí Bách chủ tịch Hội nông dân chỉ tay ra vườn chê mấy bụi cam hơi còi, cần phải bón thúc phân chuồng và tỉa hết cành nhỏ.
Đang lao xao ngoài sân thì con trai thầy giáo chạy ra mời mọi người vào nhà uống nước. Cả bọn chen chúc đi vào. Không đủ ghế nên mấy đứa đứng vây quanh chỗ nằm của thầy. Thầy nằm trên giường, hốc mắt đã lõm sâu, gầy gò và rất yếu, ai hỏi gì chỉ ú ớ thay cho câu trả lời.
Sau khi ổn định chỗ đứng, đồng chí phó chủ tịch Quân trịnh trọng tiến tới rồi chìa tay ra bắt tay thầy. Người nhà thầy bảo "Để đỡ thầy ngồi dậy đã". Mấy đứa xúm vào đỡ cho thầy lên rồi chèn cái gối cho thầy dựa vào tường khỏi ngã. Đồng chí Quân đằng hắng lần thứ 3, giọng nghiêm trang nói, giới thiệu với thầy, em là Quân phó chủ tịch huyện, học sinh cũ của thầy. Thầy giáo ú ơ cái gì đó, ra chiều rất lấy làm hân hạnh.
"Còn đây là đồng chí Hoạch chủ tịch xã, người con ưu tú luôn đau đáu vì sự phát triển của quê hương ...". Thầy lại ú ớ mấy tiếng, miệng há to, nước dãi chạy ra rơi cả xuống chiếu.
"Giới thiệu với thầy đây là đồng chí Lự trưởng phòng Giáo dục, một cán bộ mẫu mực và hết lòng vì sự nghiệp cải cách giáo dục huyện nhà..."
Mỗi khi giới thiệu xong một người, các đồng chí lại râm ran vỗ tay như đang tiếp đón phái đoàn cấp cao về dự đại hội.
Giới thiệu xong một lượt mọi người lại hạ thầy xuống. Ai đó đưa cho thầy miếng cam, nói thầy ăn đi cho khỏe, nhưng thầy chỉ ú ơ trong cổ vì tay thầy không cầm nắm được. Vợ thầy thấy không khí ngột ngạt quá nên gọi mọi người ra gian ngoài uống nước cho thoáng.
Ngồi thêm mươi phút nữa, sau khi ăn hết 2 đĩa cam, 1 đĩa dưa hấu, 3 đĩa ổi và hỏi han dăm câu, ba điều về bệnh tình của thầy, cả bọn lục tục kéo nhau ra về, không quên hứa lần sau chúng em lại đến thăm thầy tiếp.
Gã và một thằng nữa nán lại sau cùng. Ngó nét mặt vợ và hai người con của thầy có cái gì đó buồn buồn, Gã nói nhỏ vào tai nó, lúc hai đứa quay ra xe. Mày có biết vì sao không? Nó nói không, tao thấy cũng vui mà.
Gã bảo không! Người nhà thầy không nói ra nhưng tao tin họ đếch vui. Vì một là chúng ta đến mà không báo trước, mày có thấy thầy chỉ mặc mỗi cái quần đùi cháo lòng trên người không? Vì không báo trước nên họ không kịp chuẩn bị, mọi sự cứ rối tinh cả lên, như thế là đẩy họ vào thế lúng túng, bị động.
Hai là đã thế lại kéo đến rất đông, cả bọn vòng trong vòng ngoài xúm xít quanh giường thầy chả khác gì cú nhòm giường bệnh, trong khi tâm lý người bệnh, nhất là bệnh nặng, người ta không bao giờ muốn ai nhìn thấy trong tình trạng thảm hại cả. Chưa nói đến việc giới thiệu chức danh choang choang như bọn quan chức ngáo đá, làm mất mẹ hết cả ý nghĩa nhân văn của một nghĩa cử rất đẹp.
Nói thế thôi, không biết nó có nghe không. Hay lại mang chuyện mách lẻo, tâng công với anh phó chủ tịch huyện khả kính?!
End
@Song Hà
@Song Hà
chuyện thật mà như đùa, đùa mà như thật. Bấy lâu nay truyện Song Hà là vậy, ngẫm đến 20-11 mà ta nhớ đến nhiều điều. Có những người thầy đã đi cùng ta hết nửa đời này, nhưng có những người thầy mãi mãi rời xa phần vì bệnh tật, phần vì ốm yếu. Nhưng 20-11 là lúc để mình nhìn lại, ngẫm lại và hiểu thêm về công ơn dìu dắt của các thầy. Đã lâu rồi không nhắn tin hay gọi điện cho thầy chủ nhiệm....tất cả chỉ muốn nói điều tri ân...
Trả lờiXóaTình thầy trò đó là những gì hết sức cao cả và tốt đẹp. Ngày lễ hiến chương không cần gì phải đao to búa lớn, quà cáp linh đình mà chỉ cần thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau sức khỏe, động viên, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm thời thầy và trò thế cũng quá đủ tuyệt vời rồi, thế là đã đủ ấp áp, khích lệ những người vẫn ngày đêm chèo lái con thuyền làm người.
Trả lờiXóaNgày 20/11 là ngày chúng ta tri ân người thầy, người cô của mình về công lao dạy dỗ, giáo dục của thầy cô trong suốt chặng đường đời. Không phải cứ khua môi gõ mõ, làm rùm beng lên thì đã là tốt
Trả lờiXóaSản phẩm công nghệ tự động hóa độc quyền của TekDT
Trả lờiXóarao vặt, hợp tác, tìm nhà phân phối Sản phẩm công nghệ tự động hóa độc quyền của TekDT
quảng cáo USB tự động cài win độc quyền của TekDT
Nhân ngày 20.11 là ngày nhà giáo Việt Nam , bên cạnh những lời chúc, câu chuyện về nghĩa cử cao đẹp thì ta cũng đọc và biết tới những câu chuyện hết sức là châm biếng đến thói hư tật xấu của một vài bộ phận. Công lao người thầy thì luôn cao đẹp nhưng về phản ứng của các học trò thì có người đáng khen ngợi, có người thì lại tạo thành trò hề cho người khác trông vào
Trả lờiXóaCái vấn đề cần nhìn nhận chính là thái độ của những kẻ sau khi đã trưởng thành, có chức sắc nhưng lại không giữ được cho mình đạo đức, không bày tỏ cái lòng biết ơn với thầy mà lại chỉ muốn nhân dịp đó để khoe khoang về chức sắc của bản thân trong dịp họp lớp và tới thăm thầy. CHi tiết đó đã tạo nên cái sự châm biếng cho câu chuyện, một sự châm biếng đáng suy ngẫm
Trả lờiXóaDù chúng ta có thành công đến cỡ nào đi chăng nữa thì những người đã giảng dạy và nuôi dưỡng chúng ta mãi mãi là những người thầy. Ta có tài giỏi cớ nào cũng là một tay thầy cô truyền đạt dạy bảo nên không bao giờ ta có quyền quên đi công lao đó hay là cảm thấy sĩ diện vì nay đã "hơn thầy"!
Trả lờiXóaNgày 20/11 là ngày chúng ta nhớ về công lao to lớn của các thầy cô trong sự nghiệp trồng người! Mỗi chúng ta lớn lên đều có sự dạy dỗ và quan tâm của các thầy cô, như những người cha mẹ thứ hay. Vậy nên dù đã thành công ở bất cứ vị trí nào chúng ta cũng phải ghi nhớ công lao to đẹp đó , dù không thể dành những món quà thì đơn giản cũng là câu chúc cũng khiến cho thầy cô vui vẻ và ấm lòng rồi
Trả lờiXóaĐây là minh chứng cho việc không phải cứ gõ mõ khuơ chiêng là oai, là vui. Bản thân thầy cô chỉ cần sự quan tâm, sự tôn trọng và nhớ đến của các học trò chứ không cần nhiều hơn. Họ mong họ trò của họ thành công nhưng không mong cái ngày học trò về chỉ chăm chăm khoe chức vụ mình này nọ mà chẳng thèm để tâm đến việc thầy cảm thấy như thế nào nữa
Trả lờiXóaNếu mình là người thầy giáo hay người thân của người thầy đó thì công nhận cũng cảm thấy buồn. Không ai muốn người khác thấy mình trong tình trạng không đàng hoàng, bệnh tật mà mong muốn sẽ được người khác nhìn thấy trong sự đàng hoàng nhất. Đáng nhẽ trước khi về thăm thầy cũng gia đình nên chủ động nhất có thể
Trả lờiXóa