Anh Tuấn/KT&ĐT
Thủy điện Thượng Nhật bị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phạt 500 triệu đồng vì không tuân thủ theo lệnh điều hành vận hành hồ chứa, đập dâng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngày 26/11, ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 500 triệu đồng đối với Công ty CP Đầu tư thủy điện miền Trung (TĐMT) Việt Nam, chủ đầu tư dự án nhà máy thủy điện Thượng Nhật (đóng tại xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Theo đó, Công ty CP Đầu tư TĐMT Việt Nam bị xử phạt với hành vi vi phạm “Không tuân thủ theo lệnh điều hành vận hành hồ chứa, đập dâng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước và các trường hợp khẩn cấp khác” được quy định tại điểm a, khoản 9, Điều 13 Nghị định 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Dự án thủy điện Thượng Nhật có công suất 11MW, được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép tích nước hồ chứa giai đoạn 1 đến cao trình mực nước dâng bình thường 116m trong 90 ngày, kể từ ngày 6/1.
Việc cho tích nước để thực hiện kiểm tra thấm, chạy thử, thí nghiệm hiệu chỉnh, hoàn thiện các hạng mục phía hạ lưu của nhà máy thủy điện. Đến ngày 31/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn chưa cho tích nước vận hành chính thức và yêu cầu chủ đầu tư khắc phục các điều kiện để tích nước.
Đến trước thời điểm cơn bão số 13 đổ bộ, Công ty CP đầu tư TĐMT Việt Nam được cho là không nghiêm túc chấp hành chỉ đạo công tác ứng phó thiên tai của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cụ thể, công ty này 2 lần không duy trì cửa van ở trạng thái mở hoàn toàn, không tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa và không tuân thủ theo lệnh điều hành vận hành hồ chứa của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để ứng phó thiên tai.
Trước đó, ngày 18/11, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã lập 2 biên bản vi phạm đối với đơn vị này về hành vi vi phạm quy đình về Quản lý vận hành đập thủy điện thuộc Nghị định 134/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tết kiệm và hiệu quả.
Theo đó, doanh nghiệp này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền khoảng 140 triệu đồng. Đoàn kiểm tra cũng đề nghị Bộ Công Thương thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã kí công văn gửi Bộ TN&MT đề nghị thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng mặt nước được cấp cho đơn vị này.
Qua các vụ việc sạt lở đáng tiếc trong đợt mưa lũ thời gian qua, thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên vào cuộc rà soát lại tất cả các thủy điện ở khu vực hay xảy ra sạt lở, đặc biệt là các thủy điện vừa và nhỏ ít được quan tâm, xem xem thủy điện nào còn có thể sử dụng, thủy điện nào xuống cấp không đủ an toàn để có biện pháp xử lý phù hợp.
Trả lờiXóaTừ những vụ việc đau lòng vừa rồi thì việc chấn chỉnh quản lý,quy hoạch cấp phép xây dựng các hồ thủy điện, các thủy điện cóc cần được thắt chặt, quản lý nghiêm. Việc vận hành, xử lý và điều tiết cần phải có sự kiểm soát và nếu không tuân thủ phải bị xử phạt nghiêm. rất hoan nghênh cách làm của UBND thừa thiên huế, rất quyết liệt, xử lý dứt điểm những trường hợp này. Để tránh những mất mát thương tâm khi mùa lũ về.
Trả lờiXóaViệc không tuân thủ này có thể sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, khó khắc phục hoặc thậm chí không khắc phục được. Việc xử phạt lần này là hoàn toàn hợp lí để răn đe ban quẩn lý các công trình thủy điện, thủy lợi, ... phải tuân thủ nghiêm túc các công điện khẩn cấp
Trả lờiXóaTừ những vụ việc, sự cố xảy ra do không tuân thủ pháp luật của các công trình cho thấy chúng ta cần phải kiên quyết hơn nữa trong việc quản lí, sử dụng các công trình thủy điện, thủy lợi, đảm bảo không để xảy ra sự cố đáng tiếc trong bất kì thời điểm nào
Trả lờiXóaCần xử lí nghiêm khắc để tránh tiếp tục xảy ra những sai sót. Quan tình hình thiên tai lũ lụt vừa rồi ở miền Trung có thể thấy sự buông lỏng trong việc quản lí các công trình thủy điện, thủy lợi, gây ra những vụ sạt lở nghiêm trọng để lại hậu quả vô cùng đáng thương.
Trả lờiXóa