Fb Phan Khang.
Mùa thu năm 1971, miền Bắc trải qua trận đại hồng thủy "250 năm mới gặp một lần". 400 km đê vỡ, 500.000 ha lúa mất trắng. Nước sông Hồng dâng xấp xỉ mặt cầu Long Biên. Ngành giao thông phải điều một đoàn tàu chở đá hộc lên trấn giữ mặt cầu để không bị lũ cuốn phăng.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng khi đó đưa đoàn đại biểu cấp cao Liên Xô đi thị sát lụt ở Hà Bắc. Đứng trên triền đê nhìn ra mênh mông nước, ông mong muốn Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng một công trình để cắt lũ cho đồng bằng sông Hồng.
“Xây dựng thủy điện”, Chủ tịch Hội đồng Xô viết Tối cao Nikolai Podgorny khi ấy trả lời. Chuyến thăm diễn ra vào tháng 8, chỉ hai tháng sau, đoàn chuyên gia Liên Xô cùng thiết bị đã sang Việt Nam chuẩn bị khảo sát. Đó là nhà máy thủy điện Hòa Bình, từ đó đến nay đồng bằng sông Hồng không còn thấy lũ về.
Trận lụt vào ngày 6/10/1964 dọc hai bờ sông Thu Bồn, Vu Gia (tỉnh Quảng Nam). Đây là trận lụt kinh hoàng nhất lịch sử, cướp đi 6.000 mạng người. Lúc đó tỉnh Quảng Nam vẫn thuộc quyền quản lý của VNCH, chắc lúc đó VNCH xây nhiều thủy điện nên mới bị lũ lụt kinh hoàng như vậy phải không các chuyên gia?
Không xây thủy điện, đến mùa khô thiếu điện hoặc dùng điện khí, điện than mua của Tàu với giá cao hơn gấp đôi, các bạn hết có sự lựa chọn vì mùa hè không có điện thì chỉ có ăn đb thôi. Hoặc ở tình huống đến mức đắt mà cũng không có mà dùng, giữa mùa hè nóng 38-41 độ thì thôi mua cục đá về mà ôm cho qua 3 tháng ác mộng.
Có thủy điện hay không thì mưa lũ nó cũng thế cũng đổ về, vì lượng nước từ trên trời rơi xuống không đổi. Có thủy điện nó chỉ giữ không cho lượng nước đổ về hạ lưu gây lũ lụt bất ngờ, cùng lắm xả bể từ từ, vẫn trong tầm kiểm soát mà chạy. Tóm lại, thủy điện “KHÔNG TẠO RA NƯỚC” MÀ LÀM LŨ
Ngoài ra, thủy điện còn có tác dụng tích nước phục vụ nông nghiệp mùa hè. Miền Trung không có nước thủy điện tích sẵn thì chỉ có đi trồng cần mà chill qua mùa hè.
Nhờ thủy điện mà có nước tưới tiêu, có điện nằm điều hòa phè phởn, giờ quay ra chửi nó...
Nếu không có nó thì thiệt hại về lũ còn kinh hoàng hơn thế này nhiều, khi sắp tới miền Trung phải đón thêm 1-2 cơn bão lớn kéo thẳng vào. Và không có thủy điện thì yên tâm không chỉ thương về miền Trung thôi đâu, mà thương hết về Bắc Trung Bộ.
Link tham khảo thêm: http://nangluongvietnam.vn/…/tong-quan-loi-ich-va-tac-dong-…
-CT-
Mưa gió, lũ lụt là thiên tai dù từ ngày xưa đến nay con người trên trái đất này rất muốn chế ngự song không đơn giản như mọi người nghĩ. Mấy ngày gần đây xảy ra lũ lụt liên tục tại miền Trung thì có người đổ tại xây đập thủy điện mà ra, vậy thử hỏi rằng những 40 đến 80 của thế kỷ 18 chưa có thủy điện, rừng rậm còn đến Sơn Tây, Gia Lâm, Thanh Oai, Quốc Oai, Chương Mỹ của Hà Nội nhưng đã xảy ra các vụ vỡ đê liên tục khắp miền Bắc như : năm 1833 vỡ đê Phương Độ - Phúc Thọ, Đông Xá -Gia Lâm, Phương Trạch - Đông Ngàn Bắc Ninh, Thượng Cát - Từ Liêm, Thụy Dương - Chương Đức(Chương Mỹ), năm 1837 và 1869 vỡ đê Mai Trai- Tiên Phong Sơn Tây, năm 1871 vỡ đê Hà Nội, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, năm 1913 vỡ đê Sen Chiểu và Nghĩa Lộ - Phúc Thọ Hà Nội. Tiếp đến thời hiện đại thì những năm 1940, 1970 nước sông hồng lên tới 14 m phải xả đập Đáy, riêng năm 1971 nước sông Hồng tại Sơn Tây lên 16,29m, tại Hà Nội là 15,12 m là đợt nước sông to kỷ lục; năm 1986 vỡ đê Hưu Trưng Đan Phượng vv...Sau khi đập thủy điện Hòa Bình, Sơn La đi vào hoạt động thì trên sông Hồng qua Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên đã không còn cảnh nước to lũ lớn nữa, vậy thì lũ lụt đâu phải do làm Thủy điện mà ra, thậm chí thủy điện còn cắt lũ hiệu quả tại tuyến sông Hồng nữa đó. Do đó có kẻ đổ thừa cho làm thủy điện gây ra lũ lụt thì là người không hiểu rõ lịch sử mưa lũ của thiên nhiên vậy.
Trả lờiXóaMấy nhà dân chủ, mấy tên phản động đang rất sục sôi về việc mà Nhà nước ta chủ trương chặt quá nhiều cây, phá rừng làm thủy điện và cái sự việc lần này là do "nhân tai", do cn người làm ra. Thật kinh bỉ, và nhục nhã thay cho những tên như vậy, tôi không biết các anh học lớn mấy mà lại phát ngôn như vậy. Việc lợi ích của thủy điện thì rõ quá rồi, mùa màng, tưới tiêu...cái việc mà lũ lụt thì không ai đoán trước được. Có chăng sẽ có trách nhiệm của những kẻ chuyên phá rừng, nhưng tôi cho rằng việc đánh lận con đen này là không phải. Phải có cái nhìn khoa học về vấn đề này, các chuyên gia đã nghiên cứu, không biết thì dựa cột mà nghe thưa mấy anh dân chủ.
Trả lờiXóa