Chia sẻ

Tre Làng

Cùng trồng tại Hà Nội, vì sao có cây phong sống khoẻ ra lá đỏ, nhiều cây lại chết rụi?

TPO - Chuyên gia cho rằng, hàng phong ở Khu Ngoại giao đoàn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đỏ lá có thể là giống khác với giống cây phong trồng ở khu vực Trần Duy Hưng (Cầu Giấy). Các nhà vườn cho biết, để phong sống phù hợp với khí hậu Việt Nam cần phải ghép với gốc cây được thuần chủng và có thời gian thử nghiệm.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, GS.TS Ngô Quang Đê, nguyên Trưởng phòng Khoa Học, nguyên Chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp (trường Đại Học Lâm Nghiệp) cho rằng, qua hình ảnh có thể thấy cây phong được trồng tại khu Ngoại giao đoàn có kích thước lớn hơn, lá xanh tốt hơn.

“Theo tôi nhận định, cây phong tại khu vực này có thể là giống khác với cây được trồng tại đường Trần Duy Hưng (lòng đường thường khô cằn hơn). Ngoài ra, khu vực này có thể có đất tốt, màu mỡ và cây được chăm sóc tốt hơn. Đây có thể là giống phong có thể chịu được khô nóng, được thuần chủng. Cũng giống như người miền Bắc thường chịu rét tốt hơn người miền Nam”, GS.TS Ngô Quang Đê nói.

Để phong lá đỏ không bị chết, sau khi được nhập về sẽ được ghép với gốc phong đã thuần chủng ở Việt Nam, phải chăm sóc cẩn thận trong vòng một vài năm mới bán ra thị trường. 

Thông tin từ các nhà vườn cung cấp, Cây Phong lá đỏ thường được nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc Canada. Theo lý giải của các nhà vườn, cây phong nhập từ Canada thường không phù hợp với khí hậu Việt Nam vì ở đó rét quanh năm. Cây nhập về nước ta thường chỉ sống được một thời gian rồi sẽ chết.

Tại Việt Nam các nhà vườn chủ yếu bán giống phong lá đỏ nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Theo đó, để phong lá đỏ không bị chết, sau khi được nhập về sẽ được ghép với gốc phong đã thuần chủng ở Việt Nam, phải chăm sóc cẩn thận trong vòng một vài năm mới bán ra thị trường. Những cây này có giá rất cao, những cây có đường kính thân 10cm, cao 1.500cm có giá khoảng 7 triệu đồng. Những cây này có chu kỳ 4 tháng thay lá một lần và đỏ lá suốt thời gian đó.

Ngoài ra, theo các nhà vườn cách chăm sóc cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây phong. Cây ưa ánh nắng nhẹ, không thích nắng gắt. Đất trồng cần phải tơi xốp, thoát nước, giàu dinh dưỡng. Khi trồng bạn đào hốc sâu để đất giữ rễ, nhưng không sâu quá 30cm cây dễ bị úng. Đặc biệt mùa hanh khô hoặc thời tiết nóng thì tăng cường tưới hơn. Nên phủ lớp bèo lục bình vào gốc để giữ ẩm cho cây vào mùa nóng và khô.

Trước đó, trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó tổng Giám đốc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, cho rằng tình trạng cây phong lá không đỏ trên đường Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh là do chưa phù hợp với khí hậu.

Thông tin trên báo chí, ông Mạnh cho biết, có một số cây phong sau khi trồng bị chết, có thể do quá trình di chuyển cây, trồng lại vào một vùng đất mới dẫn tới cây không thể sinh trưởng như mong muốn. Và hàng cây phong này được một đơn vị tài trợ vốn để triển khai trồng, nên công ty không có quyền quyết định thay thế cây mới.

LONG VÂN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog