Ong Bắp Cày
Chỉ một ngày sau khi anh Sùng Thìn Cò phát biểu trước Quốc hội về quân số của lực lượng công an, BBC đã ngay lập tức đăng tải bài "Khi Đại biểu Quốc hội VN xin lỗi và nói rằng Công an đông quá". Bằng thủ đoạn dẫn lời bình luận và phát biểu của anh Cò, thông điệp của BBC là kêu gọi phi chính trị lực lượng vũ trang, đòi thay đổi thể chế chính trị và đa nguyên, đa đảng.
Trong bài viết, BBC dẫn lời "nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh" từ Đại học Quốc gia Hà Nội" với lời bình thiếu thiện cảm, có ý hằn học với ngành công an. Với câu hỏi "đất nước thái bình sao phải cần nhiều công an? Sao phải cần hàng mấy trăm tướng lĩnh? Thời chiến tranh Việt - Mỹ, quân đội chính quy của Việt Nam không có số lượng tướng và lính nhiều đến thế", Lê Văn Sinh dẫn dắt đến câu chuyện phải xem lại thể chế chính trị rằng, "sự gia tăng lực lượng công an thời gian qua phản ánh sự lo ngại của giới chức về vai trò lãnh đạo xã hội của họ. Khuynh hướng công an hóa bộ máy nhà nước đã hình thành và ngày càng diễn ra mạnh hơn trong mấy chục năm qua.". Bản chất câu nói của Lê Văn Sinh là hạ thấp vai trò lãnh đạo của đảng và chính phủ.
Tiếp theo Lê Văn Sinh, BBC dẫn lời bình của Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh với vai trò là "cựu Thiếu tá An ninh", "từng có nhiều năm làm việc tại Bộ Công an" để nói rằng ngành công an "quá đông", quá "nhiều quyền lực", "không minh bạch" và "lạm dụng quyền lực" để "Báo động giả về thế lực thù địch", nhưng thực chất không có thế lực thù địch nào cả. Và cuối cùng, theo Vinh, để cải thiện tình hình thì phải hạn chế quyền lực, phải cải tổ hệ thống chính trị và cần có đảng đối lập.
Người thứ ba được BBC dẫn lời là đối tượng tù tha Lê Quốc Quân với luận điệu đại loại như "Tôi thấy rõ ràng rằng Bộ Công an đang có nhiều động thái tăng cường quyền lực của mình như can thiệp vào quản lý dữ liệu công dân, đề nghị chuyển dạy học lái xe sang cho Bộ Công An và đặc biệt là dự luật Xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở, nhóm toàn bộ dân phố, dân phòng, công an bán chuyên trách… để xây dựng một lực lượng thống nhất với biên chế đến 1,5 triệu người". Từ đó, Quân "tố cáo" lực lượng công an giám sát, quản lý những người bất đồng chính kiến kiểu như "Tôi không có con số thống kê cụ thể, nhưng trước đây chỉ để riêng gác một người bất đồng chính kiến, như bản thân tôi, khi đi ra ngoài cũng đã chục người trong ngày mà biết bao nhiêu người bị canh gác như vậy, số lượng lớn và quyền lực chắc chắn cũng theo đó mà to ra."
Người cuối cùng được BBC trích là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân, người cùng với Phạm Đoan Trang lập ra và quản trị trang mạnh phản động "Luật khoa Tạp chí". Đó chính là Trịnh Hữu Long.
Khác với Lê Văn Sinh, Nguyễn Hữu Vinh hay Lê Quốc Quân, Trịnh Hữu Long tỏ ra "cao tay" hơn khi mô tả thái độ của anh Cò khi phát biểu để bịa đặt ra cái gọi là "mâu thuẫn giữa công an và quân đội" và có ý ám chỉ việc phình to sẽ ảnh hưởng đến "lợi ích nhóm" của các "thế lực khác".
Trịnh Hữu Long nói: "Theo tôi, ông Sùng Thìn Cò không phải ngẫu nhiên mà phát biểu như vậy được, không có ai tự nhiên mà lại đi "trêu" ngành công an và lãnh đạo Bộ Công an như vậy cả. Cần lưu ý rằng ông Sùng Thìn Cò là một tướng lĩnh bên quân đội, phát ngôn của ông ấy, tôi cho rằng có thể đại diện cho một nhóm trong quân đội đang cảm thấy bị ngành công an lấn sân quyền lực, đang cảm thấy quyền lực của họ trong bộ máy chính quyền, cũng như trong quản lý xã hội càng ngày càng ít đi, giảm thiểu do sự lấn sân của ngành công an và Bộ Công an. Đó có thể coi là tiếng nói của một nhóm lợi ích và tôi cho rằng còn nhiều nhóm lợi ích khác nữa trong nội bộ của đảng cộng sản và trong chính quyền mà đang cảm thấy một áp lực ngày càng lớn từ ngành Công an và bộ Công an rằng ngành này đang lấn sân họ, gây áp lực mà họ phải bị ảnh hưởng thế này, thế kia và làm ảnh hưởng tới lợi ích của rất nhiều người".
Nguy hiểm hơn, Long nói: "Do đó, các nhóm lợi ích bị thiệt hại hay chịu áp lực lên tiếng như thế là điều hoàn toàn có thể hiểu và dự đoán được, nhưng đây là một chỉ dấu cho thấy Bộ Công an đã vượt qua làn ranh đỏ và gây thách thức, phản ứng với khả năng chịu đựng và tính chấp nhận của các nhóm lợi ích từ các nhánh quyền lực khác và buộc nhóm bị ảnh hưởng phải có những phản ứng như phát ngôn trên của Đại biểu Sùng Thìn Cò. Và qua đây cũng không loại trừ khả năng bản thân trong nội bộ đảng cũng có những lực lượng tiến bộ cảm thấy rằng Việt Nam đang đi theo xu hướng một mô hình "nhà nước cảnh sát" với quy mô quá lớn, do đó cần phải có những cảnh báo để ngăn chặn.".
Cũng như 3 đối tượng nói trên, cuối cùng thì Trịnh Hữu Long giả nhân giả nghĩa "ủng hộ" phát biểu của anh Sùng Thìn Cò và không quên kêu gọi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Thực ra không phải ngẫu nhiên mà BBC viết bài này. Nên nhớ rằng, đây là thời điểm chuẩn bị diễn ra Đại hội đảng và theo quy luật đây sẽ là thời điểm mà các thế lực thù địch luôn rình rập và luôn biết cách "chớp thời cơ", lợi dụng mọi thứ có thể để kích động, xuyên tạc tình hình chính trị Việt Nam, chia rẽ mối quan hệ giữa đảng, chính phủ với nhân dân, chia rẽ lực lượng vũ trang và kêu gọi lật đổ chế độ bằng mọi hình thức.
Thủ đoạn của BBC và những đối tượng chống đối nói trên không mới, nhưng vẫn vô cùng nguy hiểm vì vẫn lừa bịp được nhiều người và khả năng phát tán rất nhanh.
Vẫn biết rằng, dù các chính trị gia, các đại biểu không có phát biểu sai thì các thế lực thù địch vẫn có thể xuyên tạc, cắt xén và "bẻ lái" để làm méo mó ngữ nghĩa để chống phá đất nước, nhưng cẩn thận vẫn hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét