Chia sẻ

Tre Làng

Về câu hỏi của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng

Cuteo@

Tại buổi chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV sáng 6/11/2020, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội gửi câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, nguyên văn như sau: 

"Hiện nay dư luận hết sức bất bình, đặc biệt là vào dịp lễ, Tết là công an cơ sở đi thu tiền của bà con buôn bán các thứ. Tôi đã thảo luận ở tổ và đề nghị đồng chí thực hiện biện pháp gì để cho anh em không làm chuyện này nữa, để tránh ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của ngành công an".

Phải khẳng định ngay rằng, vào dịp lễ tết thì ở một vài nơi có hiện tượng gợi ý các doanh nghiệp ủng hộ, giúp đỡ một số đơn vị công an cấp cơ sở là có thật, thậm chí có đơn vị còn gửi cả công văn đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ. 

Việc làm trên dù được ngụy trang bằng những mỹ từ nào đi nữa thì về bản chất là "Xin tiền doanh nghiệp" và cho dù các đơn vị công an không bắt buộc, và các doanh nghiệp có "tự nguyện" đi chăng nữa thì nó vẫn là việc làm phản cảm, gây bức xúc cho xã hội, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ngành công an.

Ảnh chụp màn hình kết quả tra cứu Hiện tượng xin tiền doanh nghiệp

Hiện tượng này dù là có thật, nhưng không phải là phổ biến và càng không phải chủ trương của ngành công an. 

Thực tế, trong những năm vừa qua ngành công an đã nghiêm cấm các đơn vị công an cơ sở làm việc này và cũng đã có những biện pháp xử lý khá mạnh tay.

Trở lại câu hỏi của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng. Đây là câu hỏi đề cập tới vấn đề nóng mà cử tri đang quan tâm, có liên quan đến danh dự, uy tín của ngành công an và với trách nhiệm của một địa biểu, ông Lưu Bình Nhưỡng chất vấn là cần thiết. 

Tuy nhiên, thái độ người hỏi cách hỏi cũng cần phải lưu ý nếu không dư luận sẽ hiểu sai bản chất vấn đề bởi tầm ảnh hưởng của một vị ĐBQH là rất lớn.

Câu hỏi ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng có 2 ý: (1) "Hiện nay dư luận hết sức bất bình, đặc biệt là vào dịp lễ, Tết là công an cơ sở đi thu tiền của bà con buôn bán các thứ và (2) Đề nghị Bộ trưởng Tô Lâm cho biết đã và sẽ thực hiện biện pháp gì để cho anh em không làm chuyện này nữa, để tránh ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của ngành công an". Tôi sẽ chủ yếu bàn đến (1) mà không bàn sâu đến (2).

#1
Với câu hỏi (1), người đọc sẽ đương nhiên hiểu rằng, cứ "vào dịp lễ, Tết là công an cơ sở đi thu tiền của bà con buôn bán các thứ". Điều này đồng nghĩa với việc, tất cả các đơn vị công an cơ sở trong toàn quốc sẽ đi thu tiền của bà con buôn bán. Cách hỏi này là rất nguy hiểm, nó làm sai lệch những hiện tượng tiêu cực của ngành công an trên thực tế. Nó biến những hiện tượng nhỏ lẻ thành phổ quát. Nói thẳng ra là quy chụp.

Là một Tiến sĩ luật, nhẽ ra ĐB Lưu Bình Nhưỡng phải cẩn trọng hơn khi đặt câu hỏi tại một diễn đàn có sức ảnh hưởng cả bề rộng lẫn chiều sâu như thế này mới phải. Ông có thể chất vấn: "Hiện nay dư luận hết sức bất bình, đặc biệt là vào dịp lễ, Tết là ở một số nơi, công an cơ sở đi thu tiền của bà con buôn bán các thứ. Đề nghị đồng chí cho biết, đã và sẽ thực hiện biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng trên?". 

Với câu hỏi như tôi gợi ý, người nghe sẽ cảm thấy đúng là ĐB Lưu Bình Nhưỡng hỏi trên tinh thần xây dựng mà không phải quy chụp và càng không phải "chọc ngoáy". Quan trọng hơn cả, nó phản ánh đúng thực tế là "Không phải tất cả các đơn vị công an cơ sở đều có hành động xấu xí ấy" và các cử tri sẽ không thể hiểu sai bản chất vấn đề.

Trả lời ĐB Lưu Bình Nhưỡng về phản ánh này, chiều cùng ngày Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định: "Nếu có cũng chỉ là trường hợp hết sức cá biệt". Ông Tô Lâm nêu rõ quan điểm của Bộ Công an là kiên quyết xử lý các sai phạm tiêu cực, thực hiện nghiêm phòng ngừa, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm của cán bộ, chiến sỹ, không bao che bất kỳ trường hợp nào. Bộ Công an đã triển khai một số giải pháp chống nhũng nhiễu, tiêu cực trong lực lượng công an cũng như công an cấp cơ sở; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng trong công an nhân dân với quan điểm danh dự là điều thiêng liêng cao quý. Đồng thời, gắn trách nhiệm thủ trưởng đơn vị quản lý cán bộ, chiến sỹ, nếu cán bộ, chiến sỹ có sai phạm thì xử lý trách nhiệm người đứng đầu. Thêm nữa, ngành cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong công an nhân dân.

Đây là câu trả lời thỏa đáng.

#2
Theo quy định tại các điều 79, 80 và 82 của Hiến pháp năm 2013 về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội đối với cử tri và Nhân dân thì ĐBQH không chỉ có trách nhiệm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mà còn phải tham gia đóng góp ý kiến xây dựng luật, tham gia quản lý nhà nước, và thực hiện các chức năng giám sát. Với tinh thần đó, thì ngoài việc lắng nghe và chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của cử tri tới Quốc hội thì ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng còn có trách nhiệm giám sát các hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền. 

Với quy định này, tôi tự hỏi, khi phát hiện hoặc khi nghe cử tri phản ánh các tiêu cực nêu trên của lực lượng công an cấp cơ sở, thì tại sao ĐB Lưu Bình Nhưỡng không trực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hoặc ít nhất là phản ánh ngay cho các lãnh đạo ngành công an để kịp thời xử lý, ngăn chặn? Tại sao phải tích cóp lại, đợi đến khi chất vấn tại Quốc hội mới nói ra? Lý do im lặng ở đây là gì? Như thế thì ĐB Lưu Bình Nhưỡng đã hoàn thành trách nhiệm của mình chưa?

Với tư cách là một công dân tôi cho rằng, ĐB Lưu Bình Nhưỡng chưa hoàn thành nhiệm vụ của một ĐBQH. Xin lưu ý thêm, theo Hiến pháp, "Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn" nhưng chưa phải là tất cả. Nhiệm vụ của một ĐBQH không phải chỉ tiếp thu phản ánh của cử tri rồi trình bày, hay hỏi nguyên xi trên nghị trường. Nói cách khác, trách nhiệm của ĐBQH không phải chỉ để hỏi.

Về điểm này, tôi có suy nghĩ tương đồng như Bộ trưởng Tô Lâm. Đề nghị ĐB Lưu Bình Nhưỡng và các đại biểu, các cử tri khác, nếu phát hiện ra công an có tiêu cực, sai phạm thì báo ngay cho các lãnh đạo ngành công an để xác minh, xử lý kịp thời và Bộ công an sẽ có trách nhiệm có thông báo rộng rãi.

11 nhận xét:

  1. Chính vì học LUẬT nên ông Nhưỡng đã chơi chữ đó, ổng biết thừa sự việc anh em Công an ở cơ sở ở một số nơi đi xin tiền lế tết là có thật (nhưng không nhiều tiền đâu, thường là triệu bạc thôi và họ cũng không cho rằng nặng nề lắm - nếu họ không đồng tình thì lên phây ngay), nhưng từ xưa đến nay ông ta lúc nào chả thế, toàn kiểu chơi chữ để dễ rũ bỏ trách nhiệm đấy thôi, ví như ông ta với ông 'Cuốc nghị' đến Đồng Tâm giao du với bố con Kình và đồng bọn, nay lũ ấy mắc tội khủng bố và bị tiêu diệt có thấy 2 ông ý kiến gì đâu?, nếu có hỏi chắc các ông ấy lại nói : tôi là đại biểu quốc hội nên khi nhận được đơn của dân tôi phải về xem thế nào để phản ảnh với Quốc hội với chính quyền vv... nhưng đằng sau sự việc về đó là gì thì chỉ 2 ông đó là biết rõ vì 2 ông chủ động nhất (tất nhiên bà con Đồng Tâm đã tố cáo hành vi về Đồng Tâm chỉ nghe và tin lời giặc Kình mà không thèm đếm xỉa đến ý kiến bà con khác đó!). Thế nên lần này ổng ta lại đăng đàn mà hỏi Bộ trưởng Công an câu hỏi đó thì có gì lạ, vì bản chất nào thì thể hiện thế đó mà.

    Trả lờiXóa
  2. Ở đâu thì không biết những ở địa phương tôi thì chưa bao giờ thấy hiện tượng này diễn ra và hiện nay cũng không phải là dịp lễ tết gì không biết đại biểu Lưu Bình Nhưỡng lấy vấn đề này từ năm nào, nếu có trường hợp như vậy chắc chắc bộ Công an sẽ xử lý nghiêm minh. Mọi người theo dõi có thể thấy, đây không phải là lần đầu tiên đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đưa ra những vấn đề không rõ quy chụp cho lực lượng Công an, đã có những lần sai với thực tế để hạ uy tín của lực lượng bảo vệ nhân dân, chia tách giữa công an với nhân dân rất nguy hiểm.

    Trả lờiXóa
  3. Cách kết luận của ông Nhưỡng trong vấn đề này y hệt khi ông tranh cãi với đại biểu Nguyễn Hữu Cầu khi nói rằng, oan sai trong các vụ án do công an thụ lý là "cực kỳ khủng khiếp", trong khi rõ ràng cách thức tính của ông đến đứa trẻ tiểu học cũng không chấp nhận được.
    Phải chăng có những người đang cố mượn nghị trường quốc hội để bôi nhọ ngành công an hay không?

    Trả lờiXóa
  4. Ông là tiến sĩ luật học, để đưa ra một kết luận phải có thống kê, bao nhiêu % bà con tiểu thương bị "thu tiền", bao nhiêu người phản ánh cho ông, hay chí ít là có hình ảnh, video nào minh hoạ. Đằng này, tay không bằng chứng, ông bôi nhọ cả một lực lượng vài trăm ngàn con người, liệu thế có xứng với tư cách đại biểu hay không?

    Trả lờiXóa
  5. Phải nói rằng, Lưu Bình Nhưỡng là đại biểu có thù ghét với lực lượng công an. Đây không phải là nhận xét chỉ riêng tôi mà của nhiều anh em trong ngành công an. Ông đừng mượn nghị trường quốc hội để bôi nhọ ngành công an. Thiết nghĩ ông không có đủ tư cách để ngồi trên cái ghế đại biểu quốc hội đó đâu!

    Trả lờiXóa
  6. Là một tiến sĩ luật thì ông nên hiểu nói có sách, mách có chứng, chứ đừng có mà tùy tiện bôi nhọ cả một lực lượng như thế, ông có xứng đáng làm đại biểu quốc hội không???

    Trả lờiXóa
  7. Đánh giá một cách phiến diện, một chiều, là một tiến sĩ luật thì cái gì nói cũng phải có banawngf chứng nhé, không phải thích nói gì thì nói đâu, nhất là ông là một đại biểu quốc hội, người đại diện í kiến của người dân

    Trả lờiXóa
  8. Học LUẬT mà chẳng nhẽ không hiểu chứng cứ xác thực gì hả, thật vô lý, vậy nên ông NHưỡng ạ, nói gì cũng phải có cơ sở nhá, đừng có ăn nói hàm hồ!

    Trả lờiXóa
  9. Mấy thằng DLV, cứ có phê phán chính phủ là nhảy xô vào bênh. Người ta phản biện là có cơ sở. Mấy ông phản đối ĐB này cho hỏi: có hiện tượng đó hay không ( là xin tiền đó). Có thể là không nhiều, nhưng chắc chắn có. Chính phủ , lãnh đạo có sâu mọt không? Tất nhiên không nhiều, nhưng chắc chắn có. Vậy lên theo như các DLV thì lên ngậm hết lại, không phê phán, không phản biện nhỉ? Xã hội này tốt đẹp vậy cơ à? Sinh ra QH để làm gì, hay là chỉ cho phép ca ngợi, tung hô?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nơi nào có người thì nơi đó có mặt trái . Vấn đề nằm ở chỗ sự việc liên quan đến ông Nhưỡng thì ông ta im như con chó đá . DLV là cái gì vậy bạn ?? Đám Dân Lưu Vong khu có tư cách tham gia vào chuyện của người Việt . Okie ??

      Xóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog