“Một trường sai phạm từ hiệu trưởng, hiệu phó đến các phòng ban thì làm sao đủ tư cách để đào tạo sinh viên”, GS.Phạm Tất Dong nêu quan điểm.
Câu chuyện sai phạm xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô vẫn khiến cho những người tâm huyết về giáo dục trăn trở, băn khoăn bởi hệ lụy mà nó mang đến cho xã hội, cho các thế hệ sau là quá lớn.
Liên quan đến những sai phạm này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam đã có quan điểm hết sức cứng rắn.
Trước hết, ông cho rằng nên xử lý nghiêm việc cấp chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 cho Trường Đại học Đông Đô. Đối với một số trường hợp có thể đưa ra vấn đề hình sự vì làm trái phép nước.
Theo Giáo sư Phạm Tất Dong: Trường Đông Đô chưa được phép đào tạo văn bằng 2 nhưng tại sao được phân chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 đó là một bất thường.
Người ta bảo đây là sơ hở trong quản lý nhưng tôi cho đây không phải sơ hở mà chủ mưu.
Lâu nay các trường đại học muốn có chỉ tiêu phải xin. Chỉ tiêu là món hàng rất lời.
Do đó, Giáo sư Dong nêu quan điểm: “Người quản lý phải bị xử lý thật nghiêm. Còn nếu chỉ xử lý người mua bằng mà để người bán bằng nhởn nhơ thì rất nguy hiểm”.
Cũng theo Giáo sư Phạm Tất Dong, ngoài xử lý người quản lý thì những đối tượng mua bằng giả văn bằng 2 ngoại ngữ để đi học tiến sĩ, hoàn thiện hồ sơ công chức, viên chức cũng phải xử lý nghiêm khắc.
Cuối cùng vị này nhấn mạnh: “Trường Đại học Đông Đô trước đây đã có nhiều sai phạm trong khi nước ta hiện không thiếu trường đại học.
Do đó, có thể giải thể và đưa sinh viên Trường Đại học Đông Đô sang học trường đại học khác.
Một trường sai phạm từ hiệu trưởng, hiệu phó đến các phòng ban thì làm sao đủ tư cách để đào tạo sinh viên. Không nên để những trường đại học như vậy tồn tại”.
Trước đó, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an, căn cứ tài liệu thu giữ được, cơ quan điều tra xác định trường Đại học Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh cho 626 trường hợp, nhưng chỉ có 216 trường hợp có thông tin để xác minh.
Kết quả xác minh xác định trong số 216 trường hợp nêu trên có tới 193 người được cấp bằng không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc không đủ điều kiện để cấp bằng (số bằng này được cấp trong giai đoạn từ tháng 5/2018 đến tháng 3/2019).
Đối với 193 trường hợp được Đại học Đông Đô cấp bằng giả, có 60 trường hợp sử dụng bằng giả này, trong đó có 55 người sử dụng để nộp hồ sơ xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sỹ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp thi công chức, 2 trường hợp khai vào hồ sơ cán bộ, 1 trường hợp nộp hồ sơ xét tuyển thạc sỹ.
Ngoài ra, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an cũng làm rõ, mặc dù Đại học Đông Đô không được cấp phép đào tạo văn bằng 2 nhưng từ năm 2015, Bộ Giáo dục & Đào tạo vẫn cho đăng tải thông báo chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy của trường này lên Cổng thông tin của Bộ.
Việc các đơn vị, cá nhân thuộc Vụ Kế hoạch tài chính và Vụ Giáo dục đại học thực hiện thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh trong đó có chỉ tiêu văn bằng 2 lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GĐ&ĐT cho trường Đại học Đông Đô trong khi trường này chưa được Bộ GĐ&ĐT cấp phép là có dấu hiệu vi phạm quy định về đào tạo cấp bằng đại học thứ 2 của Bộ trưởng Bộ GĐ&ĐT. Cần làm rõ trách nhiệm liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trinh Phúc
Cần công bố danh tính những người đi mua bằng và xử lý thật nghiêm, riêng những người là đảng viên thì nên khai trừ khỏi Đảng vì không thể chấp nhận những người không trung thực đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Trả lờiXóaMong rằng tìm kiếm xác minh đâu là những người đi mua bằng để có thể truy cứu trách nhiệm! Nếu chỉ vì cái chuyện chức quyền hay gì đó rồi bỏ tiền ra mua thì thực lòng không xứng đáng trở thành một người cán bộ có tư cách tốt để tiếp tục công tác và tiến xa hơn nữa trở thành những người có chức vụ trong bộ máy chính trị, điều này gây nguy hiểm đối với hệ thống bộ máy chính trị của ta !
Trả lờiXóaNếu giờ giải thể thì có lẽ là việc di chuyển số sinh viên cũng như công việc giáo viên có lẽ thì một cái gì đó khó khăn phức tạp nhưng vì những lí do đã xảy ra thì việc giải thể là hợp lí! Nếu thực sự giáo viên có năng lực có lẽ họ sẽ có những bước đi mới, lựa chọn môi trường tốt hơn là một môi trường như thế này
Trả lờiXóaKhông biết hậu quả của việc mua bằng giả để đem đi nộp gọi là đảm bảo đủ điều kiện thăng tiến hay tuyển chọn vào một vị trí nào đó sẽ như thế nào nữa. Phải chăng chúng ta cũng nên xem xét lại một số quy định về việc thi chứng chỉ cũng như siết chặt vấn đề môi trường thế nào là đảm bảo điều kiện chó phép được cấp những loại chứng chỉ quan trọng này chứ không thể bừa bãi
Trả lờiXóaYêu cầu cần tìm ra và công bố danh tính những người đã kiên kết với những cán bộ giao viên trường này trong chuyện mua bằng. Việc mua bằng này cũng chẳng khác gì cái việc chạy điểm cho các chấu học sinh trung học phổ thông- câu chuyện đã xảy ra vào mùa tuyển sinh 2018 đã bị phát hiện và vỡ lở, đều gây hại cho tương lai của đất nước nói chung cả
Trả lờiXóaCó câu nhà dột từ nóc thì đây chính là một môi trường học tập đào tạo ra người tài giúp cho đất nước nhưng lại có những cán bộ chịu trách nhiệm đứng đầu: hiệu trưởng và hiệu phó và còn có thể là có thêm một vài cán bộ khác thành 1 đường dây tạo nên một cái nơi sản xuất ra bằng giả, chứng chỉ giả, tạo ra những người "đạt chuẩn" mà không cần có một tí kiến thức sao?
Trả lờiXóaLàm giàu dễ thế này chẳng mấy mà giàu nhỉ? Lương của một hiệu trưởng, một hiệu phó có thể chẳng đáng bao nhiêu nhưng mà làm 1 cái chứng chỉ giả thế này chắc đút túi được nhiều lắm! Giờ bị gô cổ cả một đám với nhau thì đúng là năm tay nhau mà đi tù nhé! Gì chứ việc học tập cũng làm giả rồi gian dối thì đúng là đáng đi tù lắm
Trả lờiXóaỦng hộ ý kiến này của giáo sư. Bản thân tôi thấy môi trường này đã quá gây mất uy tín sau hàng loạt lùm xùm vừa rồi, và nếu như đây đã dám cung cấp các chứng chỉ giả thì chẳng có lí do gì mà ta không nên đặt nghi vấn về chất lượng đào tạo sinh viên nơi đây. Không phải là đánh đồng nhưng tôi nghĩ có khả năng tồn tại việc mua điểm để một sinh viên không học hành gì vẫn có thể ra trường với tấm bằng đại học Đông Đô cấp
Trả lờiXóa